Những người lính Mỹ cuối cùng

Những người lính Mỹ cuối cùng

Lời giới thiệu: Bài viết dưới đây là một phóng sự trung thực trong nhiều phóng sự mà các nhà báo ngoại quốc viết về ngày Sài Gòn thất thủ, 30-4-1975; tác giả là  bà Magie Mason, người Mỹ, Bà là phóng viên thường trực của Hãng Thông Tấn AP (Associates Press) tại Hà Nội từ năm 2003-2012. Bà và nhóm Phóng Viên Điều Tra của AP được trao giải Báo Chí (Thuộc Pulitzer Prize) năm 2016.

Bài này được Chicago Tribune đăng trong số phát hành năm 2015, đã cũ, nên tên tuổi và nơi cư trú của những nhân vật có thể đã thay đổi, người dịch xin được giữ theo nguyên bản. HĐV

\"\"

Magie Mason 
Hồ Đắc Vũ dịch

Toán lính TQLC Mỹ còn lại di chuyển lên sân thượng Tòa Ðại Sứ Mỹ, họ đã khóa hết cửa mỗi từng lầu để ngăn chặn đám đông dân chúng tràn vô, vì biết rằng nếu những người dân lên tới đây, thì lính Mỹ sẽ bị chiếm sạch chỗ trong chiếc Trực Thăng cuối cùng rời khỏi Sài Gòn.

TQLC Mỹ chặn cửa lên sân thượng bằng các bình chữa lửa, khóa. Ngoài kia các người dân VN đâm xe cứu hỏa vô cổng Tòa Ðại Sứ. Có thể nghe tiếng la của nhóm người hôi của ở từng dưới và nhìn các xe hơi chở đủ thứ từ ghế dài, tủ lạnh, mùng màn chạy khỏi tòa nhà,

Những người lính VN cởi quân phục, vũ khí ném đầy đường để khỏi lo sợ bị Cộng Sản bắn.

Chiếc trực thăng đưa ông Ðại Sứ rời sân thượng lúc 5 giờ sáng 30-4-1975, trời vẫn còn tối. Một tin báo qua tần số Radio với mật danh của ông “Tiger, Tiger, Tiger” tiếp theo “Tiger ra đi” báo hiệu rằng nhà ngoại giao đã lên đường an toàn.

Khi trời sáng, nhóm lính TQLC không hề biết rằng các phi công trực thăng đã nhầm lẫn rất tai hại, họ nghĩ tin gọi “Tiger ra đi” có nghĩa là mọi người Mỹ đã “Ra đi”, nên không có trực thăng bay tới đón các TQLC còn lại. Toán lính không có cách nào gọi phi công hoặc Hạm Ðội Mỹ vì máy liên lạc của nhóm chỉ là tần số ngắn.

\"\"

Những người Mỹ cuối cùng tại VN đã bị kẹt lại trên sân thượng của Tòa Ðại Sứ Mỹ, hy vọng rằng chỉ huy sẽ biết họ còn đó trước khi thành phố rơi vô tay Cộng Sản.

Sài Gòn trong những ngày trước khi chấm dứt chiến tranh rất hỗn loạn và mệt mỏi.

Bắc Quân đã tràn vô từ phía Nam, chiếm hết những vị trí chiến lược, mọi người biết rằng, lấy Sài Gòn chỉ là vấn đề thời gian.

Tin đồn về một cuộc trả thù tắm máu làm nỗi lo sợ lan trong thành phố, người Mỹ và những người Việt làm cho Mỹ được di tản bằng phi cơ vận tải tại phi trường TSN.

Ông John Stewart, (bây giờ 58 tuổi, ở tại Nacogdoches, Texas,) năm ấy đã đi xe Bus suốt Sài Gòn để đón những người đủ điều kiện ra đi. Lúc đó ông 18 tuổi, vừa tới VN được vài tuần, ông đã nhìn thấy sự tức giận của mọi người chung quanh khi họ biết rằng ngày tận cùng đã đến gần và Mỹ đang đưa các công dân cuối cùng của mình ra khỏi nơi này.

Một hỏa tiễn rơi gần xe bus, xe rung chuyển vì những mảnh đạn, không ai bị thương, cuộc di tản tiếp tục.

“Tụi tôi phải kéo xuống bao người cố nhào lên xe” ông nói tiếp “Mình không thể đổ tội cho họ vì muốn ra đi, nhưng thật khó lòng khi tôi chỉ có thể lấy một ít người đã chọn, làm sao mang hết mọi người”,  đó là lúc đầu óc phải quyết định sự việc xảy ra, và hy vọng rằng chúng tôi sẽ đi khỏi trước khi quân CS kéo vô đây!

\"\"

Stewart và các người khác rúng động khi một hỏa tiễn tấn công làm chết 2 lính TQLC, Hạ Sĩ Charles McMahon và Darwin Judge vào sáng sớm 29-4 khi họ đang gác ở Văn Phòng Tùy Viên Quốc Phòng. Ðây là những Lính Mỹ bị chết cuối cùng trong chiến tranh VN, nơi đã giết 58,000 người Mỹ. 250,000 lính VNCH và ước lượng khoảng 3 triệu quân dân miền Bắc.

Xác của McMahon và Judge do Trung Sĩ Kevin Maloney (Năm nay 62 tuổi, ở Hollywood, Florida) tìm ra, nhưng không ai có thời gian lo lắng vì còn phải giúp mọi người lên xe di tản.

Khi xe bus chạy vô thành phố, ông thấy một chú nhỏ tóc nâu với bà mẹ chạy bên đường, mặc dù chỉ có trách nhiệm di tản người Mỹ nhưng ông ngừng lại, kéo hai mẹ con chú nhóc ngồi vô ghế trước, vì chú giống như một đứa con lai của lính Mỹ, tới giờ ông cũng không biết họ có lên máy bay đến nước Mỹ như những người Việt di tản khác hay không.

Khi phi trường Tân Sơn Nhất bị pháo và đặc công đánh phá, không thể tiếp tục di tản, trực thăng được lệnh hạ cánh xuống Tòa Ðại Sứ thực hiện những chuyến cuối cùng.

Maloney đã đến nơi, ông tốn cả mấy tiếng đứng trên tường, giúp những người Mỹ và người ngoại quốc khác ra khỏi đám đông, ông chụp tay họ, kéo lên trong khi xô những người Việt Nam xuống.

\"\"

Hoàn cảnh trở nên tệ hại khiến Trung Sĩ  Don Nicholas (Bây giờ 62 tuổi, cư ngụ tại Green, Ohio) được phái tới phòng Tài Chánh để canh giữ hàng triệu đô la trước khi Lính Mỹ đốt tiền và cho nổ tung để quân Cộng Sản không thể chiếm được những tài liệu mật. Sau đó ông đứng ở Tòa Ðại Sứ và bị sốc khi một người đàn ông Việt Nam leo lên những cọc nhọn trèo qua tường, các người khác làm mọi cách để nhảy vô bên trong. Ðàn bà thì “Cho tui vô đi, vàng, nữ trang nè! Tui có nhiều tiền! Cho tui vô đi”, ông nói “Trong 48 giờ tôi đã nghe mọi người van xin như vậy”

Ðến khi TQLC nhận lệnh bỏ vị trí, chuẩn bị di tản, dời lên sân thượng, tại đó họ có thể nhìn thấy một phần của thành phố Sài Gòn đang cháy. Nhiều người lính đã không ngủ trong 2-3 ngày liền và cố cầm cự, không ai biết cái gì sẽ xảy ra trong giờ cuối cùng, khi người Mỹ ra đi và bỏ thành phố cho quân Cộng Sản chiếm giữ.

Khoảng chừng 80 người tụ tập trên sân thượng. Một anh lính đứng canh ngay cửa sổ, nơi những người Việt Nam đã bằng mọi cách leo qua tường và tràn lên lầu hy vọng rằng sẽ có nhiều trực thăng rước họ ra đi.

Cả mấy giờ qua, không một trực thăng nào đến.

\"\"

“Họ đã bỏ quên chúng tôi,” Trung Sĩ Juan Valdez (Bây giờ 77 tuổi, ở Oceanside, Cali) Chỉ Huy Trưởng nói “Mọi người suy nghĩ theo riêng họ, tôi không biết điều gì sẽ đến, tôi nghĩ tới điều xấu nhất, nếu quân CS có thể nã pháo trực tiếp vô phi trường TSN, thì đâu có gì cấm họ nã pháo thẳng tới sân thượng này”

Mấy người lính chia nhau chai Whiskey và đợi, cuối cùng thì có tiếng cánh quạt trực thăng, vậy là quăng áo giáp, nón sắt, ba lô để giảm bớt sức nặng và nhét được càng nhiều người càng tốt trong chuyến di tản chót này. Sau khi quan sát thật kỹ, chắc chắn rằng tất cả những người lính của mình đã lên máy bay, Valdez là người leo lên cuối cùng.

Trên một chiếc trực thăng bay trước mặt, Trung Sĩ Douglas Potraz (Ðã 60 tuổi ở Fullerton, Cali) nhìn Sài Gòn rực cháy dưới chân mình.

“Tôi buồn vô cùng, bởi tôi nghĩ rằng chúng ta thua trận và đã hy sinh quá nhiều sinh mạng cho cuộc chiến này”.

“Chúng ta được ủy thác để gìn giữ đất nước VN khỏi rơi vô tay Cộng Sản, nhưng chúng ta đã thất bại” Tôi nghĩ giống như ngày tận thế vào lúc đó.

\"\"

Hình ảnh người đàn bà ôm mấy đứa con khóc lóc van xin được cứu ở bên ngoài Tòa Ðại Sứ Mỹ đã ám ảnh trong giấc mơ của ông bao nhiêu năm, nhưng ông cho biết đã quay trở lại nơi ấy 40 năm sau, đến cái gọi là Thành Phố Hồ Chí Minh với những người bạn đồng ngũ lúc xưa, việc này giúp ông bớt bị ám ảnh.

Thứ 5, sinh nhật lần 40 ngày Sài Gòn thất thủ, nhóm TQLC ngày xưa bị kẹt trên sân thượng trở lại Sài Gòn, bây giờ gọi là Thành Phố Hồ Chí Minh để làm lễ tưởng niệm tại khu vực Toà Ðại Sứ Mỹ cũ, lúc này là Lãnh Sự Quán Mỹ.

Trước đây, họ đã có trách nhiệm bảo vệ Tòa Ðại Sứ Mỹ, Văn Phòng Tùy Viên Quốc Phòng sát bên Phi Trường Tân Sơn Nhất và giúp người Mỹ cuối cùng ra khỏi Việt Nam.

13 cựu lính TQLC Mỹ cuối cùng tại SG 30-4-1975 đã đặt vòng hoa Hồng trước tấm bảng đồng và trang nghiêm chào kính tại khu Tòa Ðại Sứ Mỹ cũ trong điệu kèn truy điệu.

MS

Nguồn: Margie Mason, Associated Press. April 30, 2015

www.chicagotribune.com

Bài Liên Quan

Leave a Comment