Khủng hoảng Venezuela: Dân biểu đối lập vào các sứ quán tỵ nạn

Khủng hoảng Venezuela: Dân biểu đối lập vào các sứ quán tỵ nạn

.

\"\"
Gương mặt đối lập Leopoldo López chạy vào Sứ quán Tây Ban Nha ở Caracas trong tháng Năm . Getty images

Ba gương mặt đối lập Venezuela, là các dân biểu trong Quốc hội nước này, đã chạy tới các tòa đại sứ nước ngoài xin tỵ nạn sau khi bị tước quyền miễn trừ.

Họ nằm trong số 10 nhà lập pháp bị Tòa án Tối cao nước này tước quyền miễn tố hồi đầu tuần.

Venezuela đang trong cuộc khủng hoảng sau khi lãnh đạo Quốc hội, Juan Guiadó tuyên bố bản thân mình là tổng thống lâm thời kể từ tháng Giêng.

Người phó của ông, Edgar Zambrano, vẫn đang bị giam sau khi bị bắt hôm thứ Tư.

Ông Zambrano bị các lực lượng tình báo bắt, bỏ tù sau khi phe đối lập tìm cách tiến hành cuộc nổi dậy quân sự chống lại Tổng thống Maduro hồi đầu tháng Năm.

Nhân vật đối lập này đã đăng tweet trực tiếp về vụ viêc và nói giới chức vây quanh xe hơi của ông, sau đó dùng cần cẩu kéo xe đi khi ông từ chối ra khỏi xe.

Hiện đã có hơn 50 quốc gia thừa nhận ông Guiadó, nhưng Tổng thống Nicolás Maduro vẫn được sử ủng hộ từ giới quân nhân cao cấp nhất và các đồng minh nước ngoài như Nga và Trung Quốc.

Ông Guiadó đã kêu gọi tổ chức các cuộc biểu tình mới trên đường phố vào thứ Bảy để phản đối ông Maduro.

Những ai đã chạy vào các đại sứ quán?

Americo de Grazia và Mariela Magallanes hiện đều ở trong Đại sứ quán Italy, còn Richard Blanco đã vào Đại sứ quán Argentina.

Bộ Ngoại giao Italy hôm thứ Tư xác nhận rằng bà Magellanes, người kết hôn với một công dân Ý và đã nộp đơn xin quốc tịch, đã tới Tòa Đại sứ nước này và có thể sẽ \”được cấp mọi sự bảo hộ và đón tiếp có thể có\”.

Hôm thứ Sáu, giới chức Italy cũng xác nhận rằng ông Grazia có mặt trong văn phòng của họ tại Caracas.

Vị dân biểu này đã viết một tweet cảm ơn Italy, tuy không xác nhận việc mình đang ở bên trong trụ sở ngoại giao của nước này.

Ông Blanco nói với tờ báo El Nacional rằng ông đã tới Đại sứ quán Argentina sau khi ông Zambrano bị bắt, và cáo buộc ông Maduro đã tiến hành một \”làn sóng đàn áp\”.

\"Americo
Americo de Grazia là một trong số các nhà lập pháp chạy vào tòa đại sứ nước ngoài tại Venezuela

Tây Ban Nha trong lúc đó nói sẽ bảo vệ một nhân vật đối lập khác, Leopoldo López, người đã chạy vào Đại sứ quán nước này ở Caracas sau khi trốn thoát khỏi cảnh bị quản chế tại gia, tuy quyền Ngoại trưởng Josep Borrell nói Tây Ban Nha \”sẽ không để tòa đại sứ của mình trở thành một trung tâm hoạt động chính trị\”.

Bảy nhà lập pháp khác trong Quốc hội vẫn đang có nguy cơ bị bắt giữ. Hội đồng Hiến pháp Quốc gia (ANC), cơ quan do Tổng thống Maduro triệu tập, gồm toàn những người ủng hộ ông, trong tuần này theo lệnh của Tòa án Tối cao đã xóa bỏ quyền miễn tố đối với các thành viên Quốc hội do phe đối lập kiểm soát.

Tình hình hiện thời tại Venezuela

Hồi tháng Giêng, ông Guiadó tuyên bố bản thân trở thành tổng thống lâm thời với lập luận rằng việc ông Maduro được tái bầu hồi năm ngoái là bất hợp pháp.

Kể từ đó, căng thẳng giữa những người ủng hộ ông Guiadó và phe hậu thuẫn ông Maduro đã dâng cao. Quân đội được coi như nắm vai trò then chốt trong cán cân quyền lực.

Hôm 30/4, trong một video được ghi ở gần căn cứ không quân ở Caracas, ông Guiadó kêu gọi quân đội giúp ông lật đổ Tổng thống Maduro.

Người ta thấy ông Zambrano là một trong những nhà lập pháp có mặt trong đoạn băng hình sau đó, đứng nói chuyện với ông Guiadó ở cầu vượt gần căn cứ không quân.

Có một nhóm nhỏ những người mặc quân phục sát cánh bên ông Guiadó, nhưng những tướng lĩnh hàng đầu đã nhanh chóng tuyên bố trung thành với Tổng thống Maduro, và tình thế đã được giữ nguyên trạng.

Sau đó, ông Guiadó nói với BBC rằng ông có thể cân nhắc tới việc đề nghị Hoa Kỳ tiến hành can thiệp bằng quân sự.

Nguồn: BBC

Bài Liên Quan

Leave a Comment