Phụ nữ Việt Nam với đàn piano đầu thế kỷ XX

Phụ nữ Việt Nam với đàn piano đầu thế kỷ XX

Tiến sỹ Jason GibbsGửi cho BBC Tiếng Việt từ Mỹ

\"Piano\"/
Image captionPiano là nhạc cụ quan trọng trong âm nhạc phương Tây

Một thành phần các cô gái sinh ra trong những năm 1910 và 1920 là trong những người Việt sớm nhất đến với nhạc cổ điển tây phương. Họ sinh ra từ những gia đình cao quý nhất của xã hội Đông Pháp lúc bấy giờ. Vì một đàn piano không rẻ, vậy chỉ có các nhà giàu có đủ điều kiện mua đàn.

Khác với nhiều đàn, piano đâu phải một nhạc cụ di động. Các cô con gái chủ yếu tập và chơi nhạc trong tổ ấm gia đình. Nếu biểu diễn ở ngoài thì mục đích không phải là khoe tài mình, mà lại là chơi nhạc theo kiểu \”tài tử\” giúp các việc thiện trong công động.

Cách đây hơn một thế kỷ đàn piano đã thành loại đồ đạc thiết yếu của các gia đình thượng lưu phương Tây. Ở môi trường thực dân cũng thế. Một bài trong tạp chí Le Monde colonial illustré (Thế giới thực dân minh họa) năm 1931 mô tả cặp vợ chồng Sài Gòn tư sản tiêu biểu: \”Ông có văn phòng; bà thì có máy may, đàn piano, việc mua sắm, cuộc thăm hỏi, và trên hết là các con của mình.\” Đàn piano là một nhu cầu của mỗi nhà tư sản giàu có nền nếp.

Tên piano gốc từ chữ pianoforte bằng tiếng Ý có nghĩa \”nhẹ mạnh\” bởi vì đàn này có khả năng chơi vừa to tiếng vừa êm ả, như vậy nó được biểu lộ mỗi cảm xúc qua âm thanh. Một người biết chơi đàn piano sẽ có khả năng làm quen với tất cả các nhạc phẩm kiệt tác của loài người. Thực ra ở châu Âu thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đàn piano là nhạc cụ chơi duy nhất xứng đáng cho phụ nữ đàng hoàng. Họ chơi đàn piano, không phải để giải trí nhưng mà để hình thành một phụ nữ văn minh theo mẫu tư sản quốc tế.

Lúc bấy giờ khá nhiều người Việt từng du học ở Pháp hay nhập quốc tích Pháp sống theo kiểu tư sản như người Tây phương. Một thí dụ là nhà báo, nhà chính trị Bùi Quang Chiêu. Con gái của ông là Madeleine Bùi (Bùi Thị Long sinh năm 1909) học piano với cô giáo Collin được giải nhất về xướng âm và đàn piano trong cuộc thi của L\’École de Musique Saïgon (Trường Âm Nhạc Sài Gòn) năm 1927. Trương Thị Được là cháu của Trương Vinh Kỳ (Petrus Kỳ) và con của Trương Vinh Tông cũng chơi đàn cho các chương trình gây quỹ trong những năm đầu thập niên 1930.

Quảng cáo Institut Musical de Hanoi của Yvonne Périé năm 1918 dạy piano, hát, hòa âm, sáng tác, xướng âm và múa.

\"Hà
Image captionHà Nội thời Pháp thuộc

Hà Nội Yvonne Périé là một cô giáo Pháp dạy đàn piano lâu năm. Năm 1913 bà với bố nuôi Albert Poincignon đã lập Institut Musical de Hanoi (Viện Âm Nhạc Hà Nội). Đến năm 1927 ông Poincingon là người thành lập Conservatoire Francais d\’Êxtreme Orient (Nhạc Viện Pháp Viễn Đông). Đại đa số học sinh của trường nhạc này là các chàng trai, nhưng cũng có vài cô gái học đàn piano với bà Périé trong những năm ấy như Hà Thị Mộng Chi và Nguyễn Thi Vân.

Nguyễn Thị Vân (1913-1936) là con gái của học giả nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh. Ngày 29 tháng 4 1936 Nguyễn Thị Vân với hai cô bạn gái cũng học đàn với Yvonne Périé là Vũ Thị Hiển (con gái của tuần phủ Vũ Huy Quang) và Marguerite Phan Cao Lũy (tức Phan Thị Nga là con gái của Paul Ambrose Phan Cao Lũy – chánh thư ký tòa án tối cao) tham gia một chương trình gây quỹ giới thiệu nhạc tây phương tại Hội Trí Tri ở Hà Nội. Trong những năm sau đó bà Périé đã dạy các nữ học sinh như Tô Ánh Đào (1920-2010 là vợ tương lai của nhạc sĩ Thẩm Oánh), Đặng Thị Ánh, Nguyễn Thị Mai và Trần Lệ Xuân (1924-2011 là ái nữ của luật sư Tòa Thượng thẩm Trần Văn Chương và vợ tương lai của Ngô Đình Nhu),

Một mục buổi biểu diễn của Institut Musical de Hanoi năm 1943

\’Môi trường phong phú nhất\’

Sài Gòn là môi trường nhạc Tây phương rất phong phú nhất. Một thí dụ là gia đình của Alexis Lân. Ông là một trong những kỹ sư điện Việt đầu tiên đã học ở Pháp tại Université de Grenoble. Là một nhà trí thức Sài Gòn được uy tín ông đã từng soạn sách giáo khoa Thực hành điện học (in năm 1917). Ông làm kỹ sư cho Nhà máy nước (l\’Usine des Eaux) Sài Gòn và cũng tham gia \”bàn trị sự và quản lý\” của Société Annamite de Crédit (tức Việt Nam Ngân Hàng) là ngân hàng đầu tiên do người Việt Nam lập. Ông cũng làm việc với tổ chức Société d\’Enseignement Mutuel de Cochinchine (Hội Trí Tri Nam Kỳ), vậy về kiến thức ông hướng về phía Châu Âu, nhưng về sinh hoạt ông muốn giúp xây lên một nước Việt Nam tiến bộ.

\"Đàn
Image captionTên piano gốc từ chữ pianoforte bằng tiếng Ý có nghĩa \”nhẹ mạnh\”, theo tác giả

Đầu những năm 1910, Thái Văn Lân lập gia đình với Kha Thị Lâm. Thỉnh thoảng được nhắc đến trên trang báo bà Alexis Lân cũng tích cực tham gia trong sinh hoạt xã hội như với Nữ Lưu Học Hội ở Sài Gòn. Họ sống ở một nhà to đường Rousseau (hiện nay là Nguyễn Bỉnh Khiêm) có các thiết bị hiện đại như phòng sách, máy quay đĩa và đàn piano. Cặp vợ chồng này rất mê âm nhạc cả phương Đông và cổ điện Tây phương. Họ học đàn piano đến khi con trai đầu lòng được sinh ra. Bà đã đẻ ra bảy đứa con, bốn con trai và ba con gái. Trong gia đình, ông bà cho các con trai học đàn violon và các con gái học đàn piano. Các thành viên gia đình hòa tấu với nhau, nhất là nhạc phẩm soạn đàn piano bốn tay của hai con gái Louise và Marcelle.

Năm 1933 Nguyễn Thị Kiêm đăng một bài \”Phỏng vấn bà Thái Văn Lân\” cho báo Phụ nữ Tân Văn để tìm hiểu vai trò của âm nhạc trong nền giao dục của hai người con gái này. Nguyễn Thị Kiêm tỏ ra thắc mắc về thành kiến của người Việt đối với phụ nữ học nhạc – \”người mình cho rằng người con gái ưa đờn, học đờn, đờn hay sẽ bị bạc phận.\” Bà Thái Văn Lân tỏ ra một thái độ rất tin ở khả năng của các con gái tự chọn nghề nghiệp cho mình trả lời: \”Chúng tôi vẫn để cho chúng nó rộng về đường tư tưởng.\” Các con gái thích nhạc và thầy dạy piano cũng nói rằng họ có \”thiên tư\” về đàn này. Bà Lân tâm sự:

Vì họ ưa đờn, thương đờn rồi bao nhiêu tình tứ, bao nhiêu cảm tưởng đều mượn giây đờn mà tã ra hết. Sự ấy làm cho họ thổ lộ hết tâm hồn rồi nếu gặp người đồng tâm thì không khỏi có những sự trắc trở. Nhưng tôi đã nghĩ: các người ưa đờn họ đã có sẵn mấy giây đờn trong lòng từ khi sanh ra thì có cản ngăn, đè ém nó xuống cũng không sao được.

\"Sài
Image captionSài Gòn thời Pháp thuộc

Thực tế hơn, ông Alexis Lân cho các cô gái học nhạc với mục đích tìm một nghề riêng và độc lập. Ông phát biểu: \”Đối với các em gái của tôi, cần phải trang bị cho chúng nó một nghề nghiệp vững vàng để sau này chúng nó có thể sống tự lập.\”

Hai con gái của ông bà Lân chơi nhạc rất xuất sắc là chị em Louise Thái Thị Lang sinh năm 1915 và Marcelle Thái Thị Liên sinh năm 1918. Cô Louise học từ khi lên 6 tuổi; cô Marcelle học piano từ khi lên 4 tuổi. Hai cô đều bắt đầu học piano tại trường bà sơ. Năm 1929 một nữ nghệ sĩ trẻ chơi piano sang Việt Nam từ Pháp là cô Armande Caron là sinh viên của Isodor Philipp là một giáo sư kiêm nghề sĩ xuất sắc chuyên về nhạc Chopin và đã được giải thưởng hạng nhất của Nhạc viên Paris. Một điều chắc chắn là Marcelle Thái Thị Liên đã học đàn với Armande Caron và được hưởng sự hiểu biết sâu xa về các tác phẩm Chopin và Isodor Philipp. Tôi không biết chị gái Louise Thái Thị Lang đã có điều kiện học với Armande Caron, nhưng năm 1933 khi lên tuổi 18 cô Lang mạnh dạn sang Pháp một mình để học tiếp đàn piano với George DeLausnay và Yves Nat và sáng tác với Marcel Samuel-Rousseau và Henri Tomasi. Thái Thị Lang lấy được bằng cấp và giải thưởng hạng nhất của Conservatoire de Paris (Nhạc Viện Pháp).

Hai cô gái đều được kiếm sống bằng việc dạy piano cho học trò Tây và Việt. Năm 1948, Thái Thị Liên cũng sang Pháp, rồi tiếp tục học thêm về đàn piano ở Nhạc Viện Praha. Bà đến về nước Dân Chủ Cộng Hòa Việt Nam năm 1951 làm nghệ thuật ở vùng kháng chiến. Nhưng quan trọng bà là nòng cốt một chương trình học piano cho Trường Âm Nhạc Việt Nam ở Hà Nội. Một điều đáng kể nữa là Thái Thị Liên chuyển giao kiến thức của mình về nhạc Chopin sang cho con trai mình là nghệ sĩ Đặng Thái Sơn.

\"Bà
Image captionBà Thái Thị Liên (giữa) và các con

Về nước năm 1936 Louise Lân lập gia đình với ông Nguyễn Văn Tỵ (sinh năm 1905) cũng làm kỹ sư như Alexis Lân. Sau đó bà chỉ tự xưng mình Louise Nguyễn Văn Tỵ. Bà hay biểu diễn trên sân khấu Sài Gòn và trên làn sóng Radio Saigon. Năm 1933 bà Alexis Lân kể rằng con gái Louis đã bắt đầu soạn những tác phẩm theo \”các điệu hát và lễ tục của người mình.\” Trong những năm 1940 Louise Nguyễn Văn Tỵ bắt đầu giới thiệu các tác phẩm ấy.

Sau 1945 ông Nguyễn Văn Tỵ làm việc chính trị và ngoại giao cho Quốc Gia Việt Nam; năm 1951 làm việc ở Pháp cho cả gia đình đi cùng. Đầu những năm 1950 thầy giáo cũ là nhạc sĩ Henri Tomasi giúp Louise Nguyễn Văn Tỵ lập nghiệp trong giới soạn nhạc đương đại. Trong thời gian này 8 tác phẩm của bà được Nhà Xuất bản lâu năm Henri Lemoine nhận in. Chắc việc thành công lớn nhất đến tháng Giêng năm 1953 là lúc bà chơi piano với dàn nhạc giao hưởng Lamoureux giới thiệu tác phẩm La Fête du Têt (Tết Nguyên Đán) của mình. Hai năm sau, La Fête du Têt được thâu trên đĩa Philips 33 tua với dàn nhạc danh tiếng ấy với ông Tomasi chỉ huy. Như vậy có vẻ như Louise Nguyễn Văn Tỵ sẽ có một tương lai soạn nhạc đầy hy vọng. Nhưng bà phải lo việc gia đình. Ông Tỵ tiếp làm việc ở Mỹ và cũng làm ở đại sứ quán tại những nước khác, do vậy dường như nhạc của vợ ông không đến với quần chúng nữa..

Phụ nữ Việt Nam gốp phần xây cơ sở cho nhạc cổ điển Tây phương chủ yếu qua việc dạy đàn cho các thế hệ kế tiếp. Có nhiều người mê nhạc say mê học tập thành những nhạc sĩ thực sự. Chắc đa số chỉ thấy việc coi việc học đàn như nhu cầu của giới thượng lưu. Thái Thị Liên kể rằng không ít người giàu có chỉ học piano \”nhằm trưng diện.\” Nhưng trong thế hệ đầu tiên này, nữ nhạc sĩ như hai chị em Thái Thị Lang, Thái Thị Liên có điều kiện đi tây đạt tới một trình độ nhạc rất xuất sắc. Người chị thì soạn những tác phẩm được nước Pháp nhận ra và ca ngợi, người em thì về Việt Nam xây một chương trình học đào tạo nhiều nhạc sĩ thành công. Hai niềm say mê thành lợi chung cho nền nhạc Việt Nam.

Bài thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm của tác giảTiến sỹ về lý thuyết và sáng tác âm nhạc từ Đại học Pittsburgh, Mỹ, nhà nghiên cứu chuyên về âm nhạc Việt Nam.

Bài Liên Quan

Leave a Comment