Thương chiến Mỹ-Trung và cơ hội \’ngàn năm một thuở\’ cho VN

TS ĐINH TRƯỜNG HINH (Washington D.C) –

Thương chiến Mỹ-Trung và cơ hội \’ngàn năm một thuở\’ cho Việt Nam

.

\"\"
Công nhân Trung Quốc làm việc tại một xưởng chế biến sản phẩm tre nứa. GETTY IMAGES

Những ngày gần đây, cuộc chiến Mỹ – Trung đã lên đến cao điểm sau khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc nuốt lời hứa đối với những gì họ đã đưa ra trong cuộc đàm phán thương mại, đó là sẽ ban hành các đạo luật nhằm thực thi những cam kết đạt được.

Do đó, Tổng thống Trump đã cho tăng thuế nhập cảng trên 5.700 loại hàng hoá có trị giá 200 tỷ Mỹ kim từ Trung Quốc đến Mỹ, từ 10% lên 25%.

Hôm thứ Hai, 13/04, Trung Quốc trả đũa để giữ thể diện bằng cách tăng thuế nhập cảnh của một số hàng hoá Mỹ trị giá 60 tỷ Mỹ kim lên 25%.

Chắc chắn Trung Quốc sẽ bị thiệt thòi nhiều hơn Mỹ nhiều trong cuộc chiến này.

Hầu hết tất cả các chuyên viên kinh tế trên thế giới đều cho rằng dù cho đàm phán Mỹ – Trung sẽ xảy ra với kết quả tốt đi chăng nữa, hay dù Tổng thống Trump có được thay bằng một tổng thống Đảng Dân chủ đi chăng nữa, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ không bao giờ quay lùi lại cao điểm như ba thập niên qua.

Về phía Mỹ, họ nhận ra rằng Trung Quốc đã tận dụng sự cởi mở của các nước Âu Mỹ cũng như toàn cầu hoá để hiện đại hóa nền kinh tế và để bắt kịp các nước tân tiến.

Tham vọng của Bắc Kinh

Nếu mục đích của Trung Quốc dừng lại ở đây thì cũng không có gì đáng nói.

Nhưng mà cùng lúc, càng ngày Trung Quốc càng lộ rõ bá đồ muốn thống trị cả thế giới về kinh tế cũng như về quân sự. Điển hình là chương trình 2025, trong đó Bắc Kinh muốn trở thành lãnh đạo thế giới về kỹ nghệ năm 2049; và hành động quân sự cũng như thái độ thách thức của họ trên Biển Đông, nhất là đối với các nước láng giềng và đối với Nhật Bản.

Các nước Âu Mỹ nay đều đã tỉnh ngộ và thấy rằng Trung Quốc sẽ là mối hiểm họa lớn về kinh tế cũng như về quân sự trong Thế kỷ 21.

\"Signs
GETTY IMAGES

Thế nhưng cho đến khi ông Trump lên làm tổng thống, hầu như các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đều né tránh việc đối diện với sự thật, và đều dùng các phương pháp gián tiếp, thay vì trực tiếp, trong việc đối đầu với những thách thức của Trung Quốc.

Tòa Bạch Ốc của ông Trump đã thẳng thắn gọi hành động kinh tế hung hãn của Trung Quốc là mối đe dọa cho công nghệ và sở hữu trí tuệ của Mỹ và của thế giới.

Tác động của cuộc thương chiến đối với kinh tế Việt Nam

Nếu viễn ảnh tương lai giữa Mỹ và Trung Quốc không còn sáng lạn như trước đây và sự cạnh tranh Mỹ – Trung càng ngày càng gắt gao, thì điều này sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam như thế nào?

Thứ nhất, các công ty phi quốc gia lớn trên thế giới (đa số là của Âu Mỹ) sẽ tìm cách giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hoá các hoạt động đầu tư ở Trung Quốc, và sẽ chuyển một số các cơ số sản xuất hay thương mại đi các nước khác, chẳng hạn như Việt Nam.

Chính Tổng thống Trump đã nói hôm 13/05: \”… Ngoài ra, thuế quan của Mỹ hoàn toàn có thể tránh được nếu bạn mua từ một quốc gia không bị áp thuế, hoặc bạn mua sản phẩm bên trong Hoa Kỳ (ý tưởng này là tốt nhất). Đó là mức thuế Zero. Nhiều công ty bị đánh thuế sẽ rời Trung Quốc sang Việt Nam và các nước khác ở châu Á. Đó là lý do vì sao Trung Quốc cấp thiết muốn đạt được thỏa thuận này!\”

\"US
Tổng thống Donald Trump: \”Nhiều công ty bị đánh thuế sẽ rời Trung Quốc sang Việt Nam và các nước khác ở châu Á. Đó là lý do vì sao Trung Quốc cấp thiết muốn đạt được thỏa thuận này!\”. GETTY IMAGES

Việt Nam đang là một nước có tiềm năng lớn có thể thay thế sản xuất của Trung Quốc, cho nên các công ty đa quốc gia sẽ dò xét xem Việt Nam có làm vậy được hay không.

Theo so sánh thế giới thì Việt Nam có tiềm năng về năng lực rất khá so với các nước khác ở Á châu.

Thứ hai, xuất khẩu của Trung Quốc hiện vẫn còn đang tuỳ thuộc rất nhiều vào thị trường Mỹ (do công nghiệp tích hợp dọc — \’vertically integrated industries\’), cho nên các công ty công nghệ Trung Quốc cũng sẽ kiếm cách dọn qua Việt Nam sản xuất, hầu có thể dùng cái nhãn hiệu \”Made in Vietnam\” để quay lại thị trường Mỹ và tránh thuế nhập cảng của Mỹ.

Thứ ba, những chính sách kinh tế của Trung Quốc nhằm đương đầu với những thách thức mới về kinh tế cũng sẽ có ảnh hưởng đến Việt Nam, chẳng hạn như hối đoái hay tiền tệ. Do đó các chính sách kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới cũng phải thật là linh động để có thể đem lại quyền tự chủ cho quốc gia.

Cơ hội và thách thức

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung do đó sẽ tạo cho Việt Nam cơ hội độc nhất vô nhị, mà nếu nắm bắt được thì nó sẽ giúp Việt Nam tiến lên rất mạnh và rất xa trong kỹ nghệ hóa, trở thành một nước tân tiến trong 20-30 năm.

Mặt khác, nếu không biết nắm lấy cơ hội này và không giải quyết được những thách thức mới thì Việt Nam sẽ suy sụp và không vươn lên nổi trong một thế giới cạnh tranh mãnh liệt này.

Do đó, kết quả tốt hay xấu đều tuỳ thuộc vào các chính sách kinh tế mà Việt Nam cần phải xác định rõ ràng.

Muốn nắm lấy cơ hội để tiến lên, chuyện đầu tiên Việt Nam phải làm là duyệt xét lại luật đầu tư hầu có thể kiểm soát chặt chẽ các đầu tư từ nước ngoài, nhằm tránh tình trạng bị các nước lạ lợi dụng để bán sang Mỹ.

Chính phủ phải giới hạn các khuyến khích về đầu tư trong những lãnh vực có thể làm hoàn thiện chuỗi khâu sản xuất hiện nay, và ưu tiên cho các nhà máy dùng những máy móc tối tân (như máy sợi cho ngành dệt), đầu tư vào các ngành công nghệ và trí tuệ cao, và nhất là phải tạo cơ hội để huấn luyện công nhân Việt Nam có thể hấp thụ công nghiệp mới.

Chính phủ cần phải nhận dạng các ngành công nghiệp phụ trội quan trọng có nhiều liên kết ngược (backward linkages) với các công kỹ nghệ trong nước cũng như có lợi thế so sánh xuất cảng.

Thứ hai, chính phủ cần phải cấp tốc cải tổ và hoàn chuẩn nền giáo dục đại học và các chương trình dạy nghề.

Việt Nam cần phải có cơ cấu về nghiên cứu (R&D), trong đó có ba cơ quan nghiên cứu nằm trong khu vực công, khu vực hãng xưởng tư nhân, và khu vực đại học.

\"Thương
GETTY IMAGES

Chính phủ phải giúp tạo ra cơ cấu này và thắt chặt mối liên hệ giữa ba lãnh vực này, nhằm nâng cao khả năng sáng tạo một cách hữu hiệu.

Để thu hút nhân tài, chính phủ cần đi mọi nơi thuyết phục các sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ở nước ngoài về cũng như để tạo điều kiện cho họ làm việc trong nước.

Thứ ba, cần phải xét lại vai trò của nhà nước: Có những lãnh vực nhà nước cần phải giữ một vài trò quan trọng, chẳng hạn như bảo vệ môi trường, an ninh thực phẩm, bảo vệ quyền công nhân, lập một hệ thống phân xử minh bạch giữa chủ và thợ khi có các tranh chấp, đầu tư vào hạ tầng cơ sở để giúp đỡ các xí nghiệp tư, v.v… Ngược lại, có những lãnh vực về sản xuất, nhất là công nghiệp, thì chính phủ cần phải đi ra khỏi 100% để tư nhân có thể hoàn toàn vượt lên.

Quan trọng hơn hết là phải biết nếu Việt Nam muốn tiến lên thì phải tạo điều kiện cho \”Made by Vietnam\” chứ không phải \”Made in Vietnam\”, tức là phải tạo cơ hội cho các công ty Việt Nam sản xuất đi từ giai đoạn lắp ráp đến sản xuất kỹ thuật riêng (OEM –own engineering manufacturing), đến giai đoạn sản xuất thiết kế riêng (ODM-own design manufacturing), đến sản xuất thương hiệu riêng (OBM-own brand manufacturing).

\"Getty
Việt Nam được nhiều hãng đa quốc gia chọn đầu tư một phần nhờ có lực lượng lao động giá rẻ. GETTY IMAGES

Một thí dụ dễ hiểu là mặc dù hiện giờ điện thoại Samsung của Nam Hàn làm ở Việt Nam (Made in Việt Nam) rất nhiều (Việt Nam xuất cảng trên 25 tỷ đô la điện thoại mỗi năm), nhưng tuyệt đại đa số các thành phần trong điện thoại là nhập cảng từ các nước khác và Nam Hàn chỉ dùng công nhân Việt Nam giá rẻ để lắp ráp mà thôi. Vì vậy mà 99% giá tri của điện thoại là không phải do Việt Nam làm (Made by Vietnam).

Nếu không làm được điều này thì cả đời Việt Nam chỉ làm công nhân lắp ráp. Và muốn làm được điều này thì chính phủ phải đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo nên một nền kinh tế dựa trên trí tuệ con người.

Làm sao kỹ nghệ Việt Nam có thể cạnh tranh với Trung Quốc, nhất là về giá cả đầu vào, nhiên liệu v.v…?

Tôi đã trình bày những yếu tố để Việt Nam có thể cạnh tranh với Trung Quốc trong cuốn sách \”Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam\” do Ngân hàng Thế giới xuất bản năm 2013.

Nói tóm lại, không có gì người dân Việt Nam không làm được nếu có được sự hỗ trợ đắc lực và khéo léo của chính phủ. Đây cũng là cơ hội ngàn năm một thuở.

Nếu Việt Nam không nắm lấy thì chắc chắn các nước cạnh tranh sẽ lấy đi mất.

Tiến sĩ Đinh Trường Hinh hiện là Chủ Tịch Công Ty EGAT tại Hoa Kỳ. Ông nguyên là Chuyên gia kinh tế chính, Văn phòng Phó chủ tịch, và là Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới ở Washington, D.C. (1978-2014).

Hiện sống tạ̣i bang Virginia, Hoa Kỳ, ông đã đăng tải các tác phẩm Công nghiệp nhẹ châu Phi (2012), Các câu chuyện kể từ mặt trận phát triển kinh tế (2013), Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam (2013), và Công việc làm, kỹ nghệ hoá, và toàn cầu hoá (2017).

Nguồn: BBC

Bài Liên Quan

Leave a Comment