Trung Quốc mạnh miệng trên chính sách nhưng vẫn mở cửa cho Mỹ
.
Một sách trắng của chính phủ Trung Quốc phát hành ngày 2/6 nói các động thái thuế quan gần đây của Mỹ đang \”phủ bóng\” lên các cuộc đàm phán thương mại song phương và tăng trưởng toàn cầu, theo Nikkei.
Cuộc chiến thương mại đã không làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, Trung Quốc viết trong sách trắng phát hành hôm Chủ nhật, thẳng thừng đổ lỗi sự đổ vỡ của các cuộc đàm phán gần đây hoàn toàn về phía Mỹ.
Nhưng Trung Quốc cũng bày tỏ sự sẵn sàng tiếp tục đàm phán trong một dấu hiệu khả dĩ cho thấy rằng nền kinh tế đang suy giảm khiến họ khó tiếp tục cuộc chiến đầy tiêu hao.
Chính sách trình bày trong sách trắng đưa ra quan điểm của chính phủ Trung Quốc về tình hình được đưa ra một ngày sau khi Bắc Kinh tăng mức thuế trả đũa lên tới 25% đối với hàng chục tỷ đôla hàng nhập khẩu từ Mỹ.
Chính quyền Trump \”tiếp tục thay đổi yêu cầu\”, Trung Quốc nói về hơn 10 vòng đàm phán thương mại, cho rằng Washington phải chịu \”trách nhiệm duy nhất và toàn bộ\” cho thất bại nặng nề trong các cuộc đàm phán.
Yêu sách tăng vọt của Mỹ và mối đe dọa đánh thuế gần như trên tất cả các hàng hóa còn lại Trung Quốc \”mâu thuẫn với thỏa thuận làm giảm bớt xích mích thông qua tham vấn – và kỳ vọng của mọi người trên khắp thế giới – phủ bóng lên các cuộc tham vấn kinh tế và thương mại song phương và tăng trưởng kinh tế thế giới,\” sách trắng viết.
Chỉ ra sự cứng rắn của Bắc Kinh về các vấn đề trọng tâm của các cuộc đàm phán, sách trắng quảng cáo \”kết quả ấn tượng\” của Trung Quốc về việc bảo vệ sở hữu trí tuệ – một điểm mà Washington yêu cầu Trung Quốc có thêm hành động – và khẳng định rằng các cáo buộc nói Trung Quốc cưỡng bức chuyển giao công nghệ là \”vô căn cứ và không thể bào chữa được\”.
\”Về nguyên tắc của các vấn đề chính, Trung Quốc sẽ không lùi bước\”, tờ báo viết.
Nhưng chính phủ Trung Quốc có thể giữ được vị trí cứng rắn và mạnh miệng này bao lâu nữa thì không ai biết.
Bắc Kinh đã có lập trường tương tự trong một sách trắng được phát hành trước đó vào cuối tháng 9 năm ngoái, trong khoảng thời gian vòng thuế cuối cùng của cả hai bên, nêu rõ: \”Đàm phán không thể được tiến hành dưới sự đe dọa của thuế quan\”.
Một quan chức cấp cao của Bộ Thương mại cho biết vào thời điểm đó, Trung Quốc sẽ không đàm phán với một Washington \”cầm dao đâm vào cổ họng [họ]\”.
Nhưng chưa đầy một tháng sau, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói chuyện với người đồng cấp Mỹ Donald Trump qua điện thoại về tranh chấp.
Hai nhà lãnh đạo đã đi đến thỏa thuận tại Buenos Aires vào tháng 12, ngay cả khi Mỹ đang đe dọa sẽ tăng thuế với 200 tỷ đôla hàng nhập khẩu từ Trung Quốc từ 10% lên 25%.
Khi được hỏi về lý do của việc nói cứng nhưng vẫn đàm phán, một nguồn tin của Bộ Thương mại sau đó đơn giản nói: \”Kinh tế\”.
Thị trường chứng khoán Thượng Hải lao dốc vào tháng 10 và một số công ty thuộc khu vực tư nhân đã phải đóng cửa. Bắc Kinh không còn nhiều lựa chọn ngoài việc nối lại các cuộc đàm phán với Mỹ để giảm bớt tâm trạng bất ổn của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
Triển vọng của nền kinh tế Trung Quốc giờ đây dường như cũng không tươi đẹp hơn. Trong khi tăng trưởng hàng năm đã ngừng chậm lại, lần đầu tiên, trong một năm, giữ ở mức 6,4%, một phần do cắt giảm thuế giá trị gia tăng trong tháng 4, các chỉ số kinh tế đã xấu đi trong tháng 4 và chỉ số mua hàng chính thức trong giới sản xuất của chính phủ đã giảm xuống dưới mức bùng nổ 50 lần đầu trong ba tháng vào tháng 5 này.
Khoảng giữa tháng Năm, sau khi kết quả của tháng Tư được công bố, thành viên của các Ủy ban Nhà nước – nội các Trung Quốc – và các cơ quan Đảng Cộng sản bắt đầu hỏi các chuyên gia trong và ngoài nước xem họ nghĩ mục đích thực sự của Washington là gì và có thể thỏa hiệp ra sao.
Điều này được cho thấy Bắc Kinh đang chuẩn bị kế hoạch B – hòa giải hơn, trong trường hợp cách tiếp cận cứng rắn thất bại.
Nguồn: BBC