BEN NGÔ/ BBC –
Thấy gì qua việc Mỹ giúp VN đào tạo phi công quân sự?
.
Việc hai phi công Việt Nam vừa tốt nghiệp chương trình đào tạo phi công Hoa Kỳ khiến có người nêu câu hỏi đây có phải là dấu hiệu cho thấy tương giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đang nồng ấm lên.
Một nhà quan sát nói việc phi công quân sự Việt Nam được cử đi học ở Mỹ \”mang tính giao lưu là chính\”, trong khi ý kiến khác cho rằng trước bối cảnh quan hệ Việt Nam và Mỹ đang hết sức tốt đẹp, sự kiện này \”không phải là việc gì quá ngạc nhiên\”.
Đại sứ quán hoa Kỳ tại Việt Nam loan báo:
\”Trong khuôn khổ Chương trình Lãnh đạo Hàng không của Không quân Hoa Kỳ, Thượng úy Đặng Đức Toại là phi công Việt Nam đầu tiên sẽ tốt nghiệp chương trình đào tạo phi công Hoa Kỳ tại Căn cứ Không quân Columbus.\”\”Tiếp theo sẽ là Trung úy Doãn Văn Cảnh, người hiện đang theo học Chương trình Lãnh đạo Hàng không. Không quân Hoa Kỳ mong muốn có thêm nhiều phi công Việt Nam tham dự Chương trình Lãnh đạo Hàng không trong tương lai!\”
Tường thuật sự kiện này, báo VietnamNet cho hay: \”Việc phía Mỹ đào tạo phi công quân sự cho Không quân nhân dân Việt Nam được xem là bước tiến mới đầy triển vọng trong hợp tác quốc phòng giữa hai nước.\”
\”Mở rộng hơn, sự kiện Mỹ đào tạo phi công quân sự cho Việt Nam có thể cho phép chúng ta nghĩ tới một ngày hai nước sẽ có các cuộc tập trận chung,\” tờ báo viết thêm.
Cũng đã đến lúc Việt Nam tiếp cận dần dần công nghệ quân sự của Mỹ, điều này trong bối cảnh chiến lược hiện nay là có lợi, vì nó mở rông sự lựa chọn của Việt Nam đối với quá trình hiện đại hóa quân đội vốn đang bắt đầu chậm chạp trong những năm qua.nhà quan sát Nguyễn Thế Phương
Hôm 6/6, Facebooker Ann Đỗ nói với BBC:
\”Tôi nghĩ chương trình phi công quân sự cho Việt Nam nằm trong khuôn khổ hợp tác đã ký, huấn luyện bay ở mức cơ bản cho phi công lái T-6 và mang tính giao lưu là chính.\”
\”Phía Mỹ cũng kỳ vọng những viên phi công này khi về nước sẽ là những quan chức quân sự trong tương lai, có hiểu biết về đối phương, tạo thiện cảm với bên ngoài.\”
\’Quan hệ Việt-Mỹ đang hết sức tốt đẹp\’
Hôm 6/6, trả lời BBC, ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn (SCIS), nói:
\”Theo như tôi hiểu, thông tin về quân sự quốc phòng Việt Nam nói chung thì tùy loại thông tin như thế nào thì mới được thông báo rộng rãi, nhưng đa phần về chiến lược mua sắm trang thiết bị, chiến lược tác chiến thì là thông tin mật. Các hợp đồng mua bán vũ khí hay hợp tác quân sự quốc tế như trên thì sau khi tiến hành xong thì mới thông báo, mà có khi thông báo gián tiếp như trường hợp trên là thông qua Đại sứ quán Mỹ. Phía các cơ quan chức năng Việt Nam sẽ hiếm khi bình luận trực tiếp những vấn đề này.\”
\”Việc phi công quân sự của Việt Nam được cử đi học ở Mỹ cũng không phải là việc gì quá ngạc nhiên, nhất là đặt trong bối cảnh quan hệ quốc phòng nói chung và quan hệ Việt-Mỹ nói riêng đang hết sức tốt đẹp. Chương trình Lãnh đạo Hàng không (ALP) là một trong những chương trình hỗ trợ huấn luyện phi công nước ngoài của Không quân Mỹ dành cho các quốc gia thân thiện đang phát triển. Từ cuối năm ngoài đã có thông tin là Mỹ có khả năng cao cung cấp các máy bay huấn luyện T-6 Texan II cho Việt Nam, và hai phi công Việt Nam tham gia ALP chính là được huấn luyện trên các máy bay loại này.\”
\”T-6 Texan II là loại máy bay huấn luyện sơ cấp một động cơ cánh quạt do Mỹ chế tạo. Về căn bản, quy trình huấn luyện phi công quân sự Việt Nam khá toàn diện. Sau hai năm học lý thuyết, học viên sẽ được tập bay với các máy bay huấn luyện sơ cấp, chính là các máy bay cánh quạt một động cơ tương tự như T-6 Texan II. Ở Việt Nam thì dòng máy bay đang được sử dụng để huấn luyện sơ cấp là Yakolev Yak-52 do Liên Xô chế tạo từ những năm 70. Huấn luyện sơ cấp là để học viên làm quen với các điều kiện bay, môi trường bay khi chuyển từ lý thuyết sang thực hành.\”
\”Sau khi hoàn thành xong khóa huấn luyện sơ cấp thì học viên sẽ chuyển sang dòng máy bay huấn luyện đa năng phản lực. Ở Việt Nam thì dòng máy bay đang được sử dụng là L-39 do Tiệp Khắc chế tạo. Đây sẽ là bước chuyển tiếp thứ hai để tiến tới làm chủ các dòng máy bay chiến đấu chính trong không quân hiện nay là Su-22 hay Su-27/30. Các dòng tiêm kích như Su-27/30 bản thân cũng có một số phiên bản huấn luyện riêng, và phi công một khi tiến hành chuyển loại thì sẽ bay trên các phiên bản huấn luyện đó.\”
\’Vẫn thận trọng\’
Ông Thế Phương cho biết thêm:
\”Hệ thống đào tạo phi công chiến đấu ở Việt Nam khá bài bản, thứ cần cải thiện chính là giáo trình huấn luyện (có cập nhật hay không) và chất lượng khí tài huấn luyện. Việc mua sắm T-6 Texan II nếu xảy ra sẽ đáp ứng cho mục đích này. Nó cho thấy nhu cầu hiện đại hóa công tác huấn luyện nói riêng, và hiện đại hóa Không quân nói chung vẫn đang là một trong những ưu tiên, nhất là trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị hiện nay.\”
\”Mục đích khác của việc này chính là tăng cường quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Sau khi dỡ bỏ cấm vận vũ khi thì cả Việt Nam và Mỹ đều đã có những bước đi tích cực trong việc xác định Việt Nam cần loại vũ khí nào. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là Việt Nam sẽ chưa mua sắm ngay các vũ khí hiện đại nhất của Mỹ, do hạn chế về mặt tài chính là thứ nhất, và do khả năng tương thích với hệ thống cũ là thứ hai.\”
\”Theo quan sát của tôi, ưu tiên của Việt Nam bây giờ vẫn là dành cho an ninh an toàn hàng hải, an ninh biển (trong tương lai Mỹ sẽ tiếp tục giao các tàu lớp Hamilton cho Việt Nam), cho trinh sát, giám sát, tình báo (thông qua hợp đồng mua 6 UAV Eagle Eyes của Mỹ), gìn giữ hòa bình và huấn luyện (T-6 Texan II).\”
\”Nhìn xa hơn vào tương lai, ALP có thể hoàn toàn mở rộng ra hơn nữa, không những bao gồm đào tạo trên các máy bay huấn luyện, mà còn trên các loại máy bay hiện đại hơn. Điều này sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của Việt Nam, tức là Hà Nội có thực sự mong muốn đẩy mạnh hơn nữa mảng hợp tác này hay không. Đây là một khả năng mà cả Việt Nam và Mỹ đều mong muốn để ngỏ, và đi những bước đi từ từ.\”
\”Cũng đã đến lúc Việt Nam tiếp cận dần dần công nghệ quân sự của Mỹ, điều này trong bối cảnh chiến lược hiện nay là có lợi, vì nó mở rông sự lựa chọn của Việt Nam đối với quá trình hiện đại hóa quân đội vốn đang bắt đầu chậm chạp trong những năm qua.\”
\”Tuy nhiên cần chú ý là Việt Nam vẫn sẽ khá thận trọng trong việc quyết định xem là mình sẽ mua vũ khí nào từ Mỹ. Mỹ sẵn sàng cung cấp các thiết bị quân sự tốt nhất cho Việt Nam, như Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Andrea Thompson đã nói, điều quan trọng là Hà Nội có sẵn sàng mua hay không.\”
\’Thể hiện cam kết\’
Trong khi đó, thông cáo do Chương trình Lãnh đạo Hàng không (ALP) phát đi cho hay: \”Khi trở về Việt Nam sau khóa học, Thượng úy Đặng Đức Toại sẽ lái chiếc CASA 295, máy bay vận tải quân sự chiến thuật hai động cơ.\”
\”Sự tham gia của hai phi công Việt Nam trong chương trình giúp tăng cường hợp tác Quốc phòng Mỹ-Việt và thể hiện cam kết của hai nước trong Bản ghi nhớ năm 2011 về thúc đẩy hợp tác Quốc phòng song phương và Tuyên bố 2015 Tầm nhìn về quan hệ Quốc phòng.\”
\”Ông Toại cho biết đang nóng lòng trở về Việt Nam để chia sẻ với các phi công khác về những bài học kinh nghiệm sau 12 tháng huấn luyện tại căn cứ không quân Columbus, bang Mississippi.\”
Tin Mỹ giúp Việt Nam đào tạo phi công quân sự được loan báo trong bối cảnh Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo rằng sẽ cung cấp cho Việt Nam tổng cộng sáu máy bay không người lái trinh sát ScanEagle. Dự kiến các máy bay trinh sát không người lái này sẽ được triển khai trên các tàu tuần tra lớp Hamilton cũng như DN-2000.
Hôm 2/6, tin cho hay Việt Nam tiếp nhận hai chiếc trực thăng Bell 505 do Mỹ sản xuất mang số hiệu lần lượt là VN-8650 và VN-8651.
Trong một diễn biến khác, tại cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La 2019, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Patrick Shanahan nhấn mạnh Hoa Kỳ hoan nghênh tiếng nói của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, đồng thời ủng hộ Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò chủ tịch Asean vào năm 2020. Ông Patrick Shanahan đánh giá cao việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, theo InfoNet.
\”Về hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ trong thời gian tới, hai bên nhất trí tiếp tục triển khai các lĩnh vực hợp tác hiện có phù hợp với các thỏa thuận đã ký kết; trong đó ưu tiên việc khắc phục hậu quả chiến tranh, hợp tác đào tạo, duy trì các cơ chế đối thoại và trao đổi đoàn cấp cao,\” tờ báo viết.
Nguồn: BBC