Hải quân Ấn Độ thử thành công tên lửa tầm trung Barak-8, đối trọng mới của TQ ở khu vực

Hải quân Ấn Độ thử thành công tên lửa tầm trung Barak-8, đối trọng mới của TQ ở khu vực

Ngày đăng 24-06-2019

Hải quân Ấn Độ vừa tiến hành phóng thử thành công loạitên lửa tầm trung mang tên Barak-8từ các tàu khu trục Kochi và Chennai tại vùng biển phía Tây Ấn Độ, giúp tăng cường đáng kể sức chiến đấu của lực lượng hải quân trong tương lai.

\"\"/

Tên lửa Barak-8 được phóng đi từ các tàu khu trục Kochi và Chennai tại vùng biển phía Tây Ấn Độ và được điều khiển bởi chỉ huy ngồi trên một tàu khác nhằm đánh chặn các mục tiêu trên không khác nhau trên phạm vi rộng. Là một sản phẩm hợp tác giữa Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) và Tập đoàn Công nghiệp hàng không (IAI) của Israel, tên lửa Barak-8 do tập đoàn Bharat Dynamics Limited chịu trách nhiệm sản xuất. Barak-8 vừa có khả năng triển khai cả trên bộ và tàu chiến, nên có tính cơ động cao.

Dòng tên lửa tầm trung này có khả năng phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu chiến đấu cơ, máy bay không người lái, rocket và nhiều loại tên lửa trong bán kính 70 km. Người phát ngôn Hải quân Ấn Độ tuyên bố tên lửa tầm trung Barak-8 sẽ giúp tăng cường đáng kể sức chiến đấu của lực lượng hải quân. Các tàu khu trục lớp Kolkata của Ấn Độ đều được trang bị tên lửa Barak-8. Trong tương lai, Ấn Độ muốn loại tên lửa này có mặt trên toàn bộ tàu chiến. Trước đó, IAI từng cho rằng Barak-8 có thể đánh chặn mục tiêu ở khoảng cách 150 km. Ngoài ra, hệ thống sẽ tiếp tục nhận dữ liệu từ radar ngay khi được phóng, qua đó giúp tên lửa điều chỉnh đường bay trước khi tấn công mục tiêu.

Vừa qua, Ấn Độ đã triển khai tàu khu trục hạm INS Kolkata và tàu chở dầu INS Shakti tham gia cuộc tập trận chung với ba nước là Mỹ, Nhật Bản và Philippines ở Biển Đông từ ngày 2/5 đến 8/5/2019. Ngoài hai tàu Ấn Độ, tham dự có tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS William P Lawrence của Mỹ, tàu sân bay trực thăng Izumo của Nhật Bản và một tàu tuần tra của Philippines. Đây đều là những tàu hải quân chủ chốt của các nước, trong đó đã tiến hành các hoạt động phối hợp chung như hoạt động tuần tra tự do hàng hải chung; cứu trợ thảm họa tự nhiên, hỗ trợ nhân đạo; chống cướp biển; vận tải đường biển; tiếp tế nhiên liệu.

Bài Liên Quan

Leave a Comment