Nghi ngờ ĐCSTQ đứng sau vụ tấn công Tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hồng Kông

MINH NGỌC / Trí Thức VN –

Nghi ngờ ĐCSTQ đứng sau vụ tấn công Tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hồng Kông

.

\"\"
Bức ảnh cho thấy những áp phích và khẩu hiệu mà những người biểu tình để lại Hội đồng Lập pháp Hồng Kông ngày 1/7. (Ảnh: Getty Images)

Sau khi những người biểu tình ở Hồng Kông tấn công Hội đồng Lập pháp, truyền thông của ĐCSTQ bất ngờ “gỡ bỏ” lệnh cấm đối với sự kiện ở Hồng Kông, đồng loạt đưa tin rằng đây là “hành động bạo lực” phá hoại trật tự xã hội quốc gia. Ngoại giới nghi ngờ rằng sự kiện này có sự tham gia của nhân viên an ninh ĐCSTQ nhằm tạo cớ cho chính quyền đàn áp.

9 giờ tối ngày 1/7, cảnh sát Hồng Kông bất ngờ rút lui và những người biểu tình đã tiến vào bên trong Tòa nhà Hội đồng Lập pháp. Khi ở bên trong tòa nhà, những người này đã xé bỏ chân dung của các lãnh đạo Hội đồng Lập pháp và phun sơn lên tường của phòng họp chính các khẩu hiệu như “Rút lại dự luật”, “Nói Không với luật dẫn độ” và “Người dân đã bị chính quyền buộc phải nổi dậy”.

Đến 10 giờ 21 tối, cảnh sát đã phát hành một video lên mạng xã hội, trong đó một phát ngôn viên không xưng danh tính đã lên án những người biểu tình chiếm giữ tòa nhà LegCo là “những kẻ bạo động”. Người phát ngôn trong video này cũng thông báo rằng cảnh sát sẽ nhanh chóng tới hiện trường để bắt đầu “dọn dẹp khu vực này”.

Khoảng 12 giờ đêm, cảnh sát bắt đầu thu dọn hiện trường, hàng trăm người biểu tình rời đi mà không có đụng độ kịch liệt. Điều đáng ngạc nhiên là cùng thời điểm đó, truyền thông Đại Lục đột nhiên đồng loạt nhanh chóng đưa tin buộc tội những người biểu tình là “côn đồ”, như thể đã có sự chuẩn bị sẵn.

Truyền thông Đại Lục đồng loạt bôi nhọ cuộc biểu tình Hồng Kông

Một số chuyên gia trong ngành pháp lý tin rằng, chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lo lắng người dân Đại Lục hiểu được các cuộc biểu tình ôn hòa của người Hồng Kông, họ sẽ học theo và tạo ra những thay đổi chấn động trong xã hội Đại Lục. Vì thế, ĐCSTQ đã cố tình bôi nhọ để khiến người dân hiểu sai về các cuộc biểu tình Hồng Kông.

Trước cuộc bao vây Hội đồng Lập pháp, truyền thông ĐCSTQ không đề cập đến các cuộc biểu tình và diễu hành ở Hồng Kông, mạng xã hội Đại Lục thậm chí còn bị kiểm duyệt nghiêm ngặt hơn. Tuy nhiên, ngay sau vụ việc, hình ảnh những người biểu tình tấn công Hội đồng Lập pháp bắt đầu lan truyền trên Internet và không hề bị chặn. Thậm chí, nhiều người được cho là “dư luận viên” còn lưu truyền thông tin nghệ sĩ Hồng Kông ủng hộ sửa đổi pháp lệnh về tội phạm đào tẩu.

CCTV mô tả cuộc biểu tình bao vây Tòa nhà Hội đồng Lập pháp là “hành động phi pháp nghiêm trọng, chà đạp lên luật pháp ở Hồng Kông, phá hoại trật tự xã hội của Hồng Kông và làm tổn hại lợi ích cơ bản của Hồng Kông, cũng là thách thức trắng trợn đối với chính sách ‘một quốc gia, hai chế độ’…” 

Thời báo Hoàn cầu lại bình luận rằng một nhóm “cực đoan” đã tấn công Hội đồng Lập pháp và phá hủy nó. Tờ báo nhấn mạnh đây là hành vi bạo lực khủng khiếp, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích xã hội Hồng Kông, làm mờ nhạt hình ảnh “trung tâm tài chính quốc tế ”của Hồng Kông.

Tại Quảng Đông, truyền hình cáp đã phát đoạn video ghi lại hình ảnh những người biểu tình ở Hồng Kông tấn công Hội đồng Lập pháp. Doanh nhân Quảng Đông Trần Bằng nói rằng Quảng Đông có thể bắt được sóng của Đài truyền hình Hồng Kông và Đài Loan, nhưng cứ đến các dịp như ngày 4/6, ngày 1/7 hay giai đoạn diễn ra các cuộc biểu tình phản đối chính quyền của Hồng Kông, các kênh truyền hình đó đều bị chặn.

Tuy nhiên, không ít người dân Đại Lục đã sớm nhận ra bản chất của vấn đề. Ông Lưu Tuấn, một cư dân Đại lục công tác trong ngành pháp lý, nói với Đài Á Châu Tự Do rằng ông đã xem truyền hình trực tiếp về cuộc bao vây Hội đồng Lập pháp, cảm thấy rất đáng khích lệ. Ông nhận thấy những người biểu tình hết sức ôn hòa, không hề gây thương vong và đã rút đi sau nửa đêm. Điều này cho thấy ý thức công dân của người Hồng Kông vô cùng thành thục. Cuộc biểu tình phản đối Luật dẫn độ hoàn toàn hòa bình, hợp lý và phi bạo lực. Những người xung quanh ông Lưu cũng rất quan tâm chú ý đến sự kiện này.

Ông Tôn, một cư dân ở Hoài Hóa tỉnh Hồ Nam, nói rằng ông bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc kháng nghị hòa bình của người dân Hồng Kông. Ông nói rằng toàn bộ các cuộc biểu tình ở Hồng Kông từ ngày 9/6 đến 1/7, người dân Đại Lục đều biết. Ông còn nhận định, nếu các cuộc biểu tình quy mô lớn như vậy diễn ra tại Đại Lục, không cần kéo dài quá lâu, chỉ cần 4-5 ngày là có thể phát sinh biến đổi rung chuyển trời đất.

Cư dân mạng Trương Nguyệt bày tỏ, theo thói quen xưa nay của ĐCSTQ, không loại trừ trường hợp những người tấn công trong quá trình bao vây Hội đồng Lập pháp chính là người bên an ninh công cộng hoặc an ninh quốc gia do chính quyền Trung Quốc gửi đến. Anh Trương và bạn bè của anh cực lực phản đối việc truyền thông ĐCSTQ nói những người tham gia cuộc biểu tình là “côn đồ”. 

Trên thực tế, sau khi những người biểu tình ở Hồng Kông chiếm Hội đồng Lập pháp hôm 1/7, họ đã không quên bảo vệ các di tích văn hóa trong thư viện, ngay cả sau khi lấy đồ uống từ nhà hàng cũng tự động để lại tiền.

Nghi vấn về nhóm người đeo khẩu trang đập cửa kính Tòa nhà Hội đồng Lập pháp

Nhiều người dân địa phương cho biết, ngay từ đầu đã cảm thấy hành động của nhóm người này rất đáng ngờ, và họ nhanh chóng đã rời khỏi hiện trường. Tiến vào bên trong Hội đồng Lập pháp chỉ còn lại những người trí thức hoặc sinh viên.

Ngoại giới nghi ngờ rằng ĐCSTQ đứng sau sự cố đập cửa kính Tòa nhà Hội đồng Lập pháp, nhằm kích động người dân và tạo cớ cho sự đàn áp của đảng.

Tờ “Daily Telegraph” của Anh đã xuất bản bài báo trên trang nhất có tiêu đề “Người dân Hồng Kông bao vây Hội đồng Lập pháp”. Bài báo viết “cảnh sát chống bạo động đã giương cao các lá cờ đỏ, đứng sau cánh cổng sắt và lớn tiếng cảnh báo người biểu tình không được tiếp tục tiến về phía trước, nếu không họ sẽ bị bắt”. Thế nhưng cảnh sát đã quay trở lại phía hành lang một cách khó hiểu, và lặng lẽ rút khỏi tòa nhà khi nhóm biểu tình tiến vào bên trong.

Nhật báo “The Sydney Morning Herald” của Úc dẫn lời ông Trương Siêu Hùng, thành viên Hội đồng Lập Pháp Hồng Kông: “Đây hoàn toàn là một cái bẫy. Đáng tiếc là rất nhiều người đã rơi vào trong đó.” Ông Trương cũng nói với BBC rằng “Cảnh sát vốn đã có thể giải tán nhóm biểu tình từ sớm, nhưng họ không làm vậy. Họ đợi những người biểu tình vào bên trong rồi mới ‘chiến đấu’”. (Minh Ngọc)

Nguồn: Trí Thức VN

Bài Liên Quan

Leave a Comment