Chiến lược mới của Mỹ nhằm đối phó với TQ ở Biển Đông hiện nay

Chiến lược mới của Mỹ nhằm đối phó với TQ ở Biển Đông hiện nay

Ngày đăng 08-07-2019

Qua những diễn biến gần đây liên quan mối quan hệ Mỹ – Trung và động thái của hai bên trong vấn đề Biển Đông, có thể nhận địnhBiển Đông là một trong 4 nội dung chủ yếu trongchính sách ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc hiện nay của Mỹ, gồm: chiến tranh thương mại, Đài Loan, Biển Đông và Hồng Kông.

\"\"/

Thứ nhất, Mỹ tăng cường hiện diện quân sự có tính răn đe đối với TQ

Mỹ cùng các đồng minh và đối tác của mình tăng cường sự hiện diện tại vùng biển này. Hồi tháng 6, tàu sân bay USS Ronald Reagan đã cùng với một trong những tàu hải quân lớn nhất của Nhật Bản, tàu sân bay JS Izumo, tiến hành các cuộc diễn tập ở Biển Đông. Gần đây, Hải quân Mỹ cho biết tàu chiến ven biển USS Montgomery đang có chuyến ghé thăm tại thành phố Davao, Philippines. Tàu hoạt động ở vùng nước nông này dự kiến sẽ đến Singapore như một phần trong kế hoạch mà Hải quân Mỹ công bố trước đó nhằm triển khai 2 tàu chiến đến khu vực này trong năm 2019. Bên cạnh đó, trong vòng 12 tháng qua, các tàu chiến của Australia, Canada và Pháp cũng đã hiện diện ở khu vực Biển Đông trong bối cảnh Washington kêu gọi các đồng minh ủng hộ một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và mở.

Thứ hai, TQ gây áp lực với “cuộc xâm lược vùng xám” của TQ

Mỹ đang cho thấy những biểu hiện của một lập trường cứng rắn hơn đối với lực lượng dân quân trên biển của Trung Quốc, một lực lượng bán quân sự ngụy trang thành đội tàu cá thường quấy nhiễu các tàu nước ngoài nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển này.Tháng 1/2019, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ đã cảnh báo tại Bắc Kinh rằng Hải quân Mỹ sẽ coi các tàu dân quân trên biển là tàu chiến và phản ứng trước các hành động khiêu khích giống như phản ứng với các tàu Hải quân Trung Quốc. Bộ Quốc phòng Mỹ lần đầu tiên đã kêu gọi lưu ý đến lực lượng dân quân trên biển này trong báo cáo năm 2017 về sức mạnh quân sự Trung Quốc; khẳng định Trung Quốc sử dụng đội tàu cá thương nghiệp tham gia vào “xâm lược vùng xám”, “thực hiện yêu sách chủ quyền và thúc đẩy lợi ích của mình theo các cách được tính toán sao cho nằm dưới ngưỡng gây xung đột”. Đến năm nay, Mỹ mới thực sự bắt đầu gây áp lực cho các lực lượng dân quân của Trung Quốc.

Tham mưu trưởng hải quân Mỹ John Richardson cảnh báo Trung Quốc trong một cuộc họp tại Bắc Kinh tháng 1/2019 rằng Hải quân Mỹ sẽ coi các tàu cảnh sát biển và dân quân trên biển là tàu chiến và phản ứng trước các hành động khiêu khích giống như phản ứng với các tàu Hải quân Trung Quốc. Bonnie Glaser, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược ở Washington (CSIS), trả lời Financial Times, nhận định: “Bằng cách tạo thêm sự thiếu chắc chắn về phản ứng của Mỹ trước hành động ép buộc ở vùng xám của Trung Quốc, Mỹ hy vọng sẽ làm giảm thái độ gây bất ổn trên biển của Trung Quốc, bao gồm việc sử dụng các tàu cảnh sát biển và dân quân trên biển để áp đảo các nước láng giềng nhỏ bé hơn”.

Thứ ba, Mỹ tăng cường quan hệ đồng minh, đối tác ở khu vực

Ngày 1/3/2019, khi đến thăm Philippines, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nhận xét: “Hành vi xây đảo và hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đã đe dọa chủ quyền, an ninh và hoạt động kinh tế của Philippines và Mỹ”; lần đầu tiên một ngoại trưởng Mỹ khẳng định rằng Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ – Philippines sẽ được sử dụng thích hợp ở Biển Đông, nếu quân đội, máy bay hoặc tàu thuyền của Philippines bị tấn công vũ trang ở Biển Đông, Mỹ sẽ bảo vệ nước này căn cứ theo nghĩa vụ phòng thủ chung trong Điều 4 của Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ – Philippines. Đó là động thái chính trị quan trọng hỗ trợ rất lớn về tinh thần cho Philippines trong tình hình chính quyền Duterte có nhiều thỏa hiệp với Trung Quốc tại Biển Đông.

Theo các nguồn tin tin cậy, Hải quân Mỹ đang cân nhắc việc quay lại căn cứ cũ ở vịnh Subic, Philippines, nơi trước đây từng là cơ sở hậu cần cho quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, để phục vụ cho hạm đội Mỹ hoạt động ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Nhà máy đóng tàu Hanjin Shipyard ở vịnh Subic đã được rao bán sau khi chủ sở hữu là Hanjin Philippines tuyên bố phá sản, với số nợ 900 triệu USD. Ngay lập tức có hai công ty Trung Quốc muốn mua lại. Theo tờ báo nói trên, chính phủ Mỹ hiện đang xem xét khả năng thuê sử dụng cơ sở lớn thứ năm trên thế giới này làm nơi sửa chữa và bảo trì tàu chiến, đồng thời tránh để cảng này rơi vào tay Trung Quốc.

Một thuyền trưởng về hưu của Hải quân Mỹ nói với tờ báo, đây là “cơ hội bằng vàng để quay lại vịnh Subic” sau gần 30 năm vắng bóng. Nếu quay lại căn cứ ở vịnh Subic, Washington vừa ngăn chặn được việc Bắc Kinh có thêm căn cứ quân sự trong khu vực, vừa rất thuận tiện cho các chiến hạm lớn của Mỹ không phải đến Trân Châu Cảng để bảo trì. Theo Taiwan News, ngày càng nhiều người dân Philippines bất bình trước thái độ nhân nhượng quá mức của tổng thống Philippines trong tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc, và việc Mỹ quay lại sẽ là thông tin tích cực đối với họ.

Một tờ báo Trung Quốc nhận xét, với tư cách là nước giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống toàn cầu, ý đồ chiến lược của Mỹ khi can dự vào vấn đề Biển Đông sẽ không có sự thay đổi, đó là đảm bảo sự tiếp cận chiến lược đối với khu vực này. Mặc dù Chính quyền Tổng thống Donald Trump có điều chỉnh như thế nào đối với chiến lược châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn cầu, cuộc đọ sức địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn sẽ tiếp tục tồn tại. Chính sách của Mỹ ở Biển Đông hiện nay bên cạnh việc phi chính trị hóa, còn tăng thêm mức độ quân sự hóa. Chính quyền Donald Trump rất coi trọng việc thông qua biện pháp ấy để răn đe Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

Bài Liên Quan

Leave a Comment