Thiếu Tướng Trần Bá Di: Niềm hãnh diện của QLVNCH.
Thiếu Tướng Trần Bá Di là một trong bốn vị Tướng sau cùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mà Cộng Sản Việt Nam đã thả sau 17 năm giam cầm trong lao tù. Nói đến Thiếu Tướng Trần Bá Di, những người đã từng biết ông, ai cũng thương mến và ca ngợi đức tánh xuề xòa, chân thật, bình dị, hết lòng với anh em nhưng rất kiên cường, bất khuất trước địch quân của ông.
Xuất thân trường Võ Bị Đà Lạt khoá 5, ông làm Tỉnh Trưởng Cần Thơ từ năm 1962 đến 1964. Sau đó, ông đi tu nghiệp tại Hoa Kỳ và trở về làm Phó Tư Lệnh Sư Đoàn 9. Sau Tết Mậu Thân, ông được vinh thăng làm Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn IV. Năm1970, ông lại trở về Sư Đoàn 9 với chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn. Cho đến năm 1974, trước khi đổi về Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung và làm Chỉ Huy Trưởng đến ngày mất nước, ông phụ trách Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 4/ Quân khu 4.Dưới quyền lãnh đạo của ông, Sư Đoàn 9 đã mang lại rất nhiều chiến công hiển hách cho quân sử của QLVNCH và cho lịch sử của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến chống lại xâm lược của Cộng Sản Bắc Việt. Đặc biệt, Tết Mậu Thân, Việt Cộng tràn ngập tỉnh Vĩnh Long. Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 15 Trần Văn Thì vắng mặt trong lúc Trung Tá Tỉnh Trưởng Huỳnh Ngọc Điệp bị thương mấy ngày trước Tết và Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa tân Tỉnh trưởng còn đang trên dường chưa đến nơi nhậm chức được.
Thời gian này Thiếu Tướng Trần Bá Di làm Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 9, ông đã đơn thân độc mã dùng trực thăng đáp xuống giữa vòng lửa đạn tự tay xách theo một máy truyền tin PRC 25 mà không có người lính hay tùy viên cận vệ nào đi theo tháp tùng cả, để điều động các đơn vị phản công và giải cứu Vĩnh Long, trong đó có Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 15 từ Măng Thít kéo về, tiếp tục kháng cự cho đến khi Cộng quân rút lui. Là một vị trí chiến lược rất quan trọng, Tỉnh Vĩnh Long nối liền Sa Đéc với Bắc Mỹ Thuận. Chiếm được Vĩnh Long, Cộng quân sẽ chiếm được Mỹ Tho, Long An, cắt đứt đường tiếp viện từ miền Tây và sẽ tiến chiếm dễ dàng Saigon và Tổng Tham Mưụ. Do đó, giữ được tỉnh Vĩnh Long, ông đã tạo nên chiến công oanh liệt. Thời gian không lâu sau ông được vinh thăng Chuẩn Tướng”.
Cuối năm 1970, Sư Đoàn 9 là Sư Đoàn đầu tiên hành quân lưu động khắp vùng 4, không còn lãnh trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ khu 41 chiến thuật (gồm các tỉnh Long Xuyên, Sa Đéc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình). Do đó, Trung Đoàn 14 thuộc Sư Đoàn 9 được điều động xuống quận Kiên Long, tỉnh Chương Thiện là vùng trách niệm của Sư Đoàn 21 Bộ Binh để ngăn chặn ý đồ xâm nhập vùng đồng bằng Cửu Long, triệt tiêu đường vận chuyển của Việt Cộng.Năm 1973, một lần nữa, Trung Đoàn 14 Sư Đoàn 9 đã tạo nên chiến công hiển hách, đánh tan một Trung Đoàn Công Trường 9 của Việt Cộng tại Đồng Tháp mười thuộc tỉnh Kiến Phong cũ, tịch thu một số lượng lớn vũ khí và lương thực lúa gạo của chúng. Chiến thắng oanh liệt này đã khiến Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa cùng Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH phải đáp trực thăng xuống tận trận địa để thị sát chiến trường và xem xét chiến lợi phẩm do các chiến sĩ Sư Đoàn 9 mang về. Năm 1970, thừa lệnh Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, tướng Trần Bá Di chỉ huy Sư Đoàn 9 Bộ Binh đã vượt biên giới, tấn công tận sào huyệt của Cộng quân ở Mật Khu Ba Thu trên lảnh thổ Campuchia, tạo an ninh cho suốt vùng lãnh thổ hai bên bờ biên giới từ Rạch Giá, Hà Tiên, Châu Đốc, Kiến Phong đến Kiến Tường nối tiếp với Quân đoàn 3, vùng 3 Chiến Thuật Việt Nam Cộng Hòa. Từ đó, Sư Đoàn 9 được mệnh danh Sư Đoàn Mũi Tên Thép. Các chiến sĩ Sư đoàn 9 được mang dây biểu chương màu Tam Hợp Bảo Quốc. Năm 1971, Trung Đoàn 16 Bộ Binh của Sư Đoàn 9 đã ổn định vùng Thất Sơn Châu Đốc, Trung Đoàn 15 Bộ Binh đã đánh đuổi Cộng Quân, tái lập an ninh cho vùng Ba Hòn gồm Hòn Đất, Hòn Me, Hòn Sóc.
Mùa hè đỏ lửa 1972, Trung Đoàn 15 Bộ Binh là một trong những lực lượng giải tỏa chiến trận tử thủ An Lộc.Những ngày cuối tháng 4 năm 1975,Thiếu Tướng Trần Bá Di trong chức vụ Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Ông ở lại tử thủ đơn vị, chống lại xâm nhập của Cộng Quân từ Hậu Nghĩa cho đến giây phút cuối cùng. Mặc dù dưới tay là những tân binh quân dịch không có kinh nghiệm chiến trường nhưng ông vẫn chỉ huy tài giỏi bảo vệ được đơn vị, không cho Việt Cộng xâm nhập Trung Tâm và bắn hạ được 4 chiến xa của Cộng quân.Là Tư Lệnh của một Sư Đoàn đã mang về rất nhiều chiến công lừng lẫy,
Thiếu Tướng Trần Bá Di luôn sát cánh cùng các chiến hữu trên khắp các mặt trận và hài hòa với anh em trong mọi hoàn cảnh. Ông thường xuyên ngồi trực thăng thị sát các mặt trận để quan sát và điều động các đơn vị thuộc Sư Đoàn. Phi công trực thăng nghe nói phải lái cho Tướng Di là điều ngao ngán bởi vì mỗi ngày ông chỉ mang theo một gói bắp nấu hoặc bánh mì để bay trực thăng không biết mệt. Ông đã xin Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng để được huấn luyện và cấp phát bằng lái trực thăng, phòng ngừa trường hợp người phi công mỏi mệt, ông sẽ tự tay lái. Vì sự can đảm và bền bỉ này của Tướng Di, nên đã nhiều lần Cộng quân tìm các mưu sát ông như có lần chúng cho gài chất nổ ở bãi đáp trực thăng Núi Sam, Châu Đốc năm 1970, một lần khác trực thăng của ông bị chúng bắn sẻ phải đáp khẩn cấp giữa đồng ruộng vùng Đức Tôn, Sa Đéc, nhưng nhờ ơn trên ông đã an toàn.
Trong lao tù Cộng Sản, Thiếu TướngTrần Bá Di nổi tiếng là một tù nhân không khuất phục Cộng Sản, xứng danh là Tư lệnh của Sư Đoàn 9 Mũi Tên Thép. Ông chống đối lao động cải tạo, không nói chuyện với quản giáo, quản chế. Nếu muốn nói chuyện với ông phải từ cấp Trưởng Trại trở lên. Ông tuyệt đối không ca hát nhạc Việt Cộng dù bị bắt buộc. Ông đã giữ đúng tư cách một vị tướng anh hùng của Quân Lực VNCH.Nhắc đến Thiếu Tướng Trần Bá Di, không ai không cảm mến con người rất mộc mạc, bình dị, hòa đồng với thuộc cấp, chân thật với đồng đội như ông. Thiếu Tướng Trần Bá Di là một trong các vị Tướng trong sạch, đáng kính mến của miền Nam Việt Nam, là niềm hãnh diện cao quý của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.Hương Nam
(FB Hong Tran)