Ross Perot: Chân dung người làm nghiêng ngả chính trị Hoa Kỳ

Ross Perot: Chân dung người làm nghiêng ngả chính trị Hoa Kỳ

  • 10 tháng 7 2019
\"US
Image captionTỷ phú Texas hai lần ra tranh cử tổng thống vừa qua đời ở tuổi 89

Ross Perot, tỷ phú người Texas từng tranh cử tổng thống hai lần, qua đời hôm thứ Ba, luôn nói rằng ông đã thực hiện được giấc mơ Mỹ.

\”Tôi sinh ra trong một gia đình rất khiêm tốn\”, ông nói trong cuộc tranh luận tranh cử tổng thống năm 1992. \”Không ai may mắn hơn tôi.\”

Bây giờ, sau khi ông qua đời ở tuổi 89, câu chuyện về sự nghiệp đầy màu sắc của người đi tiên phong trong chính trị Hoa Kỳ một lần nữa lại trở thành chủ đề.

Vươn lên sau cuộc Đại suy thoái

Ross Perot lớn lên trong nghèo khó.

Sinh ngày 27/6/1930, ông Ross Perot tên thật là Henry Ross Perot. Ông ra đời chỉ một năm sau vụ sụp đổ ở Phố Wall đã đẩy Mỹ vào cuộc Đại khủng hoảng.

Đó là một thời kỳ nghèo khổ và hỗn loạn cùng cực cho hàng triệu công nhân Hoa Kỳ.

Ông bắt đầu đi làm lúc mới bảy tuổi và vài năm sau đó, cưỡi ngựa để đi giao báo cho những khu dân cư nghèo ở Texarkana.

Perot về sau khoe rằng ông đã quá thành công trong việc bán báo khiến cho người chủ phải tìm cách hạ thấp tỷ lệ hoa hồng khi tính tiền trả ông. Nhưng – khi ông phàn nàn trực tiếp với nhà xuất bản – người chủ đã phải nhượng bộ.

\”Kể từ đó, bất cứ khi nào gặp vấn đề, tôi đều đi thẳng lên cấp cao nhất\”, ông nói với tờ New York Times năm 1992.

Ông Ross Perot tốt nghiệp năm 1953 tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ, nơi ông học về máy tính lần đầu tiên. Môn học này khiến ông hết sức thích thú, một đam mê sau này giúp ông tạo nên được tài sản khổng lồ.

Thành triệu phú sau một đêm

Sau một thời gian ngắn phục vụ trong Hải quân, Ross Perot tìm được một công việc bán hàng tại IBM. Giao tiếp với khách hàng là điều mà ông thấy mình có khả năng thiên phú.

Tuy nhiên ông cảm thấy nản chí khi những sáng kiến và đề nghị của mình liên tục bị người sếp khước từ. Ông vay vợ 1.000 đôla và ở tuổi 32, dùng số tiền này để thành lập công ty đầu tiên của mình – Hệ thống dữ liệu điện tử (Electronic Data Systems – EDS).

\"1968:
Image captionRoss Perot năm 1968 khi công ty đầu tiên của ông, EDS, bán cổ phiếu lần đầu tiên

Công ty EDS, vào thời điểm thế giới đang chuyển từ giấy sang hồ sơ điện tử, quản lý mạng máy tính cho các khách hàng cao cấp như NASA và nhiều cơ quan chính phủ khác nhau.

Khi EDS bán cổ phiếu gây vốn lần đầu tiên vào năm 1968, Perot trở thành triệu phú chỉ sau một đêm. Khoảng hai thập niên sau, ông thành lập công ty thứ hai, Perot Systems, công ty này sau được Dell mua lại với giá 3,9 tỷ đôla.

Là một chủ nhân, ông được nhân viên biết đến với những điều kỳ quặc – đặc biệt là quy tắc ăn mặc nghiêm ngặt. Công nhân phải mặc áo sơ mi trắng, đeo cà vạt và bị cấm không được để ria mép hoặc râu.

Tài trợ một cuộc đột kích táo bạo

Nhưng quy tắc ăn mặc nghiêm ngặt này không có nghĩa ông là một người không quan tâm đến những gì xảy ra chung quanh. Thật thế, trong một lần, Perot đã làm hết sức để bảo vệ nhân viên của mình.

Năm 1979, khi hai nhân viên của ông bị tống giam ở Iran vì tranh chấp hợp đồng ngay trước Cách mạng Hồi giáo xảy ra, ông đã tài trợ cho một cuộc giải cứu đặc công.

Cuộc giải cứu được chỉ huy bởi Đại tá Arthur Simons, một sĩ quan lực lượng đặc biệt đã nghỉ hưu, với Perot và các nhân viên khác là thành viên. Một cuộc bạo loạn đã được tạo ra tại cổng trại giam và, trong sự hỗn loạn theo sau, đội cứu hộ đã đưa được các nhân viên ra ngoài.

\”Một ngày nọ, Ross đến nhà tù và nói,\” Chúng tôi sẽ đưa các bạn ra ngoài \”, một trong những người đàn ông bị bỏ tù nói với Associated Press. \”Có bao nhiêu CEO làm được điều đó thời nay?\”

Cuộc đột kích đó đã truyền cảm hứng cho một cuốn sách bán chạy nhất và một bộ phim truyền hình.

\"Ross
Image captionRoss Perot (trái) với hai nhân viên và Đại tá Arthur Simons (phải) người lãnh đạo cuộc đột kích nổi tiếng ở Iran

Perot cũng vô địch trong việc hỗ trợ những nỗ lực yêu nước, và ông được người Mỹ bên ngoài thế giới kinh doanh biết đến lần đầu tiên vào thập niên 1980 khi tuyên bố rằng hàng trăm binh sĩ mất tích đã bị bỏ lại và bị giam cầm sau Chiến tranh Việt Nam.

Tạo lịch sử trong bầu cử tổng thống

Nhưng mãi đến năm 1992, Perot mới trở thành một cái tên quen thuộc ai cũng biết.

Chưa bao giờ giữ chức vụ dân cử, ông tuyên bố trên một chương trình truyền hình rằng mình sẽ tranh cử tổng thống với tư cách một ứng cử viên độc lập.

Ông tạo được số người ủng hộ đáng kể với tài hùng biện về chủ nghĩa dân túy, kêu gọi chính phủ cân bằng ngân sách và chấm dứt việc thuê mướn công nhân nước ngoài.

Perot bỏ ra 63 triệu đôla tiền riêng của mình để vận động tranh cử, và, vào một thời điểm trong tháng 6 năm đó, đã dẫn đầu cả hai đối thủ chính của mình. Ông thậm chí còn xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Time.

Ông cũng được biết đến với những nhận xét sâu sắc và thái độ thẳng thừng. \”Nếu bạn thấy một con rắn, hãy giết ngay nó. Đừng mất công đi lập một ủy ban nghiên cứu về rắn,\” là một trong những câu nói nổi tiếng của ông.

\"Ứng
Image captionỨng cử viên Ross Perot trong một cuộc tranh luận tổng thống năm 1992

Perot trở thành ứng cử viên độc lập thành công nhất trong tám thập niên khi ông kết thúc cuộc đua với 19% số phiếu phổ thông. Kết quả bầu cử năm đó cho thấy cử tri Mỹ khao khát có một ứng cử viên từ ngoài thế giới chính trị có thể phá vỡ được hệ thống hai đảng thông thường.

Nhiều nhà phân tích cho rằng thành công của ông đã khiến ứng cử viên đảng Cộng hòa và tổng thống đương nhiệm George HW Bush lúc đó thất bại trong việc tái tranh cử.

Chiến dịch tranh cử thứ hai của ông vào năm 1996 ít thành công hơn. Ông không tham gia vào các cuộc tranh luận tổng thống, vì các nhà tổ chức cho biết ông không được sự hỗ trợ cần có, với chỉ 8% phiếu bầu.

Sau thất bại này, Đảng Cải Cách (Reform Party) do ông thành lập và hy vọng xây dựng thành một lực lượng chính trị quốc gia bắt đầu sụp đổ.

Nhưng nhiều chủ đề ý thức hệ mà ông cổ động – chính phủ nhỏ, chống thương mại và chủ nghĩa toàn cầu – sau đó đã được Donald Trump làm theo để đưa mình vào Nhà Trắng và khiến giới đảng viên lâu năm của Đảng Cộng hòa thất bại.

Bài Liên Quan

Leave a Comment