Philippines muốn mua máy bay tuần tra hàng hải tầm xa P-3 của Mỹ để đề phòng các hoạt động phi pháp của TQ trên Biển Đông

Philippines muốn mua máy bay tuần tra hàng hải tầm xa P-3 của Mỹ để đề phòng các hoạt động phi pháp của TQ trên Biển Đông

Ngày đăng 12-07-2019

Quân đội Philippines đang đề xuất Mỹ cung cấp máy bay tuần tra săn ngầm P-3C cho nước này sử dụng tại biển Đông. Giới quan sát nhận định, có trong tay loại vũ khí này, sức mạnh của hải quân Philippines sẽ được nâng lên đáng kể.

\"\"/

Theo thông tin trên, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana sẽ sớm đưa ra yêu cầu chính thức để mua thêm các máy bay tuần tra hàng hải tầm xa P-3 của Mỹ. Theo lời ông Lorenzana, máy bay tuần tra của Mỹ sẽ giúp tăng cường khả năng của Philippines trong việc giám sát khu vực. Những chiếc máy bay tuần tra Orion sẽ “rất quan trọng bởi nó giúp tăng cường nhận thức khu vực trên biển”.

Hiện Hải quân Phillipines chỉ có năm máy bay tuần tra TC-90 với phạm vi hoạt động khoảng 2.000km được Nhật Bản viện trợ vào năm 2017 và 2018. So sánh với phạm vi hoạt động lên đến gần 4.00km của máy bay P-3C, rõ ràng tàu tuần tra của Mỹ sẽ là một nâng cấp đáng kể cho Philippines.

Trong khi đó, P-3 Orion được liệt vào danh sách các “sát thủ săn tàu ngầm”. P-3 Orion do Tập đoàn Lockheed của Mỹ nghiên cứu phát triển. Nó được thiết kế để dùng cho nhiệm vụ tuần tra biển, trinh sát, tác chiến chống tàu mặt nước và tác chiến chống ngầm. P-3 lắp 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Allison T56-A-14 (công suất 4.600 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ tối đa 750km/h, bán kính chiến đấu 2.490km, trần bay 10.400m, hoạt động liên tục trên không 16 tiếng. Máy bay được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến và những “bộ máy” giúp P-3 săn lùng tàu ngầm. Về hệ thống vũ khí săn tàu ngầm, P-3 Orion thiết kế với khoang chứa trong thân và 10 giá treo trên cánh mang được 9,1 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối hạm tầm ngắn AGM-84, bom thông thường, bom hạt nhân, ngư lôi chống ngầm. Với số lượng vũ khí khổng lồ này, nó hoàn toàn có thể đánh chìm không chỉ một tàu ngầm mà nhiều chiếc, hơn nữa nó có khả năng đánh chìm chiến hạm mặt nước.

Được biết, quân đội Philippines không có xe tăng, máy bay chiến đấu chuyên dụng, dàn xe bọc thép chủ yếu là sản phẩm chế tạo trong thập niên 60-70 của thế kỷ trước. Theo Global Fire Power quân đội Philippines có tổng quân số thường trực khoảng 220.000 người, lực lượng dự bị khoảng 430.000 người. Trang bị vũ khí quân đội Philippines chủ yếu có nguồn gốc từ phương Tây như súng trường tấn công M16, M4 của Mỹ, HK-416 của Đức và nhiều chủng loại vũ khí cá nhân khác. Tuy trang bị khí tài khiêm tốn nhưng chỉ số sức mạnh tổng thể của Philippines được xếp hạng cao hơn cả Singapore, quốc gia có trang bị vũ khí hiện đại bậc nhất khu vực Đông Nam Á. Philippines được xếp hạng 49/126, trong khi Singapore xếp hạng 65/126. Quân đội Philippines không có xe tăng, phương tiện chiến đấu bọc thép mạnh nhất là xe trinh sát FV101 Scorpion (ảnh) của Anh trang bị pháo 76 mm. Khoảng 45 xe được chuyển giao những năm 1970, hiện chỉ còn khoảng 25 xe hoạt động. Phương tiện chiến đấu bọc thép hiện đại nhất là xe thiết giáp đa năng ACV-15 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất. Xe được trang bị pháo chính 25 mm, súng máy 7,62 mm cùng khả năng chống đạn khá tốt. Tuy nhiên chỉ có 6 chiếc đang hoạt động. Trong khi đó, chiến đấu cơ hiện đại nhất của Philippines là FA-50, máy bay huấn luyện phản lực kiêm chiến đấu hạng nhẹ mua từ Hàn Quốc. Không quân nước này không có máy bay chiến đấu chuyên dụng từ khi những chiếc F-5 ngưng hoạt động vào năm 2005. Ngoài ra, hiện Không quân Philippines phải sử dụng những chiếc máy bay OV-10 vốn dùng cho trinh sát trong cuộc chiến chống nổi dậy. Nước này nhiều lần lên kế hoạch mua chiến đấu cơ hiện đại như F-16 của Mỹ, Su-27, MiG-29 của Nga nhưng đều không thực hiện được. Lực lượng trực thăng của Philippines chủ yếu là UH-1 và MD-500 (ảnh). Những chiếc trực thăng này đang được vũ trang để chống phe nổi dậy và quân khủng bố.

Thông tin về việc Philippines có ý định mua các máy bay tuần tra P-3 Orion rất mạnh của Mỹ chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc khó chịu và bất an. Bắc Kinh cũng không tránh khỏi cảm giác ngỡ ngàng trước động thái mới của Manila khi mà họ đang rất yên tâm trước lập trường dịu nhẹ của chính quyền Tổng thống Duterte. Thông tin trên được đưa ra sau khi xảy ra vụ việc tàu cá của Trung Quốc hồi tháng Sáu đã đâm vào một tàu của Philippines ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông rồi sau đó bỏ mặc tàu của Philippines cùng các ngư dân. Rất may, các ngư dân của tàu bị đâm đã được tàu của Việt Nam cứu giúp. Vụ đâm tàu của Trung Quốc đã gây ra sự phẫn nộ rất lớn ở đất nước Philippines.

Giới quan sát cho rằng Mỹ có thể cung cấp sát thủ săn ngầm P-3C này cho Philippines để thắt chặt mối quan hệ trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước có nhiều bất đồng trong thời gian vừa qua. Cùng với việc tuần tra tại biển Đông, Mỹ cũng đang đẩy mạnh việc cung cấp thêm khí tài cho các nước đồng minh, đặc biệt là các quốc gia xung quanh vùng biển này. Philippines từng có truyền thống sử dụng vũ khí từ Mỹ, việc đề nghị Mỹ tiếp tục cung cấp máy bay tuần tra săn ngầm P-3C sẽ giúp nước này hiện đại hóa quân đội đặc biệt là hải quân. P-3C là máy bay tuần tra, giám sát hàng hải và săn ngầm sử dụng 4 động cơ cánh quạt, đây là biến thể mới nhất được phát triển từ P-3.

Tuy nhiên, Brian Harding, chuyên gia nghiên cứu an ninh châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và Chiến lược (CSIS) tại Washington nhận việc Philippines mua các máy bay dư thừa của Mỹ không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Năm 1997, Manila từng đặt mua 35 chiến đấu cơ F-8 Crusader cũ của Hải quân Mỹ nhưng lại không sử dụng được do bảo dưỡng không tốt. Một yếu tố khác có thể khiến Philippines có thể gặp trở ngại trong quá trình đặt mua máy bay tuần tra P-3 Orion của Mỹ chính là Trung Quốc. Theo ông Brian Harding, Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ lo ngại việc Philippines có thể sử dụng máy bay tầm xa này để giám sát hoạt động xây dựng và bồi đắp công trình quân sự và đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông. Mặc dù vậy, Brian Harding vẫn không cho rằng đây có thể là vấn đề lớn làm cản trở Philippines sở hữu máy bay tuần tra săn ngầm P-3C.

Bài Liên Quan

Leave a Comment