Chuly sưu tầm
Tâm Tình: Tình Yêu, Tình Bạn, Tình Dục
Tác Giả: Mây Cao Nguyên
Tôi không biết vị danh nhân nào đã phán câu này: “Nếu tôi là Thượng Đế, tôi sẽ không cho phép loài người quỳ lạy dưới chân tôi.
Tôi sẽ yêu cầu họ đứng thẳng lên, đối diện và nhìn thẳng vào mắt tôi, xem tôi là ngang hàng, nói chuyện với tôi như với một người anh em. Không có lý nào để họ có thể tự hạ mình như thế trước mặt tôi, là vì chính tôi đã tạo họ như thế”.
Triết gia A. Dumas khuyên chúng ta: “Đừng biện bác bao giờ với ai cả, anh không bao giờ thuyết phục được ai đâu. Y’ kiến của người ta giống như cây đinh, càng đập vào, càng làm cho nó lún sâu”.
Học giả Dale Carnegie: “Khi ta căm ghét kẻ thù hay người khác, có nghĩa là ta đang dành cho họ quyền có thể gây cho ta mất ăn mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta.
Kẻ thù thì khoái trá và vẫn bình thường trong khi ta lại vất vả, chết dần chết mòn. Sự bực tức, lòng căm thù của ta làm hại chính ta cả ngày lẫn đêm, chẳng khác gì phải sống trong hỏa ngục”.
Trước khi mời bạn chia sẻ cùng tôi những dòng tâm sự này, tôi xin kể hầu bạn một câu chuyện cổ: “Đáng sợ gì hơn cả” có nội dung như sau:
Tại lầu sách nhà kia, có con hồ tinh không hiện hình ra bao giờ, nhưng thường vẫn hay trò chuyện. Chuyện nói rất ly’ thú, ai nghe cũng phải phục. Một hôm tân khách họp đông, có con hát mời rượu ước với nhau rằng: “Ai sợ gì phải nói, mà nói vô ly’ thì phải bị phạt rượu”.
Bấy giờ, cử tọa lần lượt nói, nào sợ người học rộng, nào sợ người nhà giàu, nào sợ người quan to, sợ người nịnh giỏi, nào sợ người khiêm tốn quá, sợ người lễ phép câu nệ quá, nào sợ người thận trọng ít nói, sợ người hay nói nửa chừng…
Sau cùng hỏi đến hồ tinh, thì hồ tinh đáp: Ta chỉ sợ hồ tinh.
Ai nấy đều cười, bảo rằng: người ta sợ hồ tinh mới phải, anh là đồng loại can gì mà sợ? Phạt anh một chén rượu.
Hồ tinh cười nói: Thiên hạ duy có đồng loại là sợ nhau. Con cùng cha mới tranh gia sản; gái cùng chồng mới hay ghen tuông; kẻ tranh quyền nhau, tất là quan lại cùng triều, kẻ tranh lợi nhau tất là lái buôn một chỗ. Bức nhau thì trở ngại nhau, trở ngại nhau thì khuynh loát nhau. Nay lại còn người bắn con trĩ thì dùng con trĩ làm mồi, không dùng con gà, con ngỗng; người săn hươu thì dùng con hươu làm mồi, không dùng con dê, con lợn. Phàm những việc phản gián đều là phải dùng đồng loại cả. Cứ thế mà suy thì tài nào hồ mà chẳng sợ hồ?
Cử tọa đều cho câu nói của hồ tinh là xác đáng.
Tất cả cái mê ảo thống thiết của kiếp sống con người có lẽ đều vì có cái chết chắc chắn đang đợi chờ nó.
Nếu mọi vật trên đời đều trường cửu mãi thì đâu có gì đáng cho ta quyến luyến.
Người nào có khả năng phong phú để hiểu thấu con người, sẽ luôn luôn y’ thức được rằng tất cả con người căn bản mà nói đều có chung một nguồn gốc giống nhau; tất cả mọi hoạt động của con người đều nẩy sinh và bắt nguồn do một trong chín động lực căn bản của đời sống như sau:
1.-Tình yêu. 2.-Tình dục. 3.-Gặt hái về vật chất. 4.-Thoải mái về thể xác lẫn tinh thần. 5.-Lòng khao khát tích lũy ích kỷ. 6.-Muốn khoa trương. 7.-Khao khát đời sống trường cửu sau khi chết. 8.-Giận dữ. 9.-Sợ hãi.
Và người muốn hiểu về người khác phải hiểu mình trước đã.
Khả năng để thấu hiểu người khác sẽ loại bỏ được rất nhiều nguyên nhân thông thường gây nên những va chạm và xung đột giữa con người với nhau. Đó là nền tảng của tình bằng hữu. Đó là căn bản của tất cả những sự hòa đồng và sự hợp tác giữa người với người. Và đó cũng là căn bản rất quan trọng tạo nên quyền lãnh đạo thường được gọi là sự cộng tác thân hữu. Và có người tin rằng đó còn là nhịp cầu dẫn tới sự quan trọng chính yếu để thấu hiểu tạo hóa và vạn vật.
Trong cuộc sống vật chất, xô bồ này con người đang giành giựt nhau từng miến cơm, manh áo. Một cuộc tìm hiểu của công ty điện thoại ở Nữu Ước trong 500 lần nói chuyện bằng điện thoại họ đã dùng đại-danh-từ: TÔI lên đến 3990 lần. Con người họ không quan tâm đến bạn. Họ không quan tâm đến tôi. Họ chỉ quan tâm đến họ: sáng, trưa, chiều và tối.
Nếu chúng ta chỉ cố gắng cảm kích người khác-và để làm cho họ quan tâm đến chúng ta, chúng ta sẽ không bao giờ có những người bạn chân thật. Bằng hữu, những người bạn chân thật không hành xử kiểu đó.
Xin bạn nấu một ấm trà thật ngon, ngồi uống chậm rãi, đừng để ai quấy rày, đọc đi đọc lại những câu danh ngôn của các triết gia, học giả, thi-văn-hào…sau đây để suy gẫm:
*Người là con quái gì?
Mới mẻ làm sao, yêu nghiệt làm sao, hỗn tạp làm sao…mâu thuẫn thế nào….mà cũng kỳ diệu làm sao!
Bình phẩm chê khen tất cả mọi sự mọi vật, thế mà cũng vừa là thứ trùn đất rất ngu xuẩn; tàng chứa chân ly’, mà cũng là một cái ổ bẩn thỉu đầy mờ ám và sai lầm; Vinh quang cao cả lắm, mà cũng là cái cặn bả vứt đi của vũ trụ.
*Người đâu phải là vị thánh, cũng đâu phải là con thú. Và bất hạnh thay, kẻ muốn làm thánh lại làm con thú.
*Đứa ngu tìm cách cắn bậc thiên tài. Người thiên tài có thể bị chảy máu, nhưng vết thương sẽ lành.
Trái lại, cái mồm của đứa ngu không còn cái răng nào nữa cả, và răng cũng không mọc lại được.
*Những người bạn thật tâm giao là những người cô đơn sống chung nhau.
*Đừng phân bua, đừng bày giải: Bạn thân, họ đã hiểu anh dư, Còn kẻ thù, họ không tin anh đâu.
*Anh có muốn hại kẻ nào không? Đừng nói xấu họ, Hãy nói tốt họ cho thật nhiều.
*Sở dĩ sự kiêu xấc của kẻ khác làm cho ta khó chịu, Là vì nó làm thương tổn cái kiêu xấc của ta.
*Nếu anh đóng cửa lại, không cho một sự sai lầm nào vào được cả, thì Chân ly’ cũng sẽ ở ngoài luôn.
*Tất cả những gì anh nói đều để nói về anh: đặc biệt là khi anh nói về kẻ khác.
*Anh hãy nói anh thích lân la với ai, tôi sẽ nói cho anh biết, anh ghét ai.
*Tôi hằng cư xử như một thằng ngu, còn lỗi lầm của tôi thì vô số kể.
*Nhờ miệng lằn lưỡi mối mà mình mới biết rõ những tật xấu của mình.
*Vợ người đẹp hơn vợ mình. Văn mình hay hơn văn người.
*Người ta yêu cầu được nghe lời phê bình của anh, nhưng họ chỉ muốn nghe những lời khen tặng mà thôi.
*Không nên thường thăm viếng những người bạn thân, nếu muốn gìn giữ mãi họ với ta.
*Chính những sa mạc mới khát khao dòng nước chảy; Những tâm hồn ích kỷ rất khao- khát được ấp yêu.
Bạn để y’ xem, trong đời sống hàng ngày chúng ta đã để mất rất nhiều cơ hội để bày tỏ cảm tình của mình đối với người thân, bằng hữu… Nhà ai cũng có điện thoại, đa số một năm chưa “phone” nhau được một lần.
Như vậy mà mỗi lần gặp nhau giữa những buổi tiệc tùng tay bắt mặt mừng một cách rất ư là giả dối, làm như thể nhớ nhau quay quắt. “Sự sợ hãi hạ cấp nhất là sự sợ hãi bày tỏ cảm tình” tôi còn nhớ một nhà tâm ly’ học đã nói câu đó. Triết ly’ của Phật giáo cũng như của Công giáo đã cho chúng ta thấy Đức Phật cũng như Chúa Jesus đã bày tỏ lòng từ bi bác ái và tình yêu thương của các Ngài qua hàng trăm cách khác nhau đối với các tông đồ.
Tại sao chúng ta là những thường nhân lại lưỡng lự không dám bày tỏ sự quan tâm, thương mến lẫn nhau? Phong tục và tập quán tại Hoa Kỳ cũng như tại Gia-Nả-Đại, đặc biệt giữa hai người bạn trai mà có những cử chỉ hoặc lời nói quá thân mật, bá vai, bá cổ thì họ cho rằng hai người đó bị bệnh đồng tình luyến ái.
Nhưng, người được bạn bè quí mến là người không ngại ngùng bày tỏ tình yêu thương của mình một cách công khai.
Đọc lịch sử Hoa Kỳ chúng ta cũng thấy được sự bày tỏ cảm tình giữa Tướng LaFayette và Tổng Thống Jefferson. Hai người đã thư từ với nhau một cách đều đặn, họ không gặp nhau trong 35 năm. Khi Tổng Thống Monroe mời vị Tướng lãnh vĩ đại của Pháp quốc đến thăm viếng Hoa Kỳ vào năm 1824, Lafayette đã 67 tuổi và Jefferson 81. Chỉ ở có một ngày tại thành phố Quincy, tiểu bang Massachusettes, sau đó Lafayette vội vã xuôi Nam để gặp ông Jefferson.
Vào buổi sáng tháng 11, chiếc xe tứ mã của Lafayette đến tại thành phố Monticello. Một đám đông tụ tập để chứng kiến buổi gặp gỡ. Ông John Randolf Trưởng Ban Nghi Lễ miêu tả như sau: “Ông Jefferson từ sân thượng vội vã đi xuống đến tận xe để đó ông Lafayette và cả hai ôm nhau khóc nghẹn ngào.
Tôi đã từng chuyện trò với nhiều người bạn đã ly dị. Tôi thường ao ước họ sẽ thấm nhuần lòng thương nhân loại của Chúa, đức từ bi hỉ xả của Phật và tình bạn thắm thiết giữa Lafayette và Jefferson, những Thánh và Danh Nhân đã dám bày tỏ tình yêu thương một cách chân thành.
Có rất nhiều người tâm sự với tôi là họ mặc dầu săn đón bạn bè rất niềm nở, chiều chuộng đủ thứ nhưng cuối cùng rồi bạn bè cũng ngoảnh mặt quay lưng. Tại sao vậy?
Trong cách giao tế bạn đã xoi mói đến đời tư, đến cách ăn mặc, đến cái lợi về tinh thần lẫn vật chất, đến lời ăn, tiếng nói của người khác trong lúc vui chơi, tiệc tùng. Bạn đã quên một yếu tố rất quan trọng đó là: tình thương giữa bạn bè. Bạn không đến với họ bằng tình yêu thương.
Hai ngàn năm về trước, triết gia Seneca đã nói một câu rất đơn giản nhưng hàm chứa trọn vẹn triết ly’ sống: “Bạn muốn được người khác yêu thương, hãy yêu thương họ”. Bạn hãy để cõi lòng mình rộng mở, đến với nhau bằng sự mến phục, không nên ganh tỵ, bắt lỗi, bắt phải, nói những câu xúc phạm đến họ. Ai cũng thích được khen cả.
Kinh nghiệm cho tôi biết có một hiện tượng lạ lùng trong ngành chữa trị bệnh tâm thần là khi bệnh nhân lột tả hết tâm sự thầm kín của họ từ sự xúc động, giận dữ, điên cuồng hoặc thù ghét…. Khi lắng nghe, tâm hồn tôi đều có cùng một cảm xúc như họ. Trong nghệ thuật đánh bạn cũng vậy, khi họ được mời đến chơi, họ sẽ vui vẻ, ưa thích những gia chủ yêu thương và quí mến họ và ngược lại sự đam mê và lòng yêu thương bao giờ cũng được đáp ứng.
Bạn biết không? Hoàng Đế Napoleon đã thử, và trong lần gặp gỡ cuối cùng với Hoàng Hậu Joséphine, ông nói: “Joéphine, Trẫm thật sự may mắn như bất cứ một người đàn ông nào khác trên quả đất; và tuy nhiên, đến giờ phút này, khanh là người duy nất trên thế giới mà trẩm tin tưởng”.
Bạn thì sao tôi không biết, nhưng cá nhân tôi đúng như câu: “Khôn nhà, dại chợ”. Đối với vợ con, thú thật với bạn, thỉnh thoảng tôi cũng cộc cằn, thô lỗ…Nhưng đối với bạn bè, dù bất cứ thuộc giai cấp, trình độ nào tôi cũng đều tử tế và lịch sự hết mình. Ước gì tôi áp dụng cái cung cách xử thế đó đối với vợ con phải tuyệt cú mèo hay không?
Cửa nhà thêm êm ấm, hạnh phúc hay không?. Xin thưa với bạn: “Mỗi một lời nói, một hành động tử tế với nhau lúc còn sống, có giá trị hơn hàng triệu hạt nước mắt mà bạn nhỏ trên nấm mồ hoang lạnh”.
Có nhiều lúc bạn cũng như tôi sẽ cảm thấy hối tiếc về một vài điều mà bạn đã nói; hối tiếc vì đã ở lại quá trễ, hoặc hối tiếc bạn đã đi quá sớm; hối tiếc rằng bạn đã thắng hay mất một vật gì đó; nhưng trong suốt cuộc đời, bạn sẽ không bao giờ hối tiếc bạn đã đối xử tử tế với ai.
Ngạn ngữ Trung Hoa có câu: “Nếu bạn kiên nhẫn trong một lúc giận dữ, bạn sẽ thoát được cả trăm ngày sầu khổ”. Tình bạn giống như trương mục ở ngân hàng. Bạn không thể tiếp tục rút tiền ra xài mà không chịu ky’ thác tiền vào đó. Có tư cách đáng khen thưởng hơn tài năng ngoại hạng. Đa số tài năng là một món quà. Có tư cách không ai cho chúng ta cả. Chúng ta phải xây dựng từng chút một-bằng tư tưởng, sự chọn lựa, sự can đảm và lòng quyết tâm.
Cố bác sĩ Alfred Adler, một nhà tâm-ly’-học nổi tiếng của Áo quốc đã nói: “Cá nhân sống mà không quan tâm đến đồng loại của mình, là những người có những sự khó khăn nhất trong cuộc sống và gây ra tổn thương lớn nhất cho những người khác. Những sự thất bại của nhân loại nẩy sinh do những thành phần đó”.
Ngày xưa tôi cũng có học một ít chữ Nôm, thỉnh thoảng tôi cũng đọc sơ qua một ít sách thánh hiền để lại để học hỏi cách xử thế của người xưa như thế nào, có thích hợp với con người ở cái thời đại văn minh này không, xin bạn nghiệm thử. Mùa xuân khí trời có đầm ấm ôn hòa thì muôn loại mới sinh tươi nẩy nở và phồn thịnh được.
Người đối với người cũng vậy, trong gia đình, ngoài thì xã hội, có “hòa khí” mới có thể sống chung với nhau mà an cư lạc nghiệp được. Ta dù có được là người tốt chăng nữa mà cứ một mực góc gách, nghiêm ngặt với người, thì người lấy làm khó chịu mà không thể nào thân với ta được. Không chịu được nhau, thành thử đôi bên không được yên vui sung sướng. Bao giờ cũng nên giữ được cái thái độ ôn hòa, không a dua, xu phụ ai, cũng không ghét ai để cho người đau đớn mà sinh biến.
Cư xử với người mà góc gách, nghiêm ngặt quá là cái đại bệnh ở đời. Bực thánh hiền cư xử với người đời không có giây phút nào là rời bỏ được cách ôn hòa trung hậu:
Thầy Nhan Yên, hỏi Đức Khổng Tử: “Hồi nầy muốn nghèo mà cũng được như giàu, hèn mà cũng được như sang, không phải khỏe mà có oai, chơi bời với người ta suốt đời không lo sợ gì, muốn như vậy, có nên không?.
Đức Khổng Tử nói: “Người hỏi thế phải lắm. Nghèo, mà muốn cũng như giàu, thế là biết bằng lòng số phận không ham mê gì. Hèn, mà muốn cũng như sang, thế là biết nhún nhường và có lễ độ. Không khỏe, mà muốn có oai, thế là biết thận trọng, cung kính không lầm lỗi gì. Chơi bời với mọi người mà muốn suốt đời không lo sợ, thế là biết chọn lời rồi mới nói”.
Và cũng chính cái cung cách cư xử ôn hòa, trung hậu đó, các bậc thánh hiền đã khuyên ta:
-Phiếm ái chúng: nghĩa là rộng yêu tất cả loài người.
-Hòa nhi bất đồng: nghĩa là xử với người hòa hợp mà không a dua phe đảng.
-Hòa nhi bất lưu: Nghĩa là xử với người hòa nhã mà không đua theo quá trớn.
-Quần nhi bất đảng: nghĩa là liên hợp với mọi người cho có nhân quần mà không vào bè kết đảng với ai cả.
-Chu nhi bất tị: nghĩa là công bình mà chẳng thiên tư.
-Từ tường khải dễ: nghĩa là nhân đức, êm ái, vui vẻ, dễ dàng.
-Ái nhân: nghĩa là yêu loài người.
-Thân nhân: nghĩa là gần gụi dân và đi sát với dân, coi dân như anh em con cái.
-Vạn vật nhất thể: nghĩa là coi muôn loài với mình như một thể.
-Thiên hạ nhất gia, trung quốc nhất nhân: nghĩa là coi cả thiên hạ như một nhà, coi cả nước như một người.
Nếu làm người cứ vò võ một mình, tính nết khe khắt, lạnh nhạt, chẳng thân với ai thì thật là một hạng chướng ngại cho xã hội.
Trong cộng đồng của chúng ta không phải là không có những người chủ trương không thèm giao tiếp với người Việt, họ sợ phải chịu mang tiếng xấu. Bạn hãy chỉ cho tôi một quốc gia nào trên quả đất mà không có đĩ điếm, trộm cướp, giết người, cướp của…Họa chăng chỉ có ở trên thiên đường mà ảo tưởng của con người dựng nên. Bạn là nhà trí thức, học rộng biết nhiều, cao sang đạo đức, lễ nghĩa, liêm sĩ…v.v.. sao không biết áp dụng triết ly’ của Lão Tử: “Người hay là thầy người dở, người dở là kẻ giúp chí cho người hay”. Để hướng dẫn cho người đồng hương ruột thịt của mình?
. Người ta ở đời không phải chỉ quay mắt nhìn về trước là xong, cốt phải liên cang với những người hiện thời nữa. Mà trong cách liên can ăn ở ấy, thì không gì bằng khiêm nhã mềm dẻo. Xưa nay thường dạy như thế: “Dịu hơn là xẳng”, “Lạt mềm buột chặt”:
Thường Tung yếu. Lão Tử đến thăm, hỏi rằng:
-Tôi xem tiên sinh mệt nặng. Dám hỏi tiên sinh còn có câu gì để dạy đệ tử chúng con nữa không?
Thường Tung nói:
-Qua chỗ cố hương mà xuống xe, ngươi đã biết điều ấy chưa?
Lão Tử thưa:
-Qua chỗ cố hương mà xuống xe, có phải nghĩa là không quên nơi quê cha đất tổ không?
-Ừ phải đấy, -Thế qua chỗ có cây cao mà bước rảo chân, ngươi đã biết điều ấy chưa?.
-Qua chỗ cây cao mà bước rảo chân, có phải là kính những bậc già cả không?
-Ừ phải đấy.
Thường Tung lại há miệng ra cho Lão Tử coi nữa và hỏi rằng: -Răng ta còn không?
Lão Tử thưa: -Rụng hết cả rồi.
-Thế ngươi có rõ cái ly’ do ấy không?
-Ôi! Lưỡi mà còn lại, có phải tại lưỡi mềm không? Răng mà rụng hết, có phải tại răng cứng không?
-Ừ, phải đấy. Việc đời đại để như thế cả. Ta không còn gì để nói cùng các ngươi nữa.
Bạn có biết không? Một lời nói êm dịu, ngọt mềm là một trong những sự giải quyết êm đẹp nhất để tránh va chạm không những đối với mọi người mà còn đối với những người trong gia đình như vợ con….
Có một loại tâm bệnh ở trong một số ít người, họ tự cho mình cao cả, học thức, đạo đức, sang trọng hơn những người khác qua sự chỉ trích bạn bè. Nếu bạn cảm thấy rất đau khổ để chỉ trích một người nào đó, bạn cứ an nhiên, tự tại mà làm. Nhưng nếu bạn cảm thấy thích thú chút xíu cho thỏa lòng ganh tức, tôi khuyên bạn nên dừng lại.
Lòng khoan dung, độ lượng, một trong những biểu hiện cao hơn của văn hóa, chỉ được nhìn thấy nơi kẻ có đầu óc luôn luôn cởi mở trước mọi vấn đề, và cũng chỉ ai có được đầu óc thoáng đạt cởi mở khi nhìn thực tế mới đích thực là kẻ có học thức và họ mới xứng đáng để được chuẩn bị tự thích ứng với những của cải to tát hơn của đời.
Đến đây tôi chợt nhớ đến những lời khuyên dạy của cổ nhân như những khuôn vàng, thước ngọc, xin bạn cùng tôi suy gẫm:
*Nói đương sướng hả mà nín ngay được; y’ đương hớn hở mà thu hẳn được, tức, giận, ham mê đương sôi nổi, nồng nàn, mà tiêu trừ biến mất được; không phải là người rất kiên nhẫn, thì không tài nào được như thế.
*Chính mình chẳng kiềm chế nổi mình mà cứ muốn cài đạp người thì thật là nhu.
*Người ta ai mà không có lỗi. Có lỗi mà sửa đổi được thì còn gì hay hơn.
*Câu nói như tên, không nên bắn bậy, đã lọt vào tai ai, không tài nào rút ra được nữa.
*An ác, dương thiện là bực thánh: thích thiện, ghét ác là bậc hiền, tách bạch thiện, ác quá đáng là hạng người thường, điên đảo thiện ác để sướng miệng gièm pha là hạng tiểu nhân hiểm ác.
Cố Tổng Thống Abraham Lincoln của Hoa Kỳ có thể nói là mẫu người Mỹ ly’ tưởng tốt đẹp nhất. Ông luôn luôn cởi mở trước mọi vấn đề, luôn luôn lắng nghe y’ kiến công luận phê phán, những người đi tìm kiếm chút địa vị trong nội các chính phủ, những cố vấn họ nghĩ mình thông minh, sáng suốt hơn Tổng Thống. Xuyên qua những kinh nghiệm trong cuộc đời làm chính trị, ông đã nói một câu bất hủ: “Đừng phán đoán, bạn sẽ không bị phán đoán”.
Suốt cuộc nội chiến giữa hai miền Nam, Bắc, khi bà Lincoln nặng lời đối với người miền Nam, Tổng Thống Lincoln trả lời: “Mary, đừng chỉ trích họ, nếu chúng ta lâm vào hoàn cảnh như họ, chúng ta cũng hành động giống như họ mà thôi”.
Nhà soạn nhạc dương cầm Beethoven đã nói: “Tất cả chúng ta đều lỗi lầm, nhưng mỗi người làm những lỗi lầm khác nhau”.
Bạn đừng cho rằng tôi khuyên bạn trở nên một người ba phải chỉ biết đồng y’ với tất cả mọi người mà không biểu lộ y’ kiến. Không phải vậy-bạn cứ vui vẻ, chân tình cởi mở, mến trọng tất cả mọi người.
Nếu đi đến một buổi tiệc mà sợ người ta phê bình, chỉ trích, chỉ ngồi yên lặng từ đầu đến cuối không dám phát biểu, đùa nô với bạn bè thì làm sao có được tình thân?. Nhưng bạn phải cho người khác cái đặc quyền giống như vậy. Biểu lộ cá tính chân thật của mình thì được, bao lâu nó không mang tính chất chiếm hữu, không can dự, không bắt buộc đòi hỏi người khác phải theo y’ của mình.
Trong sách Mạnh Tử có câu chuyện rất hay, xin kể hầu bạn: “Tự xét mình”:
Người quân tử sở dĩ khác người là vì lúc nào cũng để tâm đến việc “Nhân”, để tâm đến việc “Lễ”.
Đã là người có nhân, thì yêu người, đã là người có lễ, thì kính người. Mà theo lẽ thường, yêu người thì tất người sẽ yêu lại, kính người thì người tất kính lại. Người quân tử ăn ở như vậy, mà gián hoặc còn có kẻ đem thói ngang ngược đối đãi lại, thì tất nhiên tự xét ngay mình lại, chắc mình còn bất nhân, chắc mình còn vô lễ, thì họ mới xử với mình như thế, chớ tự dưng thì có khi nào họ lại ngang ngược với mình được.
Người quân tử xét lại thật mình có nhân, thật mình có lễ, mà người ta đối đãi với mình vẫn ngang ngược như trước, thì tất lại xét lại mình ta nhân, ta lễ thật, nhưng ta chưa được hết lòng chăng?. Nếu người quân tử xét rằng thật đã hết lòng mà thói người ngang ngược vẫn như trước, thì bấy giờ người quân tử nói: “Hạng này thật là hạng càn dở. Người mà đến như vậy thì khác gì loài vật. Đối với loài vật thì ta còn kể làm chi”.
Tôi xin mượn lời của một học giả Hoa Kỳ, ông Napoleon Hill, để gửi đến bạn: “Tôi đã tìm thấy hạnh phúc bằng cách giúp đỡ những người khác.
Tôi có được một thân thể tráng kiện, lành mạnh vì tôi sống điều độ với tất cả mọi sự vật và chỉ dùng những thức ăn mà Thiên Nhiên đòi hỏi cho việc bảo quản thân thể của tôi.
Tôi thoát khỏi sự sợ hãi dưới mọi hình thức.
Tôi không ghét bỏ, ganh tỵ, nhưng yêu thương tất cả đồng loại.
Tôi gắn bó tận tụy làm việc cho tình yêu hòa lẫn với vui chơi, giải trí một cách hào phóng. Vì vậy tôi không bao giờ biết mỏi mệt.
Tôi buông lời cảm tạ mỗi ngày không phải để có nhiều của cải, nhưng cho sự khôn ngoan để nhận thức, giữ lấy và xử dụng những của cải lớn lao mà hiện tôi đang có sẵn.
Tôi không đòi hỏi những người khác phải niềm nở với tôi, ngoại trừ đặc quyền san sẻ của cải của tôi cho tất cả những ai muốn đón nhận nó.
Tôi hành động đúng theo tiếng gọi của lương tâm. Vì vậy, chính lương tâm hướng dẫn tôi một cách đúng đắn trong tất cả những gì mà tôi làm.
Tôi không có kẻ thù bởi vì tôi không làm phương hại bất cứ một ai vì bất cứ ly’ do gì, nhưng tôi giúp ích cho bất cứ ai mà tôi liên hệ để chỉ dẫn phương pháp giữ của cải được lâu bền.
Tôi thành thật mà nói rằng tôi có nhiều của cải vật chất hơn số lượng mà tôi cần, bởi vì tôi không tham lam và chỉ ao ước có đủ vật chất lúc tôi còn sống.
Tôi đang làm chủ một bất-động-sản lớn lao không bị đóng thuế bởi vì nó được cất giữ trong tâm trí, đó là những của cải không thể sờ mó được, không thể đánh giá hoặc chiếm hữu được, chỉ trừ những ai áp dụng cách sống của tôi. Tôi đã sáng tạo bất-động-sản lớn lao này bằng cách quan sát luật lệ thiên nhiên và ứng biến thành những tập quán để sống đúng theo đó”.
Để kết thúc tiểu đề này, tôi xin “khoe” với bạn, tại khu tôi ở có một cửa tiệm bán thức ăn nhẹ và cà-phê, thỉnh thoảng tôi tạt vào ăn vài cái bánh ngọt, uống ly cà-phê và để chuyện trò với ông Joe (chủ quán).
Bạn biết ở khu du lịch của miền duyên hải White Rock 80% là những người cao niên từ bảy, tám chục tuổi trở lên. Ông Joe đúng là mẫu người sung sướng, cởi mở, bặt thiệp vô cùng. Vào một đêm tôi đã chứng kiến cái cảnh ông ta tiếp đãi thực khách tại cửa tiệm của ông.
Ông ta bưng một tô xúp nóng đặt trước mặt ông cụ đôi tay run rẩy: “Ông Jones, Mamie nấu chén xúp đặc biệt này cho ông đây”. Một cụ bà lưng khòm, đi nghiêng ngã bắt đầu bước ra cửa: “Bà Hudson ơi! Cẩn thận nhé, ngoài kia xe cộ chạy nhanh lắm đấy. Và ô kìa! Bà nhìn xem trăng tròn đang nhô lên ở mé sông. Một đêm thật tuyệt vời”. Tôi ngồi đó suy nghĩ và nhận thấy ông Joe đúng là một người sung sướng hạnh phúc bởi vì ông thật sự yêu thương loài người…