Biện pháp đối phó lũ lụt của các nước trên thế giới
Malaysia có hầm \”hai trong một\” để chứa nước lũ, còn Anh có hệ thống đập để kiểm soát lượng nước chảy về phía London.
Bể nước ngầm được ví như \’ngôi đền\’ giúp Tokyo chống đỡ lũ lụt
Hầm SMART của Malaysia. Ảnh: SAYS. |
Chống lũ lụt là một trong những vấn đề được quan tâm của nhiều nước trên thế giới, trong đó có thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, nằm gần nơi hợp lưu của hai dòng sông. Từ năm 2007, Kuala Lumpur vận hành hệ thống Đường hầm Xử lý Nước mưa và Giao thông (SMART).
Mục đích chính của đường hầm là để giải quyết vấn đề lũ lụt ở Kuala Lumpur và cũng nhằm giảm ùn tắc giao thông dọc theo cầu vượt Jalan Sungai Besi và Loke Yew tại Pudu trong giờ cao điểm. Đường hầm này gồm hai phần, phía trên là đường đi của xe cộ, phía dưới là hầm chứa nước.
Cách vận hành của hầm SMART ở Malaysia. Đồ họa: Amusing Planet. |
Có ba chế độ hoạt động của đường hầm. Nếu mưa ít và không có bão, hầm chứa nước sẽ bị đóng, hầm hoạt động như một tuyến đường bộ thông thường. Nếu có bão vừa phải, hầm chứa nước được mở ra ở phía dưới để lưu trữ nước mưa, xe cộ vẫn lưu thông ở phía trên.
Nếu có bão lớn, các phương tiện sẽ bị cấm lưu thông. Sau khi chắc chắn tất cả phương tiện đã ra khỏi hầm, hai cửa tự động sẽ được mở để cho phép nước lũ đi qua cả phần hầm dành cho xe cộ. Sau khi trận lụt kết thúc, đường hầm được làm sạch bằng phương pháp rửa áp lực và được mở cửa trở lại cho phương tiện lưu thông trong vòng 48 giờ.
Hầm chứa nước dài 9,7 km còn hầm giao thông dài 4 km với chi phí xây dựng là 514 triệu USD. Đây là đường hầm đa năng dài nhất thế giới.
Đập Marina Barrage nhìn từ trên cao. Ảnh: Today Online. |
Singapore đã xây nhiều hồ trữ nước để vừa có thể chống lụt, chống nước dâng, vừa có nguồn nước ngọt cho người dân. Công trình tiêu biểu là hồ chứa và đập Marina Barrage dài 350 m với chi phí 135 triệu USD.
Nếu mưa lớn khi thủy triều xuống, các cổng đập sẽ được hạ xuống để giải phóng lượng nước dư thừa từ hồ chứa ra biển. Nếu mưa lớn xảy ra khi thủy triều lên, các cổng sẽ được đóng lại, máy bơm thoát nước khổng lồ được kích hoạt để bơm nước thừa từ hồ chứa ra biển.
Thủ đô Tokyo của Nhật có truyền thống chiến đấu chống lũ lụt từ lâu đời, bởi thành phố nằm trên một đồng bằng được bao quanh bởi 5 hệ thống sông và hàng chục con sông lớn nhỏ liên tục phình ra qua mỗi mùa. Để giải quyết vấn đề, chính quyền đã xây Kênh xả nước Ngầm khu vực Đô thị (MAOUDC) nằm ở độ sâu 22 m dưới lòng đất, được mệnh danh là \”ngôi đền chống ngập\”.Video Player is loading.ReplayCurrent Time 3:10/Duration 3:10Loaded: 0%Progress: 0%UnmuteFullscreen
Hệ thống bể ngầm giúp Tokyo đối phó lũ lụt. Video: Earth Titan.
Bể ngầm trị giá 2 tỷ USD này được hoàn thành vào năm 2016, gồm một hệ thống đường hầm dài 6,3 km cùng những căn buồng hình trụ cao chót vót, có thể chứa lượng nước khổng lồ.
Hệ thống này hút nước từ những con sông nhỏ và trung bình ở khu vực phía bắc Tokyo rồi lưu chuyển chúng tới con sông Edo lớn hơn. Khi một trong những con sông này bị tràn bờ, nước sẽ thoát xuống một trong 5 bể trụ khổng lồ cao 70 m nằm dọc kênh.
Mỗi bể ngầm đủ lớn để chứa một tàu con thoi hay tượng Nữ thần Tự do và chúng được kết nối thông qua hệ thống đường hầm. Khi nước lũ dâng lên ở sông Edo, \”ngôi đền chống ngập\” sẽ làm giảm dòng chảy của nó, nhờ thế các máy bơm có thể đẩy nước ra sông.
Thames Barrier, công trình chống lụt cho London. Ảnh: Guardian. |
Công trình chống ngập Thames Barrier của Anh là hệ thống đập dài 520 m vắt ngang sông Thames ở đoạn Woolwich, phía đông thủ đô London, nhằm ngăn London bị lụt do triều cường và nước dâng do bão từ Biển Bắc. Nó được xây dựng với chi phí hai tỷ USD và đi vào hoạt động từ năm 1982.
Thames Barrier gồm những chiếc cổng thép nặng 3 nghìn tấn, cao 20 m có thể xoay được. Khi thủy triều lên, cổng thép sẽ bị đóng để ngăn dòng nước chảy về London. Còn khi thủy triều xuống, cổng được mở để khôi phục dòng chảy của sông về phía biển. Mất 90 phút để hệ thống cổng này đóng hoàn toàn.
Cách hoạt động của Thames Barrier. Đồ họa: BBC. |
Chỉ 50% diện tích Hà Lan nằm cao hơn mực nước biển nên chống lũ lụt là ưu tiên hàng đầu của nước này. Họ có hai công trình quan trọng là Zuiderzee Works, hệ thống các đập và các công trình thoát nước ở khu vực tây bắc, và Delta Works, hệ thống đê biển khổng lồ ở khu vực tây nam để bảo vệ Hà Lan trước những trận lụt do nước dâng từ Biển Bắc.
Hơn 10 năm trước, Hà Lan bắt đầu triển khai chương trình \”tăng không gian cho các dòng sông\” với chi phí 2,8 tỷ USD. Đây là sáng kiến giảm lũ bằng cách tăng độ sâu cho các dòng sông, di dời đê, chuyển cư dân sống dọc theo các con sông vào sâu trong đất liền. Mục đích của sáng kiến là khiến cảnh quan dọc theo các con sông được phục hồi để hoạt động như lớp \”bọt biển tự nhiên\” hấp thụ nước trong trường hợp lũ lụt.
Chris Zevenbergen, giáo sư về khả năng chống lũ của các hệ thống đô thị tại Viện Ihe Delft, gọi đây là thay đổi bước ngoặt. \”Mô hình cũ là kiểm soát các dòng sông và xây dựng, củng cố các con đê dọc theo các con sông, nhưng chúng tôi quyết định khám phá một cách tiếp cận mới là mở rộng không gian sông. Đây không phải là chiến đấu với nước mà là sống chung với nó\”, ông nói.
\”Lời khuyên dành cho các thành phố đang đối mặt với nguy cơ lũ lụt do mưa hoặc bão là: Đừng đợi cho đến khi thảm họa lũ tiếp theo xảy ra thì mới có cái nhìn thực sự nghiêm túc về tình hình hiện tại và tính đến hệ thống bảo vệ\”, Zevenbergen nói thêm.
Phương Vũ (Theo BBC)