Thỏa hiệp Yalta: Có thật Roosevelt, Churchill ‘bán rẻ Đông Âu\’?

Thỏa hiệp Yalta: Có thật Roosevelt, Churchill ‘bán rẻ Đông Âu\’?

  • 9 tháng 7 2019
\"Lãnh
Image captionLãnh đạo Anh, Mỹ, Liên Xô tại Yalta năm 1945

Hội nghị Yalta giữa Stalin, Churchill và Roosevelt ở Yalta, Liên Xô tháng Hai 1945 là một trong những sự kiện gây tranh cãi nhất thế kỷ 20.

Khi nhìn lại, diễn tiến trong và sau sự kiện dường như vẫn phù hợp với thời hiện nay, khi Nga và phương Tây đang lạnh giá.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, hội nghị Yalta mang tiếng cực xấu ở phương Tây. Tại Mỹ, đảng Cộng hòa gọi đây là ví dụ của sự nhân nhượng dẫn tới việc Liên Xô khống chế Ba Lan và Đông Âu.

Tháng 5/2007, Tổng thống Mỹ George W. Bush lên án kết quả Yalta, nói rằng \”nỗ lực hy sinh tự do cho ổn định đã đem lại một lục địa chia rẽ và bất ổn\”.

Trước hội nghị Yalta, Churchill và Roosevelt đã gặp Stalin tại Tehran tháng 11/1943. Thủ tướng Anh Churchill cũng hai lần thăm Moscow, năm 1942 và 1944.

Hội nghị Tehran thường bị bỏ qua, nhưng về nhiều mặt, những thỏa thuận tại Tehran đã là nền tảng cho Yalta.

Cần nhớ rằng chính tại Tehran, Stalin và Roosevelt bỏ phiếu thuận, vượt qua phản đối của Churchill, để đồng ý rằng vào mùa xuân 1944, quân Đồng minh sẽ đổ bộ vào Normandy giải phóng Pháp – chiến dịch sẽ mang tên Overlord.

\"Hội
Image captionHội nghị Tehran 1943: Stalin và Roosevelt đồng ý phe Đồng minh sẽ đổ bộ vào Normandy

Đến lúc này, cuộc chiến trên bộ ở châu Âu đã chủ yếu được quyết định ở Mặt trận phía Đông. Từ tháng 6/1941 tới tháng 6/1944, 93% tổn thất của Đức là do Hồng quân Liên Xô. Cụ thể, 4,2 triệu người Đức chết, bị thương, mất tích ở Mặt trận phía Đông so với 329.000 ở Bắc Phi và Italy.

Ảnh hưởng của Stalin tại hội nghị Tehran đã phản ánh cục diện chiến trường khi đó.

Tháng 6/1944 không chỉ chứng kiến quân Đồng minh đổ bộ vào các bãi biển vùng Normandy, mà còn có cả chiến dịch Bagration của Liên Xô.

Tại phương Tây, ít người biết chiến dịch này, nhưng thành quả của nó cũng ngang với trận Normandy, mà còn diễn ra nhanh hơn.

Trong vòng 5 tuần, trong khi Đồng minh còn kẹt ở Normandy, Hồng quân đã đi 500 dặm về hướng Belarus và Ba Lan, hủy diệt 30 sư đoàn Đức.

Đến cuối tháng 7/1944, Hồng quân đã ở cửa ngõ Warsaw, Ba Lan.

\"Hồng
Image captionHồng quân Liên Xô ở gần Warsaw năm 1944

Ngoài Bagration, Liên Xô còn tiến hành 4 chiến dịch trong hè và thu 1944, chiếm lại các nước Baltic, đi vào Romania, Bulgaria, Nam Tư và phần lớn Ba Lan.

Trong bối cảnh đó, Churchill có chuyến đi sang Moscow tháng 10/1944.

Trong tình tiết vô cùng nổi tiếng, hay tai tiếng, Churchill vạch ra cái gọi là thỏa thuận phần trăm với Stalin.

Trên một mảnh giấy, Thủ tướng Anh vẽ phần trăm ảnh hưởng ở từng nước tại đông và nam Âu, gồm cả Hy Lạp và Nam Tư.

Đến tháng 2/1945, khi Tam Đại gặp nhau ở Yalta, Liên Xô đã kiểm soát hầu hết Đông Âu.

\"Máy
Image captionMáy bay Liên Xô đánh bom Berlin năm 1945

Khi nhìn lại, nhiều sử gia nhận ra điều quan trọng ở Yalta không phải là Roosevelt và Churchill đã nhượng bộ, bởi Stalin đã kiểm soát hầu hết Đông Âu và chỉ có thể bị đuổi bằng vũ lực. Điều quan trọng là vì sao Mỹ và Anh vẫn nghĩ rằng họ có thể có quan hệ hợp tác với Stalin – sự đánh giá sai lầm của các chính khách là bài học cho tới hôm nay.

Roosevelt rất ghét Hitler, nhưng có cái nhìn hơi khác về Stalin và Liên Xô.

Tháng 4/1943, tổng thống Mỹ dự đoán Liên Xô sẽ phát triển theo hướng \”chuyển hóa hiến pháp\”. Sang năm 1944, Roosevelt nói ông \”không sợ chủ nghĩa cộng sản\” vì \”có nhiều loại cộng sản, và không phải tất cả đều có hại\”.

Lúc này Roosevelt muốn thuyết phục Nga đừng nghi ngờ thế giới phương Tây mà hãy hòa nhập.

Tháng 3/1942, Roosevelt nói với Churchill về Stalin: \”Ông ta nghĩ rằng ông ta thích tôi hơn, và tôi hy vọng ông ta sẽ tiếp tục như thế.\”

Tháng 5/1944, Roosevelt nói với đại sứ Mỹ ở Nga Averell Harriman rằng ông \”không quan tâm liệu các nước có biên giới với Nga bị cộng sản hóa hay không\”.

Mục tiêu của Roosevelt là đạt thỏa thuận mà khiến Stalin hài lòng, giúp bình ổn châu Âu.

Churchill có quan điểm khác Roosevelt về Stalin và Liên Xô. Ông luôn căm ghét ý thức hệ của Liên Xô.

Do Anh ở châu Âu, nên Churchill cũng không thể bàng quan nếu Liên Xô nuốt chửng Đông Âu.

Tuy nhiên, Churchill cũng tin rằng Stalin có thể mềm mỏng để nhượng bộ.

\"Hồng
Image captionHồng quân Liên Xô

Việc cả Churchill và Roosevelt đều nghĩ họ có thể thuyết phục Stalin phản ánh sự thiếu thông tin của phương Tây về Liên Xô.

Và đến khi họ trực tiếp gặp Stalin, họ cũng bị chinh phục bởi nhà lãnh tụ.

Khi thăm Moscow tháng 10/1944, Churchill mô tả cho vợ: \”Tôi đã có các cuộc nói chuyện rất dễ chịu với Ông Gấu (Old Bear). Càng gặp, tôi càng thích ông ta.\”

Churchill càng tin tưởng khi Stalin tôn trọng lời hứa rằng để yên cho Anh chi phối tình hình Hy Lạp.

Còn với Stalin, có vẻ ông xem quan hệ đồng minh thời chiến là cuộc hôn nhân tạm thời.

Tháng 1/1945, ông nói Liên Xô nay đã tham gia lực lượng tư bản \”dân chủ\” chống phát xít, vì Hitler là đe dọa lớn hơn.

Stalin hiểu rằng ông cần quan hệ đồng minh với Anh, Mỹ để bảo đảm thắng lợi tại châu Âu và rồi đánh nhau với Nhật.

Cũng có sử gia cho rằng Stalin không muốn có chiến tranh với phương Tây, dù nóng hay lạnh. Ông muốn tiếp tục đối thoại với phương Tây nhưng ở thế chủ động, hy vọng rằng phương Tây sẽ nhượng bộ.

Hội nghị diễn ra ở lâu đài Livadia, nhìn ra Biển Đen. Tổng cộng có 8 phiên họp, mỗi ngày từ 4 đến 11/2.

\"Hội
Image captionHội nghị Yalta

Roosevelt có hai ưu tiên. Một, là đạt thỏa thuận về Liên Hiệp Quốc để một hội nghị sáng lập có thể diễn ra. Phía Mỹ tin rằng việc Liên Xô cam kết tham gia Liên Hiệp Quốc, trái ngược với sự xa lánh Hội Quốc Liên sau Thế chiến 1, sẽ thể hiện rằng Moscow sẵn sàng duy trì hợp tác thời hậu chiến.

Thứ hai, Roosevelt muốn Stalin cam kết sớm đánh Nhật Bản. Cần nhớ vào lúc này, không ai nghĩ rằng một quả bom nguyên tử sẽ là vũ khí kết thúc chiến tranh, còn Mỹ cho rằng họ chỉ có thể xâm lấn Nhật vào 1946.

Tại phiên họp ngày 6/2, Liên Xô đòi cả 16 nước cộng hòa Liên Xô phải có ghế trong Liên Hiệp Quốc.

Sang ngày hôm sau, Stalin bảo nay ông chỉ đòi 2 hay 3 ghế thôi. (Từ 1945 tới 1991, Liên Xô, Ukraine và Byelorussia có ghế trong Liên Hiệp Quốc.)

Roosevelt vui mừng, cảm giác Liên Xô đã nhượng bộ. Vấn đề Liên Hiệp Quốc xem như đã xong.

Về cuộc chiến Thái Bình Dương, Mỹ cũng hài lòng. Liên Xô xác nhận sẽ đánh Nhật.

Liên Xô đòi phải được giữ lại lãnh thổ Nga đã mất về tay Nhật, hoặc giữ lại nhượng bộ kinh tế tại Trung Quốc đã có từ thời Nga hoàng. Ngày 8/2, khi Roosevelt gặp riêng Stalin, tổng thống Mỹ chấp nhận trong một thỏa thuận bí mật.

Như vậy, về Liên Hiệp Quốc và cuộc chiến ở châu Á, Roosevelt nhận được cái ông muốn, nhưng cũng là thứ mà Stalin đồng ý.

Về vấn đề Đức, kết quả không làm Stalin thỏa mãn, nhưng Churchill hài lòng.

Tại Yalta, Stalin muốn thảo luận sẽ chia cắt Đức theo kiểu gì.

Roosevelt muốn chia Đức thành 5 hay 7 bang, còn Churchill không muốn cam kết cụ thể gì.

Rốt cuộc, các bên tại Yalta chỉ đồng ý về việc bồi thường lãnh thổ của Đức cho Ba Lan, và vùng Đông Phổ sẽ được chia giữa Liên Xô và Ba Lan.

\"Roosevelt
Image captionRoosevelt nghĩ rằng có thể thuyết phục Stalin

Vấn đề Ba Lan

Khi Ba Lan bị Nga và Đức chiếm năm 1939, một chính phủ lưu vong được thành lập ở London.

Sau khi Liên Xô gia nhập Đồng minh năm 1941 và giải phóng Ba Lan năm 1944, Stalin cho thành lập một chính phủ cộng sản.

Tại Yalta, Stalin muốn Đồng minh công nhận chính phủ cộng sản này. Về đường biên giới, Stalin muốn giữ nguyên cái gọi là Đường Curzon do Anh đề xuất từ 1920. Thực thi việc này sẽ đưa Liên Xô tới gần Đức hơn khoảng 100 dặm so với năm 1938.

Để bù lại cho việc mất lãnh thổ phía đông về tay Liên Xô, Ba Lan sẽ được đền bù thêm đất ở bắc và tây, lấy đi của Đức – một điểm từng được chấp nhận về nguyên tắc ở Tehran.

Stalin giành được nhượng bộ về đất đai này.

Tuy vậy, Stalin cũng chấp nhận rằng sẽ có bầu cử để chọn ra chính phủ đoàn kết ở Ba Lan.

Khi rời khỏi Yalta, phái đoàn Mỹ vô cùng vui sướng vì cho rằng đã xong hai ưu tiên – chiến tranh với Nhật và vấn đề Liên Hiệp Quốc.

Khi Churchill quay về London ngày 19/2, ông bảo đảm Stalin \”có thiện ý với thế giới và Ba Lan\”.

Còn Roosevelt cũng hồ hởi nói với Quốc hội: \”Chúng ta đã có khởi đầu tốt trên đường tới hòa bình thế giới.\” Roosevelt nói về một nhà nước Ba Lan \”độc lập, tự do, phồn thịnh\”.

Những lời có cánh của Roosevelt và Churchill sau này sẽ bị đem ra làm bằng chứng rằng hai vị đã lừa dối dư luận về Yalta.

\"Warsaw
Image captionWarsaw tan hoang vào lúc Thế chiến kết thúc năm 1945

Dang dở

Một điều thường bị quên về Yalta, là hội nghị không có ý đưa ra quyết định chung cuộc về tương lai châu Âu.

Churchill và Roosevelt nghĩ sau đó sẽ có một hội nghị hòa bình khác. Khi đó Anh và Mỹ tưởng rằng Đức chỉ đầu hàng vào tháng 7, còn Nhật chỉ bị đánh bại sau một năm nữa.

Tóm lại, Anh và Mỹ tưởng rằng sẽ còn thêm nhiều cơ hội để mặc cả với Stalin.

Nhưng vào tháng Tư, Roosevelt qua đời đột ngột. Đức đầu hàng tháng Năm. Churchill thua trong tổng tuyển cử ở Anh tháng Bảy.

Ngoài ra, đến khi hội nghị Potsdam diễn ra tháng 7/1945, tương quan lực lượng các bên cho thấy phương Tây chỉ có thể bắt đầu một cuộc chiến mới với Stalin nếu muốn kiểm soát Đông Âu.

Hội nghị Potsdam khai mạc ngày 17/7/1945, với sự tham dự của tân tổng thống Mỹ Harry Truman, Joseph Stalin và Winston Churchill.

\"Churchill,
Image captionChurchill, Truman và Stalin tại Potsdam tháng 7/1945

Stalin muốn Tây phương công nhận các chính phủ thân cộng sản đã dựng lên ở Đông Âu, nhưng Truman và Churchill bác bỏ.

Về Ba Lan, phe Đồng minh nhắc lại rằng Yalta đã thỏa thuận sẽ có bầu cử tự do \”sớm\” cho Ba Lan.

Nhưng kể từ sau Yalta, một chính phủ của phe cộng sản đã thành lập ở Ba Lan và không có kế hoạch tổ chức bầu cử tự do. Các thành viên của chính phủ Ba Lan lưu vong chống cộng đã bị bắt khi quay về từ London.

Đến tháng Tám, quốc hội Mỹ hỏi vì sao quân Liên Xô được phép chiếm quần đảo Kurile. Đó là lần đầu tiên, mật ước Yalta về vùng Viễn Đông được tiết lộ.

Đến hết năm 1945, nhiều người đã bắt đầu xem Yalta đồng nghĩa với thỏa hiệp và dối lừa.

Những đánh giá khác nhau về Yalta vẫn còn tác động đến cách phương Tây nhìn về Nga hiện nay.

Bài Liên Quan

Leave a Comment