Chuly sưu tầm
Tỉnh Thức Trên Mặt Trận Tri Thức
Written by Trần Thị Hồng Sương
Vị thần Janus hai mặt
Tri thức đa dạng như Vị thần Janus hai mặt là thần của tháng thứ nhất trong năm: Januar/January/ Janvier (Tháng Giêng). Theo thần thoại với nhiều dị bản, thần Janus có hai khuôn mặt nhìn về hai hướng đối nghịch. Mặt nhìn lui về quá khứ, mặt nhìn tới về hiện tại và tương lai, hai mặt còn là tượng trưng sự khởi đầu và hồi kết thúc. Thần Janus gắn trên cửa mặt quay ra ngoài mặt hướng vào trong nên còn được xem là thần giữ cửa.
Cũng có người muốn ví thần Janus biểu tượng hai nhận thức khác nhau về cùng một hiện thực xã hội, như trường hợp Nguyễn Nễ theo Tây Sơn, Nguyễn Quýnh phò Lê chống Tây Sơn, dù là anh em một nhà. Cặp Descartes và Pascal là cặp đối lập của tình – lý, Corneille và Racine là cặp đối lập của hai quan niệm bi quan-lạc quan, như Tố Hữu và nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm…
Có ba triết gia phương tây cùng có một dạo rất ngưỡng mộ chủ nghĩa cộng sản, đó là Bertrand Russell, Jean Paul Sartre và Aron. Chỉ có Aron được coi là người tỉnh thức trong mặt trận tri thức, Bertrand Russell chết sớm (1970) nên không thấy ngày tàn của chủ nghĩa Cộng Sản, còn Jean Paul Sartre thất vọng và nhận ra sự lầm lạc của mình! Nhiều người còn ngụy biện khi trích dẫn những tư tưởng lầm lạc của Bertrand Roussel mà không nói đến sự phản tỉnh của người bạn cùng chung tư tưởng với Bertrand Russell là Jean Paul Sartre.
Bertrand Russell (18 May 1872 – 2 February 1970) một thời được công nhận là một bậc trí thức với hai lần đoạt giải Nobel Bertrand Russell phản chiến nhất, thân Cộng nhất, đòi thiết lập một Toà Án Quốc Tế để xét xử Mỹ trong cuộc “chiến tranh nhơ bẩn” ở Việt Nam, kêu giải trừ vũ khí hạt nhân. Năm 1950, Bertrand Russel được tặng Giải Nobel Văn học, \”tác phẩm ý nghĩa đề cao lòng nhân đạo và tự do tư tưởng\”. Nhưng Bertrand Russell không sống đủ lâu để có thể có mặt thứ hai nhìn về kết thúc của chủ nghĩa Cộng Sản mà ông ủng hộ để nếm trải sai lầm như Jean Paul Sartre. Giải Nobel của ông cho vấn đề nhân đạo và tự do nhưng cá nhân ông rất sai lầm trong tinh thần chống Mỹ điên cuồng và thiên Cộng sản. Có gì rất giống như giải Nobel hoà bình vì hoàn tất Hiệp định Paris của con người không có đạo đức cá nhân bị dân VN căm giận nhất vì quá độc ác với cán bộ với dân và với cả người thân trong gia đình là ông Lê Đức Thọ!
Jean-Paul Sartre (21 tháng 6 năm 1905 – 15 tháng 4 năm 1980) đã sống lâu hơn để thấy ra sai lầm của Cộng Sản. Ông là nhà văn, nhà triết học hiện sinh Pháp được trao giải Nobel Văn học năm 1964. Jean-Paul Sartre nhiệt tình ủng hộ các cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Algérie, Trung Quốc, Cuba, cùng với Bertrand Russell thành lập Ủy ban chống tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Ông được giải Nobel nhưng không nhận.
Raymond-Claude- Ferdinand Aron (14 March 1905 — 17 October 1983) là học giả đồng thời với Sartre. Sau chiến tranh ông chống lại Sartre và người khuynh tả. Do từng chứng kiến Phát xít đốt sách ở Berlin nên Aron kiên định chống chủ nghĩa độc tài toàn trị.
Raymond Aron mất vào năm 1983, trở thành một biểu tượng duy nhất còn lại trong đời sống công cộng của Pháp. Hầu như ông được mọi người thán phục và kính trọng ý kiến được xem là khuôn thước bao hàm nhiều lãnh vực của công luận, hàn lâm và trí thức.
Ông là người duy nhất kiên định chống lại mọi âm mưu toàn trị của thời đại từ Phát Xít đến Cộng Sản. Thế mà mãi tận 1968, Aron còn bị coi là hiện thân ma quỷ của giới trí giả quan cách đầy dẫy sai lầm của nước Pháp, nhưng từ 1983 những người đã vỡ mộng về những ảo tưởng Cộng Sản hay tả khuynh của chính họ thì tư duy của Aron là nền tảng cho việc phục hoạt tư tưởng dân chủ tự do.
Sartre được Jacques Audiberti khen là “một người tỉnh thức trên mặt trận tri thức”vê các hoạt động sau 1945. Ở miền Nam trước năm 1975, do tầm hiểu biết thấp khó thể có chọn lựa khó khăn mang tính độc lập, ngược lại phong trào khuynh tả của Pháp, nơi mà người VN chịu nhiều ảnh hưởng về văn hoá cho nên tư tưởng chống độc tài toàn trị của Cộng Sản của Aron còn xa lạ . Tác phẩm Thuốc phiện của người trí thức (L\’Opium des intellectuals) mang tinh thần “chống cộng”. Giai đoạn 1954-1963 miền Nam chọn lựa tiếp nhận “chủ nghĩa nhân vị” làm hệ tư tưởng chính thống, lấy tư tưởng “nhân vị” của Mounier làm chủ thuyết “Cần Lao Nhân Vị” của Ngô Đình Nhu, truyền bá công khai để chống lại hệ tư tưởng Mác-xít. Sartre nói: “Dứt khoát từ đây tôi không còn tin tưởng là lịch sử tuân thủ những mệnh lệnh của lý trí và những khao khát của những người thiện chí nữa” (Chủ nghĩa hiện sinh).
Trước đó Sartre từng xác định đồng hành với đảng CS Pháp và nói: “Quan điểm của tôi đã biến chuyển… Tôi khẳng định người nào chống cộng là đồ chó má”
Năm 1956, bản báo cáo mật của Khrouchtchev đọc trong Đại hội Đảng CS Liên Xô lần thứ XX lên án “tệ sùng bái cá nhân” cùng với những sai lầm nghiêm trọng của Stalin đã làm sững sờ những người “khuynh tả không cộng sản” còn mơ hồ về những thực tế ở bên kia “bức màn sắt” khiến Sartre bàng hoàng, nhưng Sartre đã làm chuyện sai lầm là muốn che giấu với ngụy biện là sợ những người liên quan chưa đủ tinh thần để tiếp nhận thất bại vỡ mộng đổi đời, trong khi Liên Xô đã công bố cho quốc dân tức là những người dân Liên Xô vốn chịu ảnh hưởng nặng nề hơn bất kỳ ai! Ông Sartre nói: “Phải biết điều gì người ta muốn đến chỗ nào người ta muốn đi, muốn thực hiện những cải cách, không nên công bố rộng, mà phải thực hiện một cách tuần tự”.
Theo Sartre, Khrouchtchev đang làm việc sai lầm là phát hiện chân lý cho đám đông chưa sẵn sàng tiếp nhận. Trình bày cặn kẽ tội ác của một nhân vật thần thánh đã là biểu tượng khá lâu cho chế độ là một điều điên rồ nếu một việc trung thực như vậy không được quần chúng tiếp nhận hiểu rõ. Theo Sartre sự việc đã làm rung động những người trí thức và công nhân cộng sản, thì người Hung chẳng hạn còn thiếu sửa soạn biết chừng nào để hiểu câu chuyện kinh khủng về những tội ác và sai lầm này.
Từ quan điểm này Sartre bị chê trách là không công bố sai lầm kịp thời để ngăn cản thảm hoạ đổ lên đầu bao nhiêu người tại các trại tù cưỡng bách lao động Gulag của Liên Xô.
Bertrand Russell chỉ kịp chứng kiến sai lầm của Cộng Sản là đánh Hungary. Aron, Bertrand Russell ký tên vào thỉnh nguyện thư yêu cầu Liên Hiệp Quốc có những biện pháp bảo vệ đất nước dân tộc Hungary trước sự đàn áp tàn bạo và khủng bố của quân đội Liên Xô. Cuộc cách mạng Hungary 1956 và mở cửa biên giới với Áo năm 1989 là mở đường cho sự sụp đổ khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Sartre và bạn bè cũng ký một thỉnh nguyện thư khác “chống sự can thiệp của Liên Xô”, lên án “việc sử dụng đại bác và xe tăng để phá sự nổi dậy của dân tộc Hung và ý chí độc lập của họ”.
Sartre chết năm 1980 và không chứng kiến Liên Xô tan rã ngày 25 tháng 12 năm 1991 để suy nghiệm thêm rằng tội ác sai lầm dù có giấu giếm bao lâu cũng không thể biến thành chân lý để tồn tại bền vững trong dòng chảy văn minh. Một sai lầm tội ác cần mau chóng định hình để tránh gây tai hoạ càng sớm chừng nào tốt chừng nấy!
Người CSVN và nhà văn phản kháng Dương Thu Hương cũng đang trong tầm suy nghĩ kiểu Sartre khi còn muốn giữ gìn thần tượng Nguyễn Tất Thành, cần phải suy nghiệm điều này.
Aron trái lại không ngạc nhiên về nội dung của báo cáo, ông chỉ nhận xét: “Chân lý thường không đạt đến đúng mức, còn những chuyện ghê gớm của những chế độ chuyên chính lại vô độ quá mức”.
Từ sau thỉnh nguyện thư, Sartre công khai đoạn tuyệt với đảng cộng sản Pháp vì “mỗi lời nói, mỗi cử chỉ của những người lãnh đạo đảng vào lúc này là kết quả của ba mươi năm dối trá và khép kín” mặc dầu không lâu trước đó ông ca ngợi “sự thông minh khách quan ngoại hạng” của đảng CS Pháp cùng với kết luận là “hiếm khi nào đảng CS sai lầm”. Từ biến cố lịch sử này, Sartre đi đến kết luận là “điều mà dân tộc Hung dạy cho chúng ta với xương máu của họ, chính là sự phá sản toàn bộ của chủ nghĩa xã hội như một món hàng nhập khẩu từ Liên Xô”.
Hoạt động trong nửa sau thế kỷ cùng với những tác phẩm nổi tiếng của ông, khiến Jacques Audiberti cho ông là “ một người tỉnh thức trên mọi mặt trận của tri thức”.
Những năm cuối đời vào 1979-1980 Sartre đã đứng về phía thuyền nhân (boat people). Thuyền nhân là chứng tích tương phản rõ nét với tuyên bố của CS là chiến đấu “vì mọi người” chống Mỹ để thống nhất đất nước, giải phóng miền Nam!
Aron đáng khâm phục vì có nhận định đúng ngay từ đầu từ năm 1973 đến Hồi ký sau này ông đều nói là: “Vào năm 1965 hay 1968, hiện diện một chế độ Cộng hoà ở miền Nam Việt nam đối vói tôi vẫn đáng ưa hơn là chế độ chuyên chính ở miền Bắc”.
Ngày 20 tháng Sáu năm 1979, Sartre và Aron cùng hiện diện ở khách sạn Lutétia để kêu gọi ủng hộ sáng kiến cứu hộ “thuyền nhân” Việt Nam, tổ chức “con tàu cho Việt Nam” để tìm kiếm cứu vớt những người vượt biển tìm tự do đang lênh đênh đối mặt với sống chết trên biển Đông. Hai kẻ đối đầu tri thức suốt ba mươi năm đã hoà giải trước một sự thật cả hai đều phải công nhận và cùng nhau tranh đấu cho quyền của con người. Chừng nào trí thức trong và ngoài đảng CSVN mới có cuộc hội ngộ tư tưởng đẹp như biểu tượng thời đại giữa Aron và Jean Paul Sartre?
Một điều sai lầm của tất cả triết gia Pháp nữa là tất cả đều thống nhất mục tiêu chung cùng de Gaule bảo vệ chủ nghĩa đô hộ và chống Mỹ một cách cao ngạo đến kỳ quặc, như cho rằng tiếng Mỹ là tiếng Pháp đọc sai! Họ tưởng là vì Pháp lâu đời tất có văn hoá cao có tính dân tộc cao thật ra là vì chủ nghĩa thực dân đô hộ mà Mỹ chống lại. Nước Pháp có lịch sử lâu đời hơn Mỹ nhưng óc cao ngạo khiến sai lầm hơn nước Mỹ rất nhiều. Chiến tranh và lầm lạc chánh trị khiến Pháp thành nước Châu Âu nghèo và lạc hậu kỷ thuật so với Anh nước Đức…
Xin những ai hay trích dẫn Bertrand Russell (như ông Trần Chung Ngọc chẳng hạn) hãy hiểu cho đúng lầm lạc của trí thức tả phái nước Pháp và phương tây một thời. Xin đừng tự nguyện làm trạng sư cho phía sai của lịch sử!