Sự thật về món ăn biểu tượng nhất của Mỹ

Sự thật về món ăn biểu tượng nhất của Mỹ

Julia HammondBBC Travel

\"Nếu
Image captionNếu có bất kỳ món ăn nào đại diện cho văn hoá Mỹ, thì đó là món hot dog giản dị

Là biểu tượng nóng bỏng của văn hoá Mỹ được ăn ở sân vận động và ăn ngoài trời, món \’hot dog\’ (bánh mỳ kẹp xúc xích) giản dị không ngờ lại bắt nguồn từ bãi biển.

Nếu có món ăn nào đại diện cho văn hoá Mỹ thì đó là món hot dog giản dị. Ngày nay, xúc xích kẹp trong bánh mỳ được bán ở mọi trận đấu bóng chày, được nướng khi ăn ngoài trời và có mặt ở các cửa hàng tiện ích ven đường từ Carolinas đến California. Thực tế, món ăn nguyên mẫu nhất của Mỹ này được ra đời khi mà nước Mỹ tự hàn gắn lại vào những năm 1860 sau cuộc Nội Chiến và tạo bản sắc mới cho mình. Nhưng mặc dù bây giờ bạn có thể tìm thấy những chiếc bánh mì kẹp xúc xích nhiều gia vị này trên khắp đất Mỹ, nhưng nơi xuất xứ của nó lại ở đường đi bộ ven biển ở Đảo Coney của New York.

Khi thành phố này đang đổ mồ hôi vì một đợt nóng, tôi đi xuống cái lò, tức đường tàu điện ngầm của New York, và chạy trốn khỏi Manhattan để đón những cơn gió nhẹ trên bờ biển thuộc Đảo Coney. Công viên giải trí Brooklyn bên bờ biển là sự pha trộn giữa những thứ lòe loẹt và trò vui chơi cho gia đình: lối đi bằng gỗ và cát vàng đầy những trò đu quay, các trò chơi khác và các quầy bán thức ăn cho dân New York luôn vất vả trong hơn một thế kỷ. Ở góc của 2 phố Surf và Stillwell, tôi thấy một đám người đi biển xếp hàng dưới những tấm biển hiệu cao, màu trắng có tên \’Nhà Hàng Nathan Lừng Lẫy\’ với lời quảng cáo \”Nơi xuất xứ của xúc xích nổi tiếng thế giới từ 1916\’.

Tuy nhiên, chỉ cách đó hai khối phố, tôi lại nhìn thấy một tấm biển khác được gắn vào một cửa hàng nhỏ, ngay bên cạnh trò chơi tàu lượn Cyclone lịch sử, có ghi: \’Nhà Hàng Hot Dog Feltman của Đảo Coney, từ 1867\’.

\’Tấc đất cắm dùi\’ giữa lòng New York

\"Quê
Image captionQuê hương biểu tượng của hot dog là ở đường đi bộ lát gỗ ven biển ở Đảo Coney, New York

Cho đến thời điểm đó, tôi cứ tưởng rằng món hot dog bắt đầu và kết thúc với nhà hàng Nathan, mà tên của nó đồng nghĩa với công viên giải trí bên bờ biển với ai còn trí nhớ lâu nhất. Nhưng trong khi Nathan tự hào rằng nó là nơi \’khởi nguồn\’, thì hóa ra nó cũng không phải là công ty đầu tiên bán hot dog. Theo Michael Quinn, sinh ra tại Brooklyn và sử gia về Đảo Coney, thì một người nhập cư Đức tên là Charles L Feltman đã bán hot dog trên dải đất sầm uất này hàng thập kỷ trước khi nhà hàng Nathan hình thành.

Feltman đến Mỹ năm 1856. Giống như nhiều người nhập cư Đức vào thời đó, ông thích món xúc xích Đức là món rất phổ thông ở quê ông. Là thợ bánh bột mỳ được đào tạo, Feelman đã mở một tiệm bánh ở Brooklyn vào năm 1865 và có cuộc sống kha khá nhờ việc giao bánh ngọt cho các tiệm ở Đảo Coney trên một chiếc xe đẩy, đồng thời bán thêm nghêu.

Do tuyến đường sắt mới tới Đảo Island và Brooklyn được khai trương đưa thêm nhiều người từ Manhattan đến bờ biển vào cuối những năm 1860, các khách hàng đã nói với Feelman rằng họ muốn ăn thức ăn nóng chứ không phải món nghêu lạnh, theo Richard F Snow, cựu biên tập viên tạp chí American Heritage. Vì vậy, năm 1867, Feelman đã nhờ thợ làm bánh xe, mà trước đã đóng xe cho ông, cải tạo lại cái xe này. Người thợ đã chế tạo một lò than theo yêu cầu để nướng xúc xích và một hộp kim loại để hâm nóng bánh mì.

\"Món
Image captionMón hot dog được Charles L Feltman phát minh lần đầu tiên vào năm 1867 và nó đã nhanh chóng thành công

Mùa hè năm đó, khi phần lớn quốc gia đang hồi phục lại sau Nội Chiến, Feltman đã đẩy chiếc xe sáng tạo của mình ngược suôi theo bãi cát Đảo Coney và bán gần 4.000 \’xúc xích nóng Đảo Coney\’ đặt trong chiếc bánh mỳ dài đặc trưng của riêng ông với giá 5 xu/cái. Chính chiếc bánh mỳ này, một sự cải biến so với cách ăn xúc xích không kèm bánh mỳ ở Đức, làm cho việc ăn dễ dàng hơn ở bờ biển. Thuật ngữ \’hot dog\’ chưa ra đời ngay sau vài năm, nhưng món ăn bờ biển Mỹ này của Feltman đối chọi được với món đặc sản vườn bia của Đức đã chứng tỏ đó là một thành công rực rỡ.

Năm 1871, Feltman thuê một mảnh đất nhỏ bên bờ biển trên đường West 10 và mở một nhà hàng tên là \’Ocean Pavilion của Feelman\’. Thành công kéo theo mở rộng, và đến đầu thế kỷ, chiếc xe bánh đẩy bánh ngọt khiêm tốn của Feelman đã phát triển thành một siêu công ty toàn diện bao trùm toàn bộ một khối phố- có đầy đủ 9 nhà hàng, một tàu lượn siêu tốc, trò đu quay, phòng khiêu vũ, rạp chiếu phim ngoài trời, khách sạn, khu vườn bia, nhà tắm, gian bán hàng và nhà nghỉ dưỡng kiểu Alpine mà tổng thống Mỹ William Howard Taft từng đến nghỉ.

Theo Sharon Seitz và Stuart Miller trong cuốn sách \’Quần đảo Khác Của Thành Phố New York\’ của họ, Feltman thậm chí còn thuyết phục Andrew Culver, chủ tịch của Công Viên Prospect và Đường Sắt Đảo Coney, thay đổi lịch chạy tàu để hành khách có thể lưu lại khu này để ăn bữa tối. Ở những lúc cao điểm, Feltman bán tới 40.000 xúc xích nóng mỗi ngày, cũng như các bữa tối hải sản trong khung cảnh lành mạnh hơn của khu phức hợp Ocean Pavilion của ông. Feltman mất năm 1910, là người giàu có. Công ty của ông, sau đó được hai con trai Charles và Alfred quản lý và thuê hơn 1.000 người. Đến thập niên 1920, nhà hàng Feltman đã được coi là lớn nhất thế giới.

\’Tấc đất cắm dùi\’ giữa lòng New York

\"Năm
Image captionNăm 1916, một trong những nhân viên cũ của Feltman, Nathan Handwerker, đã mở cửa hàng hot dog của riêng mình cách nhà hàng của chủ cũ vài khối phố

Giữa thời kỳ bùng nổ xúc xích nóng đầu thế kỷ 20 này, gia đình Feltman đã thuê một người nhập cư Ba Lan tên là Nathan Handwerker, với nhiệm vụ rạch bánh mỳ. Theo Lloyd Handwerker (cháu trai của Nathan) trong cuốn sách nổi tiếng \’Gia Đình Nathan Nổi Tiếng\’của ông, sau khi được hai người bạn khuyến khích Handwerker nên mở nhà hàng xúc xích nóng của riêng mình, thì ông thỉnh thoảng ngủ ngay trên sàn bếp nhà hàng Feltman để tiết kiệm tiền. Sau đó, đến năm 1916, được trang bị một khoản vay 300 đô la và công thức nấu ăn của gia đình vợ, Handwerker đã mở cửa hàng riêng, chỉ cách nhà hàng của chủ cũ vài khối phố. Handwerker nhận ra rằng để cạnh tranh, ông cần phải thu hút được quần chúng, vì vậy ông đã bán hot dog chỉ 5 xu một cái, thấp hơn hẳn của Feltman, khi đó là 10 xu.

Sau một thời gian khó khăn trong thời kỳ Đại Khủng Hoảng và Thế Chiến II, cuối cùng gia đình Feelman đã bán doanh nghiệp của họ vào những năm 1940. Các chủ mới đã cố duy trì một doanh nghiệp từng có khẩu hiệu là \’nhà hàng phục vụ một triệu người\’ trước khi phải đóng cửa hẳn vào năm 1954. Lần đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ, nhà hàng hot dog Nathan là duy nhất tồn tại bên đường ven biển của Dảo Coney, và nhiều người hâm mộ nhà hàng có xúc xích lớn hơn ngon hơn của Feltman đã bị bỏ đói.

\”Ông nội tôi là một khách hàng trung thành của Feltman trong thời kỳ Đại Khủng Hoảng,\” ông Quinn nói.

\”Hai nhà hàng đó khác nhau thế nào\” tôi hỏi Quinn.

\”Ông nội tôi cho biết, ông luôn thích chất lượng tổng thể của Feltman hơn là Nathan,\” ông trả lời. Mặc dù Quinn khi đó chưa ra đời để nếm thử hot dog nguyên gốc của Feltman trước khi nó đóng cửa, những câu chuyện của ông nội về ăn xúc xích nóng trên Đao Coney vẫn ám ảnh ông – đến nỗi khi trưởng thành, \”tôi triển khai việc tái tạo lại trải nghiệm của ông tôi,\” ông nói với tôi.

Quinn và hai anh trai của anh lớn lên ở miền nam Brooklyn, và Đảo Coney là sân chơi của họ. Khi còn nhỏ, Quinn từng mơ ước mở một doanh nghiệp với các anh mình, nhưng khi anh trai Jimmy qua đời tại Trung Tâm Thương Mại Thế Giới vào ngày 9/11, ông và anh trai Joe đã quyết định tưởng nhớ Jimmy bằng cách phục hồi thương hiệu Feltman. May mắn thay, ông nội Quinn là bạn thân với một cựu nhân viên làm hot dog cho nhà hàng Feltman, và ông này cho biết công thức hỗn hợp gia vị nguyên gốc xúc xích Đức mà Feltman đã dùng. Ông nội Quinn sau đó đã truyền công thức này cho Quinn. Sau nhiều năm và mất một ít tiền, Quinn đã mua cái thương hiệu Feltman năm 2015 và mở một cửa sổ nhỏ xíu, bán hàng mang về, nằm ở bên trong một nhà hát ở East Village. Cuối cùng, vào tháng 5/2017, ông đã mở lại nhà hàng Feltman, ở đúng vị trí cũ của nhà hàng Feltman trước đây ở Đảo Coney.

\"Khi
Image captionKhi Feltman đóng cửa vào năm 1954, Nathan, là nhà hàng hot dog duy nhất còn lại ở đi bộ ven biển của Đảo Coney

Trong khi trò chơi tàu lượn Cyclone bằng gỗ kêu ken két lạch cạch phía sau, một nhóm nhỏ khách hàng đã tụ tập bên ngoài nhà hàng Feltman. Quinn hỏi tôi có muốn thử một xúc xích nóng không. Được làm từ thịt bò cao cấp với lượng gia vị vừa phải và không có chất phụ gia, nó đúng là ngon như ông nói. Ông thêm một vốc cải bắp muối thái nhỏ cho vị thêm sắc nét, và một ít mù tạt làm theo công thức riêng của ông. Lúc đầu, tôi ngần ngại dùng mù tạt. Nhưng thấy Quinn có vẻ thất vọng nên tôi dùng thử và đã thay đổi quan điểm ngay.

Thực tế là nó rất ngon, nên trong vài năm qua, Feltman đã được tờ The Daily Meal bầu chọn là một trong 10 món hot dog ngon nhất của Mỹ, với lời tuyên bố của Gothamist, \”Trong thực đơn của Feltman chỉ có một món, đó là hot dog .. và chắc rằng nó là hot dog ngon nhất bạn từng ăn trong đời.\” Ngày nay, hot dog của Feltman có mặt ở khoảng 1.500 siêu thị từ New York đến California, và chỉ tuần trước thôi, nó đã lập kỷ lục Guinness thế giới về việc tạo ra một hot dog lớn nhất thế giới, nặng 75lb (34 kg), dài 5 ft (1,5m).

Thế Nathan thì sao? Sự nhạy bén kinh doanh của Handwerker và công thức của bà của vợ ông đã đặt nền móng cho một đế chế quốc tế có sản phẩm hiện được bán tại hơn 55.000 siêu thị, cửa hàng ở câu lạc bộ và nhà hàng trên hơn 10 quốc gia.

Ngày nay, Cuộc Thi Ăn Hot Dog Quốc Tế Nổi Tiếng Của Nathan, diễn ra vào ngày 4 tháng 7 kể từ năm 1972 tại địa điểm ban đầu của nó ở Đảo Coney được truyền hình trên toàn quốc. Mặc dù cái tên của Nathan, và thu nhập tổng cộng hàng năm hơn 40 triệu đô la của nó hiện đang vượt trội so của Feltman, nhưng điều đó không có nghĩa nó là tốt nhất. Takeru Kobayashi, người ăn thi Kỷ Lục Guinness Thế Giới (người hiểu biết về xúc xích có gia vị, sau khi thắng Cuộc Thi Ăn Hot Dog Của Nathan liên tiếp 6 lần) lại thích hương vị của hot dog Feltman hơn.

Nhưng hãy đừng nghe lời của Kobayashi. Hãy tìm ăn hot dog của Feltman trong siêu thị, hãy đặt mua hot dog Nathan bán trên toàn cầu rồi bạn tự quyết định xem cái nào ngon hơn.

Bài Liên Quan

Leave a Comment