Lục quân Mỹ tập trận, “phép thử” đối với TQ

Lục quân Mỹ tập trận, “phép thử” đối với TQ

Ngày đăng 05-08-2019BDN

Tướng Robert Brooks – Chỉ huy Lực lượng Lục quân Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương – cho hay: lục quân Mỹ sẽ tiến hành hai đợt tập trận chính trong năm tài khóa 2020 ở Thái Bình Dương và châu Âu.

\"\"/

Theo nguồn tin trên tờ Philippine Daily Inquirer hôm 2/8, trong khi tham dự các cuộc họp với ASEAN tại Thái Lan, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chỉ trích nặng nề Trung Quốc về hành vi \”cưỡng ép\” ở Biển Đông, nhất là hơn một tháng qua Bắc Kinh dùng tàu hải cảnh quấy rối, “bắt nạt” Việt Nam tại Bãi Tư Chính.

Theo vị Tướng này, năm tới, các cuộc tập trận quy mô lớn của quân đội Mỹ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương vào sẽ tập trung vào chủ đề biển. Lục quân Mỹ có số quân khoảng 85 nghìn, đồn trú tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Lực lượng hùng hậu này sẵn sàng tham gia các cuộc tập trận với các nước đối tác như cuộc diễn tập mang tên Pacific Pathways (USARPAC).

Kế hoạch tổng thể của Lục quân Mỹ là đưa đại bản doanh của một sư đoàn và nhiều lữ đoàn đến Thái Bình Dương trong vòng từ 30 đến 45 ngày. Họ sẽ đối diện với thách thức di chuyển đến Thái Bình Dương, nơi đã có lực lượng đồn trú đóng sẵn. Các binh sĩ sẽ không đến Hàn Quốc mà sẽ đến Biển Đông và tập trận chung quanh vùng biển này. Lục quân Mỹ cũng dự định tập trận là ở biển Hoa Đông.

Nội dung cuộc tập trận được triển khai lần này chưa từng tiến hành trên quy mô lớn. Các lực lượng có thể sẽ đến Philippines, Thái Lan và có thể phối hợp với các nước khác như Malaysia, Indonesia.

Việc triển khai tập trận của lục quân Mỹ vào lúc này tại Biển Đông là việc làm cần thiết nhằm cảnh báo, hạ hỏa những cái đầu nóng ở Trung Nam Hải đang mưu toan lấn từng bước trong việc độc chiếm vùng biển quan trọng này. Tuy nhiên, Mỹ đáng lẽ phải hành động sớm hơn. Trước đây Mỹ đã làm ngơ ngay cả khi họ biết kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự của Trung Quốc ở biển Đông.

Trong vòng hai năm trở lại đây ngoài những lời hứa và những lần “đấu khẩu” với Trung Quốc, các nước Mỹ, Anh, Pháp, Nhật và Úc chủ yếu xuất hiện ở biển Đông trên hai danh nghĩa: thực hiện chiến dịch tự do hàng hải (FONOPs) và tham gia tập trận chung. Những hoạt động này chưa phải là ngón đòn trực tiếp đánh vào Bắc Kinh.

Tháng 7 vừa qua, Trung Quốc ngang nhiên thử tên lửa chống hạm ở biển Đông. Họ đã bắn thử tên lửa từ một thực thể nhân tạo ở biển Đông, gần quần đảo Trường Sa. Tính chung nước này đã phóng tổng cộng sáu tên lửa, có thể là tên lửa đạn đạo DF-21D chuyên đối phó tàu sân bay, với tầm bắn ước tính hơn 1.500 km. Tuy Bắc Kinh phủ nhận những thông tin này, song những hình ảnh vệ tinh đã bác bỏ sự cãi chày cãi cối của họ.

Làm thế nào để ngăn chặn hành động phi pháp của Trung Quốc? Có lẽ, cách khả dĩ nhất hiện nay là thành lập một khối liên minh giữa Mỹ, Nhật, Úc và Liên minh châu Âu với những điều khoản ràng buộc về quyền và nghĩa vụ rõ ràng không để Trung Quốc “độc quyền” trên biển Đông.

Cần lưu ý, các quốc gia Đông Nam Á là “láng giềng tin cậy” khó có thể trực tiếp đối đầu Trung Quốc vì lo ngại sự trả đũa về kinh tế lẫn quân sự, do vậy chỉ có điều khoản pháp lý minh bạch nhằm thành lập một khối liên minh với những quốc gia đủ năng lực đối trọng khác, mới có thể đè bẹp âm mưu và hành động bành trướng của Bắc Kinh.

Trong khi chờ đợi những liên minh như thế, thái độ cương quyết của Mỹ là rất quan trọng, nhất là các hoạt động quân sự với thế mạnh áp đảo của nước này. Việc lục quân Mỹ có kế hoạch tập trận ở Biển Đông với thời gian dài, số quân đông là một “phép thử” đối với Trung Quốc. Điều này buộc quân đội Trung Quốc phải dàn mỏng lực lượng để đối phó. Những hoạt động gia tăng quân sự hóa trên biển Đông vì thế sẽ bị cản trở, ngăn chặn.

Bài Liên Quan

Leave a Comment