Nguyễn Đặng Minh Mẫn: ‘Tôi chống Trung Quốc không phải để nổi tiếng’
.
Nguyễn Đặng Minh Mẫn, một trong những nữ tù nhân chính trị thụ án lâu nhất ở Việt Nam, vừa trở về với gia đình hôm 2/8/2019, sau tám năm bị giam cầm. Cô chia sẻ với VOA cảm nhận của cô về bản án “lật đổ chính quyền,” cuộc sống nhà tù, và tinh thần của giới trẻ khi đối diện với hiểm họa mất chủ quyền biển đảo.
VOA: Minh Mẫn nghĩ gì về bản án tám năm tù mà chính quyền Việt Nam cáo buộc là “lật đổ chính quyền nhân dân.”?
Nguyễn Đặng Minh Mẫn (NĐMM): “Cái đó là do họ hết. Họ muốn xử mình bao nhiêu năm thì họ xử thôi. Họ cứ bảo rằng tôi ‘làm như vậy là đã phạm tội rồi, không cần nói gì thêm nữa.’ Họ muốn nói như thế nào họ nói.
“Khi ra tòa, tôi bác bỏ hết cáo trạng, vì có những cái không có mà họ vẫn đưa vào.Mọi người ai cũng có điều gì đó để mình hướng tới – đất nước của mình thì mình phải yêu, mình không cho nước khác vào xâm phạm lãnh hải của mình.Nguyễn Đặng Minh Mẫn
“Khi tôi viết HS.TS.VN cũng có lý do. Mọi người ai cũng có điều gì đó để mình hướng tới – đất nước của mình thì mình phải yêu, mình không cho nước khác vào xâm phạm lãnh hải của mình. Đó là Hoàng Sa, Trường Sa yêu dấu của mình.
VOA: Trong vụ án 14 Thanh niên Công giáo thì gia đình Minh Mẫn có đến ba người bị phạt án tù, Minh Mẫn thấy điều đó có quá đau đớn cho bản thân và gia đình?
NĐMM: “Khi bị bắt, các anh khác mỗi người chỉ có trường hợp, còn gia đình tôi có đến ba người bị bắt. Gánh nặng của tôi bằng gấp đôi, gấp ba người khác, phải đấu tranh gấp ba lần người khác. Rất khó khăn.
“Khi ấy tôi rất lo cho bản án của mẹ và anh.
“Riêng phần tôi tám năm cũng đã là một gánh nặng rồi.”
VOA: Minh Mẫn có thể chia sẻ điều kiện giam giữ trong trại giam?
NĐMM: “Tất cả 14 người cùng bị cáo buộc trong vụ án bị đưa về giam ở Trại Nghi Kim (Vinh, Nghệ An) để chờ ngày xét xử. Trại Nghi Kim là nơi khó khăn nhất: họ không cho gia đình gửi vào bất kỳ đồ ăn thức uống gì cả, ngoại trừ quần áo và chăn màn.
“Thức ăn của trại thì rất tệ, khẩu phần ăn cũng rất tệ… canh có rau muống bẩn.
“Nghệ An là nơi có sự đối đãi rất tệ.”
VOA: Điều kiện nhà tù ở Thanh Hóa thì như thế nào?
NĐMM: “Họ không muốn người có án chính trị ở chung với tù nhân có án khác. Có những chuyện trái với nội quy của trại họ không muốn mình nhìn thấy, nên họ cho vào một trại cách ly. Mình đã bị cách ly với xã hội rồi mà lại còn bị cách ly với những người tù khác.
“Hai ba, người ở chung với mình cũng là người của công an, họ làm việc cho công an.
“Có nhiều xung đột xảy ra vì họ sẵn sàng kiếm chuyện với mình trong khi công an thì không bao giờ ra mặt.
“Ở một mình rất hoang mang, vì một mình là án chính trị đi kèm với ba người là người của công an, không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Nguồn: VOA