CÁI GÌ CỦA CESAR PHẢI TRẢ LẠI CHO CESAR THÌ NHƠN LOẠI MỚI THÁI BÌNH

CÁI GÌ CỦA CESAR PHẢI TRẢ LẠI CHO CESAR THÌ NHƠN LOẠI MỚI THÁI BÌNH

Trước khi tỷ phú Donald Trump làm chủ Bạch Cung, những tưởng thế giới đang hướng tới thái bình, thị trị khi thái độ \”hòa hiếu\” giữa các cường quốc như Mỹ, Tàu cộng, Ấn Độ,… đang được củng cố bởi chánh sách \”ngoại trừ khẩn khoản\” của Obama và khái niệm hợp tác \”Win Win – cùng thắng\” của bạo chúa Tập Cận Bình.

Tuy nhiên, tất cả chỉ là sự \”hòa bình giả tạo\”, bởi đâu phải \”thấy biển lặng im mà tưởng lòng đại dương không có sóng – Đừng nghĩ rằng bơi lội tại những vùng nước lặng ở bờ biển là an toàn\”, mà phải là \”Biết những đợt sóng ngầm mới hiểu tâm sự của đại dương – Những dòng chảy cuốn xa bờ thật vô cùng nguy hiểm\”.

Thế giới sẽ chẳng bao giờ được bình yên nếu những thứ của Cesar chưa được trả lại cho Cesar. Những thứ được ví là của Cesar có thể được đơn cử như bán đảo Crimea đang tranh chấp giữa Nga với Ukraine, Jerusalem và dải Gaza đang tranh chấp giữa Israel với Palestine và các nước Hồi giáo, Kashmir và cao nguyên Tây Tạng đang tranh luận giữa Ấn Độ – Pakistan – Tàu cộng, Ải Nam Quan và Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam đang bị Tàu cộng cướp đóng,… Cùng những khát vọng độc lập – tự do của nhân dân tại các vùng như Tân Cương, Nội Mông, Hong Kong, Đài Loan,…

Thế giới sẽ bình yên khi những gì của Cesar phải trả lại cho Cesar, muốn có được chân lý này thì nhân loại phải có những bậc kỳ tài hiểu được những cơn sóng ngầm, biết được tâm sự của đại dương, hiểu được chỗ nào ở bờ biển có vùng nước lặng nhưng ẩn chứa những dòng chảy cuốn xa bờ,… Từ chỗ biết được cộng với quyết tâm \”trả lại cho Cesar những gì vốn dĩ của Cesar\” thì nhơn loại mới an hưởng thái hòa.

Bởi vì nói như ông Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo thì \”Tuy mạnh yếu mỗi lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có\”. Cưỡng đoạt, cướp giữ những gì của Cesar bằng sự \”mạnh – yếu\” ở mỗi thời điểm lịch sử sẽ không bao giờ giữ được thứ đã chiếm được bởi \”chân lý thuộc về sức mạnh\” chỉ là cách nói mang tính chất tạm thời, chân lý không bao giờ thay đổi lại nằm ở điều \”thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong\”.

Thiên ở đây chẳng phải trời cao mà là lòng người. Ý trời là lòng người, đây mới chính là chân lý mà ngay trong Hiến chương của Liên Hợp quốc năm 1945 đã đề cao tại Khoản 2, Điều 1 của Chương I là \”Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện pháp phù hợp khác để củng cố hoà bình thế giới\”.

Các điểm xung đột do tranh chấp hiện nay đã kể trên như: bán đảo Crimea đang tranh chấp giữa Nga với Ukraine, Jerusalem và dải Gaza đang tranh chấp giữa Israel với Palestine và các nước Hồi giáo, Kashmir và cao nguyên Tây Tạng đang tranh luận giữa Ấn Độ – Pakistan – Tàu cộng, Ải Nam Quan và Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam đang bị Tàu cộng cướp đóng,… Cùng những khát vọng độc lập – tự do của nhân dân tại các vùng như Tân Cương, Nội Mông, Hong Kong, Đài Loan,… tất thảy đều phải theo chân lý \”cái gì của Cesar phải trả lại cho Cesar\”. Hiện nay, để có đủ thẩm quyền buộc các thế lực đang cưỡng cướp những thứ của Cesar chỉ có Nước Mỹ với quyết tâm của tổng thống Donald Trump.

Tuy nhiên theo phản xạ tự nhiên, kẻ cướp sẽ không dễ dàng trả lại cho khổ chủ những thứ nó đã cướp đoạt được vì vậy quyết tâm thực thi chân lý \”cái gì của Cesar phải trả lại cho Cesar\” của Nước Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump cũng không hề đơn giản bởi sẽ vấp phải sự chống trả quyết liệt của những kẻ chỉ vì lợi ích cho riêng mình mà mang dã tâm cưỡng cướp của Cesar. Nhưng dù khó khăn thế nào mà khi đã có được sự ủng hộ của lòng người theo đúng tôn chỉ của Hiến chương Liên Hợp quốc về \”quyền tự quyết của một dân tộc\” thì cái chân lý \”cái gì của Cesar phải trả lại cho Cesar\” sẽ mãi mãi là chân lý.

Quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam không nằm ở đâu xa, nó nằm ngay trong 9 chương (8 chương chính và 1 chương phụ) và 23 điều khoản với nội dung của Hiệp định đòi hỏi các nước phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhứt, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Geneve 1954 về Việt Nam đã công nhận. Muốn biết trong Hiệp định Ba Lê 1973 đã nói những gì thì chúng ta hãy tham khảo hai phát biểu quan trọng dưới đây:

1. Luật sư Lê Trọng Quát, Nguyên Đệ Nhất Quốc Vụ khanh, Hội Thẩm Viện Bảo Hiến Việt Nam Cộng Hòa:

Định Ước cuối cùng – Acte de Final đã ghi một điều rất quan trọng: Sự tôn trọng quyền lãnh thổ của nước Việt Nam. Nếu áp dụng đúng điều khoản đó thì Trung Cộng không thể xâm lăng những lãnh thổ, lãnh hải của chúng ta như chúng ta đã biết.

Định ước cuối cùng là gì ? Theo Điều 19 của Hiệp định Ba Lê quy định trong vòng 30 ngày sau khi ký kết, một Hội nghị sẽ được triệu tập để bảo đảm việc thực thi Hiệp định. Ngày 02/3/1973 một Hội nghị được triệu tập tại Paris để ký “Định ước của Hội nghị Quốc tế về Việt Nam” gồm 12 nước là bốn bên trong hội nghị Paris gồm Mỹ, Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa , Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng hòa miền nam Việt Nam cùng 8 nước khác là Canada, Hungary, Indonesia, Poland, Anh, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Liên Sô và Pháp trước sự chứng kiến của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kurd Waldheim. Định ước này gồm 9 điều khoản nhằm bảo đảm việc thực thi Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, giữ vững hòa bình tại Việt Nam.

2. Luật sư Lâm Chấn Thọ, một luật sư công pháp đang làm việc tại Canada:

Có 9 nước bảo đảm với đất nước của tôi là VNCH rằng họ sẽ tôn trọng và sẽ bảo đảm quyền tự quyết của nhân dân tôi. Cho nên đó là một món nợ mà họ đã thiếu nhân dân tôi…Cho nên, mấy chục năm nay tôi theo đuổi để làm sống dậy, cho họ tỉnh thức dậy để họ hiểu rằng họ chưa trả món nợ đó. Đồng thời họ còn thiếu cái nợ thứ nhì là họ bảo đảm sự vẹn toàn lãnh thổ của đất nước tôi mà Trung cộng là một thành viên đã ký ngang nhiên chiếm Hoàng Sa, Trường Sa. Và những người đã ký cùng Trung Cộng không làm gì để giúp cho Việt Nam.

Cũng như các bậc tiền bối am tường về công pháp, cá nhơn tin tưởng rằng CÁI GÌ CỦA CESAR PHẢI TRẢ LẠI CHO CESAR THÌ NHƠN LOẠI MỚI THÁI BÌNH mà việc phục hoạt lại Hiệp định Ba Lê 1973 chính là chân lý này. Qua những sự kiện gần đây như Jerusalem, cao nguyên Golan, Hong Kong, Đài Loan, Kashmir,… đã cho thấy niềm tin đó được củng cố thêm dưới trào Donald Trump. Những vấn đề này rất gia gốc nếu so với việc phục hoạt Hiệp định Ba Lê 1973 vì nó liên can rất nhiều đến quyền lợi riêng tư của các cường quốc còn phục hoạt Hiệp định Ba Lê 1973 thực chất chỉ có hai khối cụ thể là khối cộng sản không chính chủ – chính danh – chính nghĩa gồm Tàu cộng và Việt cộng và khối tự do chính chủ – chính danh – chính nghĩa là Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa.

Phục hoạt Hiệp định Ba Lê 1973 là thực thi công đạo, thực thi chân lý CÁI GÌ CỦA CESAR PHẢI TRẢ LẠI CHO CESAR, chỉ có cách này mới giúp dân tộc Việt Nam bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ và thống nhứt đất nước bền vững, chỉ có cách này mới ngăn chặn xung đột giữa 2 nước láng giềng là Việt Nam và Trung Hoa lục địa vì không nước nào xâm phạm bất hợp pháp lãnh thổ của nước nào./.

Tran Hung.

Bài Liên Quan

Leave a Comment