Cơ quan di trú New Zealand cấm nhập cảnh 47 du học sinh Việt Nam

Cơ quan di trú New Zealand cấm nhập cảnh 47 du học sinh Việt Nam

.

\"\"
Ảnh minh họa. AFP / RFA Edited

Cơ quan di trú New Zealand vừa có hành động ngăn chặn 47 du học sinh Việt Nam nhập cảnh vào nước này vì phát hiện gian lận trong việc làm hồ sơ xin cấp visa (thị thực) du học.

Tin từ mạng trực tuyến của đài truyền TVNZ hôm 9/8 cho biết như vừa nêu.

Theo tin, bà Jeannie Melville trợ lý giám đốc điều hành Cơ quan di trú New Zealand cho biết, văn phòng Mumbai đã phát hiện 47 trường hợp gian lận về tài chính từ Việt Nam. Do đó, cơ quan di trú New Zealand đã có những hành động như trên.

Theo lời của bà Melville, một số trung tâm môi giới du học cũng có liên quan đến vụ lừa đảo này. Qua sự việc này, bà Melville cảnh báo đối với các du học sinh rằng, văn phòng Mumbai có nhiều nhân viên giàu kinh nghiêm và thành thạo trong việc phát hiện các hành vi gian lận; bên cạnh đó Cơ quan di trú New Zealand và cơ quan giáo dục New Zealand đã triển khai một số chương trình tuyển sinh du học chất lượng cao từ thị trường Việt Nam. Từ năm 2013 – 2019 số thị thực du học sinh hợp lệ từ Việt Nam đã tăng lên tới 55% và đặc biệt ở du học sinh cấp bậc trung học và đại học.

Việc các cơ sở tư vấn du học Việt Nam làm giả hồ sơ xin visa cho sinh viên du học tại các nước trên thế giới không còn xa lạ.  Vào tháng 11/2018, Nhật Bản cũng đã “cấm cửa” 12 công ty tư vấn du học của Việt Nam từ tháng 11/2018 đến 3/2019 vì nghi ngờ các công ty này đã cấp chứng chỉ tiếng Nhật giả cho các hồ sơ xin visa của sinh viên du học trong một thời gian dài.

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Nhật Bản “cấm cửa” đối với các cơ sở du học Việt Nam do có các dấu hiệu vi phạm. Hồi đầu tháng 12/2018, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam cũng đã ra thông báo về việc 5 cơ sở tư vấn du học của Việt Nam sẽ không được chấp nhận đại diện nộp hồ sơ xin visa. Nguyên nhân chủ yếu là do các công ty du học đã cung cấp thông tin sai lệch, có những hành vi không minh bạch trong việc cung cấp thông tin ứng viên như trình độ tiếng Nhật, năng lực chuyên môn hay khả năng tài chính.

Nguồn: RFA

Bài Liên Quan

Leave a Comment