Mexico, Canada và Úc hưởng lợi trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
August 9, 2019
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tiếp tục tăng tốc. Mỹ đã áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu trị giá 250 tỷ USD của Trung Quốc và dự kiến sẽ tăng thêm 10% thuế đối với 300 tỷ USD còn lại. Trung Quốc hiện đánh thuế từ 5% đến 50% đối với khoảng 113 tỷ USD hàng nhập khẩu của Mỹ .
Về lâu dài, một số người lo lắng về những tác động tiêu cực mà cuộc chiến thương mại có thể gây ra đối với nền kinh tế toàn cầu, nhưng trong ngắn hạn, cuộc chiến thuế quan hai bên đã mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia khác.
Dữ liệu cho thấy người chiến thắng trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung cho đến nay không phải là Mỹ hay Trung Quốc mà đó là các quốc gia bên thứ ba như Úc, Brazil, Mexico và Canada
Mexico, Đài Loan, Nam hàn, Nhật Bản và Canada đã gia tăng đáng kể trong việc xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ sau khi Mỹ đánh thuế lên hàng hóa Trung Quốc.
Trong khi đó, Úc, Thụy Sĩ, Brazil, Hồng Kông và Canada đã xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trong thời gian này
Những nước hưởng lợi trong cuộc chiến Mỹ – Trung:
Úc: là nước hưởng lợi lớn nhất của cuộc chiến thương mại. Giá trị xuất khẩu của nước này sang Mỹ và Trung Quốc tăng hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong năm chúng tôi đã phân tích.
Hầu hết sự gia tăng là từ xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên sang Trung Quốc. Trung Quốc tăng thuế khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ từ 10% lên 25% và Australia sẵn sàng lấp đầy chỗ trống cho Trung Quốc, trong bối cảnh ngành khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của nước này đang phát triển mạnh như vũ bão. Năm 2018, Trung Quốc đã nhập khẩu 23 triệu tấn LNG của Australia, tương đương với 42% tổng sản lượng xuất khẩu của nước này. Con số này có thể còn tăng lên.
Xuất khẩu LNG của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm 80% trong tài khóa này so với cùng kỳ năm ngoái. Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa tăng thuế đối với lượng hàng hóa trị giá 325 tỷ USD của Trung Quốc đã khiến cường quốc châu Á đáp trả bằng việc nâng thuế 25% đối với các mặt hàng nhập khẩu của Mỹ bắt đầu từ ngày 1/6.
Các nhà sản xuất LNG tại Mỹ cùng với các nhà xuất khẩu LNG lớn khác sẽ phải nín thở nghe ngóng xem những biện pháp đánh thuế quan này tác động thế nào đến sự phát triển của nhà máy sản xuất khí đốt tự nhiên – đặc biệt là các dự án trong tương lai trong công trình hoặc đang chờ phê duyệt.
Trung Quốc dự kiến tăng nhập khẩu từ 53 triệu tấn LNG năm 2018 lên gần 93 triệu tấn vào năm 2025 – trong bối cảnh nước này chuyển dịch bền vững để trở thành nước nhập khẩu khí đốt lớn nhất thế giới.
Nhập khẩu bông Úc của Trung Quốc tăng trưởng mạnh, do xuất khẩu bông của Mỹ sang Trung Quốc giảm.
Thụy Sĩ: Tương tự như Úc, Thụy Sĩ tăng mạnh xuất khẩu vàng sang Trung Quốc.
Thụy Sĩ cũng tăng xuất khẩu sang Mỹ, mặc dù ở một mức độ nhỏ hơn. Nước này đã xuất khẩu thêm 25 triệu đô la các thiết bị điện tử trong giai đoạn này, trong khi xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong danh mục đó giảm 190 triệu đô la.
Mexico
Mexico đã thay thế Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ trong nửa đầu năm 2019 .
Hoa Kỳ hiện mua thêm các thiết bị xử lý và lưu trữ dữ liệu cũng như dây điện và cáp quang từ Mexico. Cả hai loại này sẽ có mức thuế dưới 25% nếu chúng được sản xuất tại Trung Quốc.
Brazil: là nước đã được hưởng lợi do việc xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Trung Quốc giảm.
Xuất khẩu đậu tương của Brazil và Argentina cũng được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trung Quốc áp thuế 25% đối với đậu tương Mỹ. Điều này đã làm tăng giá đậu tương Mỹ ở Trung Quốc và từ đó làm giảm nhu cầu của thị trường Trung Quốc đối với sản phẩm này, nhưng đây chỉ là suy lý của kinh tế học. Theo số liệu do hải quan Trung Quốc công bố vào ngày 24/12/2018, từ tháng 11/2018, Trung Quốc đã không còn nhập khẩu đậu tương từ Mỹ.
Trung Quốc là nước tiêu thụ đậu tương lớn nhất thế giới, thu mua đến 63% lượng xuất khẩu đậu tương toàn cầu, “nuôi sống” ngành công nghiệp khổng lồ sử dụng bột đậu tương và ép dầu.
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã khiến giá đậu tương Brazil tăng. Vào tháng 6/2018, giá đậu tương tại cảng Paranagua của Brazil là 385,60 USD/tấn, cao hơn 35,7 USD so với giá đậu tương ở bờ biển phía Nam nước Mỹ. Đến tháng 8/2018, giá đậu tương Brazil đã tăng lên 450 USD/tấn. Dữ liệu cho thấy, vào tháng 6/2018, Trung Quốc nhập khẩu 8,2 triệu tấn đậu tương từ Brazil, cao hơn mức 6,6 triệu tấn cùng kỳ năm 2017.
Hiện tượng tương tự là Argentina đã biết tận dụng cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung để mua đậu tương của Mỹ ép lấy dầu, sau đó bán dầu đậu nành lại cho Trung Quốc. Vào tháng 8/2018, Bộ Nông nghiệp Argentina tuyên bố sẽ xuất khẩu dầu đậu nành sang Trung Quốc lần đầu tiên sau ba năm. Hiện tại, 29.000 tấn dầu đậu nành đang được để tại cảng Timbues gần Trung tâm Ngũ cốc Rosario ở Argentina. Hai con tàu khác chứa đầy dầu đậu nành đang chuẩn bị đưa đến Trung Quốc với tổng số ước tính khoảng 90.000 tấn.
Giới chức Argentina cho biết, họ hy vọng sau vụ thu hoạch đậu tương kết thúc vào tháng Năm sẽ bắt đầu xuất khẩu một lượng lớn bột đậu tương sang Trung Quốc.
Bên cạnh đó, cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng giúp hoạt động xuất khẩu năng lượng của khu vực Trung Đông và Nga gia tăng. Trung Quốc áp thuế 25% đối với khí hóa lỏng (LPG) của Mỹ, dẫn đến hiện tượng trong năm 2018 Trung Quốc cắt giảm đáng kể nhập khẩu LPG từ Mỹ và gần như dừng hoàn toàn kể từ cuối tháng Tám năm ngoái.
Năm 2017, Trung Quốc đã nhập khẩu 3,6 triệu tấn LPG từ Mỹ, đưa Mỹ trở thành nhà cung cấp LPG lớn thứ hai tại Trung Quốc. Nhưng từ tháng 1-8/2018, nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ đã giảm xuống còn 1 triệu tấn, trong khi cùng kỳ năm 2017 là 2,1 triệu tấn.
Canada
Canada đang hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Chip máy tính và bảng mạch của Canada đang thay thế hàng Trung Quốc tại thị trường Mỹ.
Người Canada cũng đang bán nhiều đậu nành cho Trung Quốc hơn trước, mặc dù điều đó vẫn còn yếu so với việc Mỹ xuất khẩu.