Vì sao Trung Quốc dám khẳng định chủ quyền ở Bãi Tư Chính của Việt Nam?

KAMI –

Vì sao Trung Quốc dám khẳng định chủ quyền ở Bãi Tư Chính của Việt Nam?

.

\"\"
Tập Cận Bình thăm Việt Nam được Nguyễn Phú Trọng tiếp đón trọng thể tại Hà Nội. Tại đây, họ Tập tiếp tục nhai lại câu thần chú: \” Trung Quốc mong cùng với Việt Nam tiếp tục đi theo phương châm láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai và tinh thần láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt …\” . Ảnh: Lê Hiếu/ Zing.vn

Những bất đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền trên Biển Đông ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong việc xung đột tại khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam trong những ngày qua. Theo Tạp chí Nghiên Cứu Quốc tế, mặc dù trắng trợn vi phạm chủ quyền của Việt Nam nhưng Trung Quốc luôn tuyên truyền rằng Việt Nam mới là kẻ quấy rối, còn phía họ là đang thực thi chủ quyền.  Thậm chí, Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời gian qua đã có bài “Trung Quốc khuyên Việt Nam: Kẻ hư hỏng nên tỉnh ngộ trở về” của tác giả Tô Hiểu Huy, Phó Chủ nhiệm Ban Nghiên cứu Chiến lược quốc tế thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề Quốc tế của Trung Quốc. Theo đó, nữ tác giả này đã trơ tráo khi cho rằng, \”TQ đã nhiều lần nghiêm chỉnh tuyên bố quần đảo Tây Sa là lãnh thổ vốn có của TQ, không tồn tại bất cứ tranh chấp nào, và yêu cầu Việt Nam ngừng quấy rối tác nghiệp [thăm dò dầu khí, xây đắp đảo…] của phía TQ…\”.

Điều này càng cho thấy thủ đoạn được đằng chân lân đằng đầu của Trung Quốc, cũng như dã tâm của nhà cầm quyền Bắc Kinh trong chiến lược độc chiếm Biển Đông, với cái gọi là đường chủ quyền \”lưỡi Bò\” chín khúc. Đây là một trong các chiêu thức trong chiến thuật cắt lát salami, Trung Quốc sẽ từng bước lấn dần dần, lấn từ từ, từ không biến thành có có. Để rồi khi có cơ hội là họ sẽ ra tay hành động cưỡng chiếm toàn bộ. Trong lúc các bằng chứng lịch sử là các bản đồ địa giới của các triều đại Trung Quốc đã cho thấy, chủ quyền của Trung Quốc phía cực nam không vượt quá đảo Hải Nam – điểm cực nam của Trung Quốc. Việc Trung Quốc đã thành công trong việc tôn tạo các đảo, bãi đá… trở thành các tiền đồn quân sự trên Biển Đông đã chứng minh điều đó.

Cho dù trong những ngày gần đây, Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã tỏ ra cứng rắn hơn bao giờ hết, khi đề cập đến những hành động cố ý xâm phạm chủ quyền trên biển Đông Việt Nam, đã nêu đích danh tên Trung Quốc, mà đã thôi dùng từ “tàu lạ”  để ám chỉ tàu bâng quơ một cách sợ hãi như nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, trong lúc sự kiện Bãi Tư Chính đang trở thành đề tài nóng nhất trong những ngày này thì, người ta không thấy các phát biểu của các quan chức lãnh đạo cao cấp về phản ứng của Việt Nam trong vấn đề này. Đặc biệt là 03 nhân vật giữ chức vụ \”tứ trụ\”: Tổng Bí Thư – Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Điều này có thể lý giải đối với người đứng đầu đảng CS và nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng vì cái ơn của các bác sĩ Trung Quốc đã hết lòng cứu chữa để ông tai qua nạn khỏi. Nếu như ông Trọng dám lên tiếng thì chắc gì khi bị tái phát đã nhận được sự hết lòng như thế của đảng và nhân dân Trung Quốc. (!?) Nó cũng như bộ mặt hớn hở tươi cười \”quên trời, quên đất\” quá mức bình thường của bà Nguyễn Thị Kim Ngân với Chủ tịch Tập Cận Bình, trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 7/2019 cũng phần nào cho thấy sự đồng thuận \”bán nước\” của bà Chủ tịch Quốc hội. Nhiều người hy vọng, mong chờ phản ứng từ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Song rồi ông Phúc cũng bặt âm vô tín, câm như hến và vô trách nhiệm cũng chẳng kém gì.

Theo RFA cho biết, tối hôm 30/7/2019, phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 92 năm thành lập Quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa tại Đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội, Trung tướng Ngô Minh Tiến, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã khẳng định việc vun đắp cho tình hữu nghị bền lâu giữa Việt Nam và Trung Quốc là tâm nguyện của nhân dân và quân đội hai nước. Theo đó, tướng Ngô Minh Tiến nhấn mạnh rằng, “Lịch sử phát triển quan hệ hai nước tuy đã trải qua những bước thăng trầm, nhưng vượt lên trên tất cả chúng ta đã và đang nỗ lực không biết mệt mỏi cùng nhau xử lý các khác biệt, duy trì môi trường ổn định và phát triển ở mỗi nước. Vun đắp cho tình hữu nghị bền lâu… đó không chỉ là tâm nguyện của nhân dân và quân đội Việt Nam và Trung Quốc mà còn là tâm nguyện, khát vọng của thế giới văn minh ngày nay”.

Được biết, ngay trước đó, Tùy viên quân sự Trung Quốc tại Việt Nam ông La Tân, cho rằng sự phát triển của chính quyền Bắc Kinh không gây mối đe dọa đối với bất cứ nước nào. Theo đó, Trung Quốc kiên trì chính sách ngoại giao hòa bình, dân chủ bất di bất dịch, theo con đường phát triển hòa bình với Chủ nghĩa xã hội bản sắc Trung Quốc thời đại mới và tư tưởng Tập Cận Bình.

Phát biểu của Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Ngô Minh Tiến như vừa kể, làm cho người ta liên tưởng đến phát biểu của ĐBQH – Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng, Phó Chính ủy Quân Khu 7 khi gặp gỡ cử trị quận 7 và các huyện Nhà Bè, Cần Giờ trong những ngày gần đây. Khi ông Hoàng khẳng định việc tàu thăm dò của Trung Quốc và hạm đội hộ tống di chuyển trên Biển Đông tại khu vực bãi Tư Chính là có, nhưng việc di chuyển đó thì rất bình thường, không đe dọa chủ quyền lãnh hải và không có vấn đề gì?

Lãnh đạo cao cấp thì như thế, ý chí và trách nhiệm của các tướng lĩnh quân đội thì như vậy. Điều đó đã khiến cho chúng ta không thể không suy nghĩ đến sự an nguy của vận mệnh quốc gia. Song điều đáng lo ngại hơn, là sự thờ ơ của đại bộ phận dân chúng, trước việc nhà nước Việt Nam vận động toàn dân bảo vệ chủ quyền. Đã có không ít người đã công khai tuyên bố không tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc, đồng thời họ sẽ không cầm súng nếu Việt Nam bị Trung Quốc xâm lược, với lý do lãnh đạo đất nước hiện nay hèn nhát, nhu nhược. Khi không đánh cũng đã định dâng biển đảo cho giặc thì người dân có hành động cũng vô ích. Hơn nữa khi người dân cầm súng chống ngoại xâm thì con cái các quan chức họ có chịu cầm súng hay không, hay bọn họ lại bỏ trốn ra nước ngoài khi giặc đến?

Trước đây, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã không ít lần khẳng định, nhiều khu vực trên Biển Đông đang thuộc chủ quyền của Việt Nam là những phần lãnh thổ thuộc về Trung Quốc. Nhưng họ chỉ nói chung chung, chứ không nêu cụ thể và đích danh như Bãi Tư Chính lần này. Chắc chắn không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc dám tuyên bố rằng, VN đã vi phạm quyền chủ quyền Trung Quốc ở bãi Tư Chính. Có lẽ họ đã nắm được \”tử huyệt\” nhất định nào đó của ban lãnh đạo Việt Nam và sử dụng làm vũ khí để gây sức ép.

Có lẽ vì thế nên khi giặc đã xâm phạm bờ cõi, vào nhà của mình nhận vơ là khi chủ quyền quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng, song ban lãnh đạo đảng CSVN vẫn tỏ ra vô trách nhiệm. Việc họ không dám khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế, với lý do sợ ảnh hưởng tới đại cuộc giữa 2 đảng là một minh chứng không thể chối bỏ. Nhưng đằng sau đó chắc chắn phải có những uẩn khúc, sẽ được phía Trung Quốc công bố khi quan hệ Việt – Trung đổ vỡ một lần nữa như năm 1979.

Nguồn tin chưa thể kiểm chứng xuất hiện trên mạng xã hội cho rằng, từ xưa đến nay ban lãnh đạo đảng CSVN đã có những văn kiện, những mật ước \”tuyệt mật\” nào đó thỏa thuận giao trọn vẹn Biển Đông ngoài 12 hải lý cho Trung Quốc tương tự như Công hàm năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng – \”\”tán thành\” và \”tôn trọng\” \”bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc\”.\” là một trong những ví dụ đơn cử? Và có lẽ đó là lý do đảng CSVN hiện nay rất sợ há miệng mắc quai,  nên họ không dám phản đối, cũng như không dám kiện Trung Quốc?

Nếu có chuyện như vậy thì chẳng hề oan, khi dân gian gọi ban lãnh đạo đảng CSVN là thế lực thân địch, \”thờ địch\”. Và họ không phải là nhà cầm quyền, mà là nhà cầm \”tiền\” đã hèn nhát, nhu nhược để bán nước cho giặc.

Nguồn: Kami\’s Blog / RFA

Bài Liên Quan

Leave a Comment