Tốc độ sản xuất F-35A của Nhật Bản nhanh chóng mặt

Tốc độ sản xuất F-35A của Nhật Bản nhanh chóng mặt

(Vũ khí) – Bất chấp lo ngại liên quan đến vụ tai nạn đối với F-35A hồi tháng 4/2019, tiến độ sản xuất dòng tiêm kích tàng hình này vẫn được Nhật Bản đẩy nhanh.

Truyền thông khu vực vừa đăng tải hình ảnh chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35A Lightning II số đuôi 99-8715 do Nhật Bản sản xuất tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, đây chính là máy bay chiến đấu F-35A nội địa thứ 15 của họ.

Theo các điều khoản ký kết với Mỹ, Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi (MHI) của Nhật Bản đã được Lochkheed Martin cấp giấy phép để lắp ráp tại chỗ tiêm kích tàng hình F-35A dưới dạng IKD với tỷ lệ nội địa hóa khá cao.

Nhờ có nền khoa học kỹ thuật và công nghệ đáng nể, Nhật Bản tỏ ra không gặp phải bất cứ khó khăn nào trong quá trình xây dựng và vận hành dây chuyền chế tạo F-35.

Dự kiến ngoài biến thể cơ bản F-35A thì Tokyo sẽ lắp ráp cả phiên bản cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B trong tương lai không xa.

\"\"
Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35A Lightning II số đuôi 99-8715 – Chiếc F-35A thứ 15 do Nhật Bản lắp ráp

Ở đây có một vấn đề cần được nhắc tới, đó chính là vụ tai nạn xảy ra đối với một chiếc F-35A hồi tháng 4/2019 tại khu vực ngoài khơi cách bờ biển Nhật Bản khoảng 135 km khiến phi công điều khiển thiệt mạng và phải rất lâu sau mới tìm thấy chiếc máy bay dưới đáy biển.

Chiếc F-35A này là sản phẩm do Nhật Bản tự lắp ráp trong nước, tình trạng của máy bay còn rất mới cho nên đã xuất hiện nhiều câu hỏi và sự nghi ngờ về chất lượng tiêm kích tàng hình do nước này sản xuất.

Khi đó đã có rất nhiều giả thiết được đưa ra nhằm lý giải cho nguyên nhân gây tai nạn, trong đó tập trung nhiều nhất vào khả năng thiết bị cung cấp dưỡng khí cho buồng lái gặp trục trặc, khiến phi công mất tỉnh táo khi điều khiển máy bay.

Chiếc tiêm kích F-35A thứ 15 do Nhật Bản lắp ráp đã hoàn thành bài bay thử nghiệm với kết quả tốt

Nhưng sau đó nguyên nhân tai nạn được xác định là do lỗi con người. Khi đó viên phi công điều khiển nhận lệnh hạ độ cao để tránh một máy bay Mỹ, anh ta đã bị mất phương hướng và đâm xuống biển với tốc độ khoảng 1.100 km/h. Phi công không điều chỉnh đường bay dù hệ thống cảnh báo va chạm mặt đất đã kích hoạt.

Theo đánh giá thì mất phương hướng khi bay đêm là vấn đề rất nguy hiểm, liên quan tới tâm sinh lý của con người.

Số liệu thống kê cho thấy rất nhiều tai nạn đã xảy ra do phi công tin vào cảm giác bản thân hơn là thiết bị hiển thị trong buồng lái.

Chính vì có kết luận trên mà quá trình lắp ráp tiêm kích tàng hình F-35A tại Tập đoàn MHI không bị gián đoạn mà tiếp tục được đẩy nhanh.

Tương tương lai không xa số lượng F-35A/B của Nhật Bản sẽ đạt con số 105 chiếc để tạo đối trọng trước Trung Quốc và đưa Tokyo trở thành quốc gia có phi đội chiến đấu cơ thế hệ 5 đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ.

Chí Linh

Bài Liên Quan

Leave a Comment