Liên Hiệp Quốc Và Vấn Đề Bảo Vệ Nhân Quyền
14/09/2019
LIÊN HIỆP QUỐC và vấn đề Bảo Vệ Nhân Quyền
I- Liên Hiệp Quốc
Liên Hiệp Quốc, ngoài nhiệm vụ duy trì an ninh trật tự thế giới, còn đóng vai trò tích cực trong vấn đề bảo vệ nhân quyền qua Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được ban hành ngày 10 tháng 12 năm 1948 đến nay đã gần năm thứ 70.
Sau khi thế chiến thứ II chấm dứt, các quốc gia đồng minh đánh bại Đức và Nhật, đã họp taị San Francisco Hoa Kỳ ngày 24 tháng 10, 1945 để hình thành một tổ chức quốc tế mệnh danh là Liên Hiệp Quốc – United Nations- nhằm duy trì nền hoà bình thế giới và ngăn ngưà tai hoạ chiến tranh mà đệ nhất và đệ nhị thế chiến đã tàn phá các quốc gia và gây thiệt hại cho hằng chục triệu sinh mạng.
Bản Hiến Chương LHQ (Charter of The United Nations) do 50 quốc gia ký kết ngaỳ 26 tháng 6 năm 1945, ấn định cơ cấu tổ chức và điều hành tổ chức LHQ. Trụ sở LHQ đặt taị New York, USA, với phí khoản xây cất do nhà tỷ phú John D. Rockefeller, Jr. tặng 8 triệu rưởi ngaỳ 14 tháng 12 năm 1946 và Quốc hội Hoa Kỳ cho vay 65 triệu. Trụ sở LHQ được khánh thành năm 1952. LHQ gồm có 6 cơ quan chính:
1- Đại Hội Đồng (General Assembly):
Gồm đaị diện của tất cả các nước hội viên. Mỗi hội viên có quyền gởi đến LHQ 5 đại biểu chính thức, 5 vị phụ khuyết, và không giới hạn số cố vấn. Tuy nhiên mỗi quốc gia chỉ được một phiếu bầu. Đại Hội Đồng họp thường niên, có nhiệm vụ thảo luận ngân sách của LHQ, ấn định lệ phí các nước hội viên phải đóng góp, thảo luận về mọi vấn đề liên quan đến việc điều hành tổ chức LHQ, kể cả vấn đề can thiệp tìm các biện pháp duy tri`nền hoà bình thế giới khi Hội Đồng An Ninh không làm tròn nhiệm vụ giao phó
2-Hội Đồng An Ninh (Security Council)
HĐAN, có nhiệm vụ duy trì nền hoà bình thế giới, gồm có 5 hội viên thường trực (permanent) là Trung Hoa Quốc Gia, (đã do Trung Cộng thay thế từ thập niên 1970), Pháp, Nga, Anh, và Hoa Kỳ và 10 hội viên không thường trực (nonpermanent) do Đại hội Đồng bầu với nhiệm kỳ 2 năm. HĐAN có nhiệm vụ điều tra, thảo luận và quyết định các biện pháp giải quyết các vụ xung đột quốc tế bằng các biện pháp chế tài về kinh tế hoặc quân sự.
Lần đầu tiên, sau ngày thành lập, LHQ đã can thiệp vào chiến tranh Cao ly (1950-1953). Sau đệ nhị thế chiến, quân CS Nga trú đóng ở Bắc Hàn, phía bắc vỉ tuyến thứ 38 và quân Mỹ trú đóng ở Nam Hàn. Năm 1947, Liên Hiệp Quốc cử một Ủy Ban tìm cách thống nhất Đaị Hàn. Bắc Hàn từ chối không tham gia kế hoạch thống nhất Đại Hàn. Nhưng cuộc bầu cử vẫn được tổ chức ở Nam Hàn và Cộng Hoà Đaị Hàn (Republic of Korea) được thành lập. Năm 1948 Đaị Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tuyến bố chỉ có chính phủ Cộng Hoà Đaị Hàn mới là chính phủ hợp pháp của Đaị Hàn Dân Quốc. Sự kiện này đã khiến khối Cộng Sản quốc tế tiến quân xâm lăng Nam Hàn ngày 25 tháng 6 năm 1950.
LHQ cho đó là hành động vi phạm nền hoà bình thế giới. Hội Đồng An Ninh LHQ đã biểu quyết chấp thuận can thiệp, yêu cầu các nước hội viên gởi quân qua trợ giúp Nam Hàn. Đại biểu Nga trong Hội Đồng An Ninh trước đó đã rút lui để phản đối tư cách đaị biểu thường trực của Trung Hoa Quốc Gia nên không thể phủ quyết nghị quyết đưa quân qua trợ giúp Nam Hàn.
Ngày 7 tháng 7 năm 1950, LHQ lập bộ tư lệnh hành quân do Hoa Kỳ chỉ huy. Trong số 60 quốc gia hội viên lúc bấy giờ, 16 hội viên gởi quân tác chiến và 41 hội viên cung cấp quân trang, quân dụng. Hoa Kỳ tham chiến với 90% quân số, trang bị và tiếp liệu. Tháng 10, 1950, Trung Cộng tham chiến, gởi quân qua tăng viện cho Bắc Hàn. Quân Liên Hiệp Quốc, sau gần 3 năm chiến đấu, đã đẩy lui quân CS Bắc Hàn do Nga và Trung Cộng trợ chiến trở về phía bắc của vỉ tuyến thứ 38. Sau đó đôi bên ký thoã ước ngưng bắn chấm dứt chiến tranh Cao ly ngaỳ 27 tháng 7 năm 1953 … Thời điểm nấy cũng là lúc Mao Trạch Đông chuẩn bị giúp Việt Minh tiến đánh căn cứ Điện Biện Phủ ở Việt Nam. Sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, các đống minh, Nga, Trung Cộng, Anh, Pháp… họp tại Geneve, Thuy Sĩ và áp đụng phương thức giải quyết chiến tranh Cao Ly, chia đối nước Việt Nam thành hai miền Nam, Bắc bằng Hiệp Định Geneve ký ngaỳ 20/7/1954….
Ngoài ra LHQ đã can thiệp vaò nhiều vụ xung đột quốc tế khác. Gần đây LHQ đã gởi quân đánh đuổi quân xâm lăng Iraq ra khỏi Kuwait (Persian Gulf War) năm 1991, hoặc bảo trợ các thoã ước: Thoã ước hoà bình ở Campuchia năm 1991-1993, thoã ước ngưng bắn giữa Crotia và Serbia, thoã uớc ngưng chiến ở Angola. LHQ gởi quân can thiệp can thiệp vụ Somalia năm 1992-1995 và vụ thanh tra vũ khí taị Iraq, sau đó liên quân Hoa Kỳ tiến chiếm Iraq … đến nay cuộc chiến Trung Đông vẫn còn sôi động…
- 3. Văn phòng Tổng Thư Ký (Secretariat)
Văn phòng TTK có nhiệm vụ điều hành công tác hằng ngày của LHQ. Nhân viên Văn Phòng TTK gồm có một vị Tổng Thư Ký và các viên chức quản trị, nhân viên văn phòng và chuyên viên. Vị Tổng Thư Ký do 5 hội viên thường trực của Hội Đồng An Ninh (Security Council) đồng thanh đề cử và do Đại Hội Đồng (General Assembly) bổ nhiệm với đa số tương đối, nhiệm kỳ là 5 năm. Tổng Thư Ký có nhiệm vụ tuyển dụng nhân viên, điều hành Văn Phòng Tổng Thư Ký. Mỗi quốc gia được đề cử ít nhất 6 nhân viên nếu hội đủ điều kiện tuyển dụng.
4- Hội Đồng Kinh Tế -Xã hội (Economic and Social Council)
LHQ là cơ quan quốc tế đầu tiên, ngoài nhiệm vụ duy trì an ninh quốc tế, còn có nhiệm vụ thăng tiến đời sống của nhân loại về các lãnh vực như nâng cao mức sống, y tế, văn hoá, giáo dục, bảo vệ nhân quyền …
HĐKTXH gồm một số uỷ ban: (1) Bốn ủy ban đặc trách kinh tế các vùng Phi châu, Á Châu, Viễn Đông, Âu Châu và Mỹ châu Latin. (2) Sáu uỷ ban đặc trách về các lãnh vực: Nhân quyền, ma túy, dân số, phát triển xã hội, thống kê, quyền của phụ nữ, và một số cơ quan như Qủy Nhi Đồng Quốc tế (UNICEF) và chương trình phát triển LHQ (UNDP).
5-Toà Án Quốc Tế (The International Court of Justice)
Toà án quốc tế có 15 vị thẩm phán, nhiệm kỳ 9 năm do Đaị Hội Đồng và Hội Đồng An Ninh đề cử. Chủ Tịch và phó chủ tịch do Toà án đề cử, nhiệm kỳ 3 năm. Trụ sở Toà án đặt taị The Hague, Netherlands. Toà án quốc tế có thẩm quyền xét xử các vụ tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia hội viên và các quốc gia không phải là hội viên của LHQ. Cá nhân không thể kiện lên Toà Án Quốc tế trừ phi được một chính phủ bản xứ bảo trợ. Toà Án Quốc tế còn đóng vai trò cố vấn cho Đại Hội Đồng, Hội Đồng An Ninh và các cơ quan khác của LHQ nếu được yêu cầu.
6- Hội Đồng Quản nhiệm (Trusteeship Council)
Các thuộc địa của các nước Ý, Đức. Nhật chưa được tự trị hay độc lập sau đệ nhị thế chiến. Hội đồng nầy ngưng họat động năm 1994 sau khi các lãnh điạ nêu trên đã được tự trị hoặc đã được sát nhập vào các quốc gia khác.
Ngoài ra, LHQ còn điều hành 16 cơ quan chuyên môn liên quan đến các lãnh vực sinh họat : Thực phẩm và Canh nông ( FAO), Anh ninh Hàng không ( ICAO), Phát triển Quốc tế (IDA), Tài Chánh Quốc tế ( IFC), Quỷ Quốc tế phát triển canh nông ( IFAD), Lao động Quốc tế ( ILO), Hàng Hải quốc tế ( IMO) Quỷ Tiền Tệ Quốc tế ( IMF), Truyền Thông Quốc tế ( ITU), Giáo dục, Khoa học và Văn hoá ( UNESCO), Phát triển Kỹ nghệ ( UNIDO), Bưu Điện ( UPU), Ngân hàng Quốc tế ( World Bank), Y Tế Quốc tế ( WHO) Văn học, Nghệ Thuật ( WIPO), Khí tượng Quốc tế ( WMO) .
II- Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền
(Universal Declaration of Human Rights)
Sau đệ nhị thế chiến, vấn đề nhân quyền được Liên Hiệp Quốc đặc biệt lưu âm nhất là vì các hành động dã man của Đức và Ý trước trong thời gian chiến tranh. Ủy Ban Nhân Quyền (Commission on Human Rights) thuộc Hội Đồng Kinh Tề Xã hội, được LHQ thành lập từ năm 1946. Bà Eleanor Roosevelt, phu nhân của Tổng Thống Roosevelt, đã được tín nhiệm giữ chức vụ Chủ Tịch Điều Hành Ủy Ban Nhân quyền trong những năm đầu. Đaị Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã chấp thuận Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, do Ủy Ban Nhân Quyền đệ trình, ngaỳ 10 tháng 12 năm 1948 đến nay gần đến năm thứ 71. (1948-2019)
Kể từ năm 1950, LHQ dùng ngày 10 tháng 12 mỗi năm làm Ngày Nhân Quyền (Human Rights Day). Bản TNQTNQ đã được một số quốc gia ghi vào Hiến Pháp như El Salvador, Haiti, Indonesia, Jordan, Libya, Puerto Rico và Syria. Liên Hiệp Quốc yêu cầu các nước hội viên phổ biến sâu rộng trong dân chúng, niêm yết, diễn giảng tại các cơ quan giáo dục không phân biệt điạ phương hay thể chế chính trị.
Bản Tuyên Ngôn gồm phần mở đầu và 30 điều quy định mọi quyền căn bản của con người. Qua lời mở đầu và 7 điểm căn bản, chúng ta nhận ra được phần nào nội dung của bản Tuyên Ngôn QTNQ:
(1) Sự công nhận quyền hạn đồng đều và bất khả xâm phạm của nhân loại là nền móng cho sự tự do, công lý và nền hoà bình thế giới,
(2) Sự không quan tâm hay khinh miệt nhân quyền sẽ mang lại các hành động dã man, đi ngược laị lương tâm nhân loại, và triễn vọng của thế giới trong đó nhân loại được hưởng tự do ngôn luận, tự do tín ngưởng, khỏi sợ sệt và thiếu thốn. Các nhu cầu đó được coi như nguyện vọng cao cả nhất của nhân loại,
(3) Nếu không muốn để cho quần chúng nỗi dậy chống bạo tàn và áp bức, nhân quyền phải được luật pháp bảo vệ,
(4) Sự thăng tiến tình huynh đệ giữa các chủng tộc là một điều thiết yếu,
(5) Các nước hội viên theo Hiến Chương Liên Hiệp Quốc xác nhận niềm tin tưởng vào các quyền căn bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị của con người, vào quyền hạn bình đẳng giữa nam và nữ, cũng như quyết tâm thăng tiến đời sống xã hội trong tự do, no ấm,
(6) Với sự hợp tác của Liên Hiệp Quốc, các nước hội viên đã tự tuyên hưá thực thi sự thăng tiến lòng kính trọng, tôn trọng nhân quyền và những quyền căn bản của con người,
(7) Sự hiểu biết căn bản về nhân quyền và các quyền tự do đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề thực thi lời cam kết.
Bản Tuyên Ngôn QTNQ đã đặt nền móng cho các giao dịch quốc tế, tạo điều kiện cho sự thành hình của nhiều tổ chức nhân quyền và đóng vai trò hướng dẫn cho các quốc gia trong vấn đề bảo vệ nhân quyền. Nói một cách tổng quát, Bản Tuyên Ngôn đề cập đến ba loại nhân quyền căn bản:
(1) Các quyền tự do liên quan đến con người như tự do sinh sống, cấm cưởng bách lao động, nô lệ, đối xử dã man, bất nhân, hay trừng phạt, bắt bớ, giam cầm, lưu đày trái phép, tôn trọng tự do tư tưởng, tự do tín ngưởng…
(2) Các quyền về tự do chính trị, như tự do phát biểu, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do tham chính trực tiếp hay qua các cuộc bầu cử, và cuối cùng.
(3) Các quyền tự do về xã hội, kinh tế, văn hóa, tự do chọn nghề nghiệp, quyền có công ăn việc làm, quyền làm việc trong hoàn cảnh thuận lợi và an toàn, quyền nghỉ ngơi, được học hỏi và quyền được tham gia vào đơì sống văn hoá của cộng đồng.
LHQ, qua thời gian, đã ban hành các bản Nghị quyết (resolution) và Tuyên cáo (Proclamation)
1.Nghị Quyết liên quan đến quyền Dân Tộc Tự Quyết (Self determination)
mà Bản Tuyên Ngôn không đề cập đến, đã được ghi vào trong hai bản quy ước (covenant) nhân quyền ban hành trong năm 1966. Các quy ước nầy có hiệu lực pháp lý đối với các nước hội viên đã tham gia và phê chuẩn.
2. Bản quy ước liên quan đến các quyền dân sự và chính trị, (civil and political rights) và bản quy ước liên quan đến các quyền về kinh tế, xã hội (economic, social and cultural rights). Ngoài ra, hai bản quy ước nầy còn đề cập đến quyền được giáo dục, quyền tham gia sinh họat văn hoá, khoa học; quyền hưởng an sinh xã hội, và ấn định thủ tục áp dụng, kiểm soát. Các nước hội viên ký kết vào quy ước phải phúc trình cho văn phòng Tổng Thư Ký về diễn tiến áp dụng các quy uớc nầy.
3.Tuyên Ngôn công nhận quyền độc lập của các nước thuộc điạ và các dân tộc bị trị ban hành năm 1960.
4.Tuyên Ngôn hủy bỏ mọi hình thức kỳ thị chủng tộc ban hành năm 1963; bảo vệ các dân tộc thiểu số đã được 110 quốc gia thừa nhận.
5.Tuyên Ngôn bảo vệ con ngươì khỏi bị tra tấn, hoặc các biện pháp trừng phạt độc ác, dã man, làm hạ phẩm giá con người (1975). Các quốc gia tham dự Hội Nghị Helsinki về nền An Ninh Âu Châu (Helsinki Conference on European Security, 1975) đã đồng ý hành động phù hợp với Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền.
Nhân kỷ niệm 20 năm Bản Tuyên Ngôn QTNQ, LHQ đã chỉ định năm 1968 là Năm Quốc Tế Nhân Quyền (International Year of Human Rights) và thập niên 1973-1983 là Thập Niên Chống Kỳ Thị ChủngTộc (Decade Against Racial Discrimination). LHQ cũng cụ thể hoá các hoạt động nhân quyền khác như đã ghi vào bộ luật quốc tế và áp dụng các nguyên tắc do Toà Án Nuremberg phán định các tội phạm chiến tranh, các tội ác chống laị nhân loại.
Năm 1968, LHQ tuyên bố không áp dụng luật hạn định thời gian truy tố, (statute of limitations: Luật về Thời tiêu) cho các tội ác chiến tranh và các tội ác chống laị nhân loại … các tội ác chiến tranh thời đệ nhị thế chiến đến nay vẫn còn bị truy tố.
Tạm kết
Sau hơn 70 năm (1948-2019) tranh đấu cho nhân quyền, LHQ đã tạo được nhiều kỳ công trong lãnh vựa bảo vệ an ninh và nhân quyền, đã đặt ra những mẫu mực bảo vệ nhân quyền quốc tế cho các nước hội viên áp dụng. Nhờ đó nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế được thành hình như Amnesty International, International Commission of Jurists, dù không trực thuộc LHQ nhưng rất có ảnh hưởng đến các quốc gia tự do mà thống kê và các báo cáo về vi phạm nhân quyền được trích dẫn, tham khảo để phê bình, chỉ trích các nước vi phạm nhân quyền nhất là các nước Cộng Sản như Việt nam, Trung Hoa, Cuba, Bắc hàn……các vi phạm nhân quyền của South Africa …
Cao Ủy Tỵ Nạn (UN High Commissioner for Refugees) đã tranh đấu cho nhân quyền, cứu trợ những người tỵ nạn Cộng sản hay các chế độ khủng bố sát hại xảy ra khắp năm châu bốn bể. Các cơ quan cứu trợ quốc tế như Catholic Relief Services của International Rescue Committee (IRC) cũng đã và đang góp công vaò các công tác phổ biến các phạm trù về tôn trọng nhân quyền quốc tế. Dù không đạt được được kết quả khả quan và sự vi phạm nhân quyền còn nhan nhản khắp nơi nhưng cũng là những cố gắng quy mô đáng lưu ý.
Tầm ảnh hưởng của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được các quốc gia lượng giá khá rộng rải có thể sánh với tầm ảnh hưởng của Bản Tuyên Nhân Quyền của pháp (French Declaration on the Rights of Men) hoặc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập (Declaration of Independence) của Hoa Kỳ.
Hiện nay, còn một số quốc gia áp dụng thể chế độc tài lấy lý do đời sống vật chất chưa đầy đủ, thì chính quyền chưa thể cho ngươì dân hưởng các quyền tự do chính trị như CSVN. Lý luận nầy có tính cách tránh né trách nhiệm và xuyên tạc. Chưa có bản phúc trình hay nghiên cứu nào chứng minh được rằng sự hạn chế quyền tự do chính trị có thể giúp phát triển kinh tế như lý luận của các chế độ độc tài đảng trị. Trên thực tế tự do chính trị đã mở đường cho sự phát triển kinh tế mà đời sống thịnh vượng của các quốc gia tự do là một bằng chứng.
Lý do chính của sự hạn chế quyền tự do chỉ để củng cố giai cấp đàn áp, như trường hợp Việt Nam. Cộng sản Việt Nam, mặc dù là hội viên LHQ từ năm 1977, nhưng cấm đoán việc phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. CSVN vi phạm các điều khoản căn bản được ấn định trong bản Tuyên Ngôn QTNQ, từ quyền (1) Tự do sinh sống như không bị bắt bớ giam cầm trái phép, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tín ngưởng, tự do đi lại, tự do di dân, tự do xuất ngoại …(2)Tự do chính trị như tự do phát biểu, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do tham chính, đến (3) các quyền tư do về an sinh xã hội, kinh tế như tự do kinh doanh, tự do phát triển văn hoá, tự do sáng tác, tự do được hưởng điều kiện làm việc thoải mái, an toàn, tự do được hưởng nền giáo dục tiến bộ, tự do tham dự vào sự phát triển truyền thống văn hoá nhân bản, nhất nhất đều bị kiểm soát, kềm kẹp…
Sống trong xã hội tự do, thoải mái, chúng ta không thể an lòng khi nhìn thấy quê hương sa dần vào vực thẵm, từ mức sống đaị đa số đồng bào khó khăn – nghèo nhất thế giới – “chạy ăn từng bửa toát mô hôi” – tâm trí bị kiềm chế quẫn bách đến đơì sống văn hóa suy đồi…
Đối với cộng đồng ngươì Việt tự do, dù không đồng nhất về tư tưởng và hành động, nhưng đó là biểu hiện đặc điểm của xã hội dân chủ. Tập thể người Việt hải ngoại đã tạo được tiếng nói có ảnh hưởng đến chính sách của các quốc gia tự do khiến cho các công tác tuyên truyền của Công sản tại hải ngoại bị thảm bại. “Nhân bất tín, vô lập”, người bất tín thì không đứng vững được. Trước dư luận và tâm tưởng (mentality) của thế giới tự do thì CSVN là chế độ dã man, phi nhân, thất đức. Đó cũng là mối ung nhọt đau đón của CSVN trên chính trường quốc tế.
Để dứt điểm, xoá bỏ chế độ CS, chúng ta không ngaị nổ lực áp dụng mọi phương tiện nhân sinh như Văn hoá, Xã hội, Kinh tế, Chính trị, Ngoại giao, Luật lệ, Bang giao quốc tế, dẫn chứng các vi phạm các Công ước, Hiệp đinh quốc tế mà CSVN đã ký kết để hạch tội CSVN. Như CSVN đã trắng trợ vi phạn Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà CSVN cam kết tuân thủ khi xin gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1977 và trước đó đã vi phạm Hoà Ước Ba Lê mà CSVN đã ký kết năm 1973. Dĩ nhiên CSVN sẽ phản đối, nhưng chúng ta vẫn kiên trì suốt 44 nam qua, tranh đấu không ngơi nghỉ cho một nước Viêt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc, tôn trọng nhân quyền và cường thịnh ngang hàng với các quốc gia tự do tân tiến trên thế giới.
Điều 21 Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ấn định: “Mọi người đều có quyền tham chính trực tiếp hoặc gián tiếp được tuyển chọn qua các cuộc bầu cử tự do.” Every one has the right to take part in the government of his country, directly or through freely chosen representatives”. Cộng sản VN khủng bố và cấm đoán người Việt quốc gia ứng cử, các ứng cử viên do đảng Cộng Sản đề cử.
“Mọi người đều có quyền ngang nhau trong việc sử dụng các tiện ích công cộng. “Everyone has the right of equal access to public service in his country”. Cộng Sản VN dành mọi tiện nghi, đặc quyền đặc lợi, dịch vụ công cộng cho cán bộ, đảng viên cộng sản, kỳ thị và kềm kẹp người Việt quốc gia trong moi dịch vụ, sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục…
“Chính quyền phải lấy ý chí chung của toàn dân làm căn bản, ý chí nầy sẽ được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự bằng thể thức phổ thông đầu phiếu, kín, hoặc bằng các phương thức bầu cử tự do tương đương.” The will of the people shall be the basis of the authority of government; this will shall be expressed in periodic and genuine elections which shall be by universal and equal suffrage and shall be held by secret vote or by equivalent free voting procedures”. Suốt 44 năm thống trị toàn cõi Việt Nam sau 1975, cộng sản Hà nội tự biên tự dìễn, không do ý chí của toàn dân Việt Nam tấn phong thể hiện qua các cuộc bầu cử tự do.
Đảng Cộng Sản xâm lăng Việt Nam đã hình thành một giai cấp tài phiệt mới và quyết tâm phân chia đặc quyền, đặc lợi giữa các đảng viên, để “áo xiêm buộc trói lấy nhau”, thống trị đất nước trong cảnh bần cùng hoá nhân dân, khiến cho Việt nam trở thành nghèo khổ nhất thế giới. Cộng sản rất sợ nhân dân giàu mạnh, vì phú quý sinh lễ nghĩa, đồng baò sẽ đòi hỏi tự do, dân chủ và mỗi khi giàu mạnh sẽ có đủ phương tiện lật đổ chế độ cộng sản.
Vì thế tổ chức bầu cử tự do tại Việt nam là một trong những giải pháp mà các cộng đồng, đoàn thể đang chuẩn bị và vận động. Ngoài ra, các cộng đồng, đoàn thể còn yêu cầu LHQ, Hoa Kỳ và các quốc gia tự do hổ trợ giải pháp tổ chức bầu cử tự do taị Nam Việt theo tinh thần điều 21 Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và đặt cuộc bầu cử dưới sự giám sát quốc tế và theo điều 9(b) Hoà Ước Ba Lê ký ngày 27/1/73 đã quy định:
“The South Vietnam shall decide themselves the political future of South Vietnam through genuinely free and democratic general elections under the international supervision – Miền Nam Việt Nam sẽ tự quyết định thể chế chính trị cho tương lai Miền Nam Việt Nam bằng các cuộc bẩu cử thực sự tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế”.
Public Law 93—559, điều 34(b) do Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành ngaỳ 30 tháng 12 năm 1974, về v/d: Tái triệu tập Hoà Đàm Ba Lê.
“In order to lessen the human suffering in Indochina and to bring about a genuine peace there, the Congress urges and requests the President and the Secretary of State to undertake the following measure …☹
(4) to reconvene the Paris Conference to seek full implementation of the provisions of the Agreement of January 27, 1973 on the part of the Vietnamese parties to the conflict”
Nếu giải quyết vấn đề chính trị cho Miền Nam Viet Nam theo những điều khoản của Hoà Đàm Ba Lê 1973 và bản Tuyên Ngôn QTNQ thì “Toàn quốc Việt Nam” sẽ được tự do, dân chủ, phú cuờng và độc lập khỏi bị Hán hoá. Chúng ta hãy dồn nổ lực vào mục tiêu chính là “Dân Chủ Hoá Việt Nam” (Democracy for Vietnam) trong tinh thần đánh thức lương tâm nhân loại, gây áp lực với khối Công sản qua nhiều lãnh vực văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị, ngoại giao, công pháp, bang giao quốc tế từ các đơn vị sinh hoạt điạ phương như thành phố, quận, tiểu bang, liên bang, đến cấp quôc gia, hoàn vũ. Trong mọi tổ chức ái hữu quân, dân cán chính, xã hội, tôn giáo, cộng đồng Việt Nam hải ngoại nên có một cơ cấu tổ chức phụ trách chương trình baỏ vệ nhân quyền với chương trình vận động đồng baò Việt nam tự do tại hải ngoại và các cộng đồng tự do quốc tế “Dân Chủ Hoá Việt Nam. Có như thế thì chúng ta mời thể hiện thành tâm, thiện chí, thực sự lưu tâm đến quyến sống và nhân phẫm của đồng bào quốc nội một cách công khai, muôn người như môt. Chỉ có những chính quyền do dân thực sự tự do tuyển chọn mới lưu tâm đế quyền lợi của dân chúng. Đây là vấn đề nhân đạo, là sứ mệnh thiêng liêng biểu lộ lương tâm chính trực. Chúng ta ở hải ngoại chỉ hưởng được hạnh phúc chân chính thực sự khi thấy đồng bào quốc nội được sống trong hạnh phúc.
Trong truờng hợp giải pháp bầu cử tự do được thực hiện, để tránh vấn đề hợp thức hóa chế độ phi nhân CS hiện hữu, câu hỏi mà một số người quan tâm là liệu chúng ta có chuẩn bị đâỳ đủ các lực lượng quần chúng quốc nội và hải ngoại để hổ trợ giải pháp bầu cử tự do nhằm bảo đảm tính cách công chính của cuộc bầu cử, ứng phó với tình thế biến chuyển và có đủ cán bộ quốc gia sẵn sàng hổ trợ chính phủ dân cử nhiếp chính hay chưa?
Đây là một trong những vấn đề trọng yếu mà các đoàn thể cộng đồng, tôn giáo, xã hội, chính trị, dân, quân, cán, chính, phải lưu tâm. Trước hết phải kiện toàn cơ cấu tổ chức, thống nhất hành động, hợp quần gây sức mạnh, vận động, nội công, ngoại hợp trong giai đoạn 2, sau 44 năm lưu vong ở hải ngoại.
Được như vậy thì đại nghiệp cứu quốc mới mong chóng được viên thành.
Trần Xuân Thời