Dân Campuchia chuyển từ ghét người Việt sang ghét Trung Quốc?

Dân Campuchia chuyển từ ghét người Việt sang ghét Trung Quốc?

Mỹ HằngBBC News Tiếng Việt, Bangkok

  • 26 tháng 9 2019
\"Người
Image captionNgười Campuchia biểu tình phản đối VN trước đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia năm 2014, yêu cầu VN trả lại vùng đất lịch sử Kampuchea Krom

Sự bành trướng của Trung Quốc tại Campuchia khiến người dân nước này bắt đầu chuyển dần từ thái độ \’phân biệt đối xử\’ với người Việt sang ác cảm với người Trung Quốc.

\”Người Campuchia hiện đang lo lắng về người Trung Quốc hơn là người Việt. Trung Quốc đã biến một thành phố biển yên bình và có vị trí đặc biệt trong lòng dân Campuchia thành nơi có nhiều sòng bài, băng đảng, và là nơi rửa tiền,\” Vũ Minh Hoàng, nghiên cứu sinh Tiến sỹ ngành lịch sử Đông Dương tại Mỹ, nói với BBC News Tiếng Việt từ Phnom Penh.

Có mặt tại Phnom Penh hồi tháng 7/2019 để tham dự Hội thảo quốc tế về Nạn diệt chủng, nhà nghiên cứu Vũ Minh Hoàng cho hay, anh có thêm cơ hội chứng kiến tận mắt ảnh hưởng của Trung Quốc tại đây. Trước đó, anh từng tham dự hội thảo chủ đề \”Đầu tư và cạnh tranh giữa Trung Quốc, Việt Nam tại Campuchia qua các thập kỷ\” tổ chức tại Mỹ.

\’Sự hoài nghi giữa hai dân tộc\’

Trong chuyến công tác đến Phnom Penh, chúng tôi muốn tìm hiểu lý do vì sao cộng đồng gốc Việt luôn không được chào đón ở Campuchia, dẫn đến tình trạng hơn 180.000 người không chính phủ, không tương lai tại chính nơi gia đình họ đã sinh sống nhiều đời.

\"Một
Image captionMột người biểu tình Campuchia cầm biểu ngữ kêu gọi VN rời khỏi Campuchia năm 1979

Khi được hỏi về tình trạng người Việt ở đây không được cấp hộ tịch, nhiều trẻ gốc Việt không có giấy khai sinh, dẫn đến việc không được đi học trường chính phủ, không có bằng cấp, không hộ chiếu, không thẻ ngân hàng, không thể làm việc cho nhà nước, và vòng luẩn quẩn này đã lặp đi lặp lại nhiều đời, nhà nghiên cứu Vũ Minh Hoàng đồng ý rằng, qua các tài liệu lịch sử, \”có sự hoài nghi từ rất lâu đời giữa dân tộc Campuchia với người Việt Nam.\”

Theo nhận định của nhà sử học trẻ, nguồn gốc mối hiềm khích này có lẽ bắt đầu từ thời vua Minh Mạng mang quân can thiệp vào Campuchia. Sang thời Pháp thuộc, người Pháp tiếp tục đưa nhiều người Việt sang làm quan chức cho thể chế thực dân tại Campuchia. Tiếp đến, thời chiến tranh Việt Nam, quân đội Việt Nam đã dùng Campuchia làm nơi vận chuyển vũ khí, lương thực, quân lương dọc theo tuyến đường mòn Hồ Chí Minh.

Một số tài liệu lịch sử cho rằng các việc làm đó của quân Việt Nam dẫn đến việc Mỹ thả bom ở Campuchia.

Các tài liệu và báo chí khác cũng nhắc đến sự kiện lịch sử xảy ra cách đây 40 năm, khi quân đội Việt Nam sang giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ và giúp quốc gia này xây dựng lại đất nước.

\"Nghiên
Image captionNghiên cứu sinh Tiến sỹ Vũ Minh Hoàng

Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về sự hiện diện của Việt Nam tại Campuchia khi đó. Trong lòng dân Campuchia từng có ý kiến rằng Việt Nam sau khi \’giải phóng xong\’ thì không về ngay mà ở lại, muốn \’xâm lược\’ và \’đô hộ\’ Campuchia.

\”Khi đó, Campuchia đã mất hơn 2 triệu người trong nạn diệt chủng. Chỉ còn lại dân số vỏn vẹn bằng một nửa dân số Hà Nội bây giờ và người dân luôn bị ám ảnh, lo sợ rằng đất nước họ sẽ biến mất. Việt Nam thời đó đã cố gắng rất nhiều để giúp bạn xây dựng lại đất nước, làm nguôi đi những ám ảnh này. Nhưng rất khó, trong công tác với nước bạn thì sẽ luôn có những sai sót, dễ làm họ mặc cảm,\” Vũ Minh Hoàng nói.

\”Đó là do Campuchia từng có một quá khứ huy hoàng khiến hậu duệ sau này khó lòng có thể vượt qua. Họ từng có một đế chế rất lớn trong đó có mảnh đất bây giờ là miền Nam Việt Nam… Những gì đã xảy ra với đế chế này khiến người Campuchia luôn thấy mặc cảm. Cho đến nay, vẫn có sự hoài nghi giữa hai dân tộc.\”

\"Biểu
Image captionBiểu tình phản đối Việt Nam tại Campuchia năm 2014

Trung Quốc bành trướng mạnh ở Campuchia

Trong khi các nghiên cứu ít ỏi về cộng đồng gốc Việt vô chính phủ tại đây chỉ ra rằng có rất ít \”ánh sáng lạc quan\” để họ có thể vươn lên được tại Campuchia, căn cứ vào \”lịch sử quan hệ giữa hai cộng đồng người\” (như nhận định của Tiến sỹ Christoph Sperfeldt trong \”A Boat Without Anchors\”(Con thuyền không neo)thì theo nhà nghiên cứu Vũ Minh Hoàng, dường như mới đây đã có chút thay đổi trong cách người Campuchia nhìn nhận về người Việt.

Campuchia từng có một đế chế rất lớn, trong đó có mảnh đất bây giờ là miền Nam Việt Nam… Những gì đã xảy ra với đế chế này khiến người Campuchia luôn thấy mặc cảm. Cho đến nay, vẫn có sự hoài nghi giữa hai dân tộc…Nghiên cứu sinh Tiến sỹ Vũ Minh Hoàng

Vũ Minh Hoàng cho rằng đã có những dấu hiệu tốt trong mối quan hệ giữa hai cộng đồng người Việt và Campuchia, đặc biệt trong hai năm qua. Một trong những lý do chính dẫn đến sự thay đổi này là sự xuất hiện của Trung Quốc tại nước này.

\”Người Campuchia hiện lo lắng về người Trung Quốc hơn là người Việt. Trung Quốc mua đất, xây sòng bạc ở Campuchia. Một số thế lực ở Trung Quốc chọn Campuchia để đầu tư cho các hoạt động không minh bạch. Điều này khiến người Campuchia mặc cảm. Tinh thần bài Trung đang ngày càng mạnh mẽ tại đây, phủ bóng lên tâm thức \’ghét\’ người Việt. Không thể nói người Campuchia không còn ghét người Việt, nhưng mức độ đã thay đổi,\” Vũ Minh Hoàng phân tích.

Bóng dáng của Trung Quốc quả thực rõ mồn một khi chúng tôi ngồi trên xe tuk tuk chạy qua đường phố Phnom Penh, anh lái xe liên tục chỉ ra những tòa nhà \”của Trung Quốc\” đồ sộ, nguy nga, màu vàng hoặc đỏ lấp lánh.

\”Những con đường này cách đây hai năm khi tôi trở về Việt Nam vẫn còn trống không. Thế mà khi quay trở lại đã mọc lên nhiều nhà cửa, công trình của Trung Quốc,\” anh nói.

Từ nơi chúng tôi ngồi thực hiện cuộc phỏng vấn ven sông Mekong ở Phnom Penh, cũng có thể thấy thấp thoáng các tòa nhà nguy nga của Trung Quốc.

\"Một
Image captionMột casino của công ty Trung Quốc tại Sihanoukville, Campuchia

Trung Quốc đã cho \’khai hoang\’ Diamond City – một hòn đảo phù sa, nối với thủ đô Phnom Penh bằng 4 cây cầu và đầu tư vào công trình xây dựng các chung cư cao cấp và các tòa nhà thương mại tại đây.

Sự hiện diện của Trung Quốc được thấy rõ với các biển hiệu ký tự tiếng Trung ở khắp nơi.

Thế nhưng, tốc độ xây dựng của Trung Quốc ở Phnom Penh không thấm tháp gì so với ở thành phố biển Sihanoukville – nơi gần đây được báo chí quốc tế mô tả là \”thay đổi không thể nhận ra\”.

Một số người ước tính rằng người Trung Quốc chiếm gần 20% dân số Sihanoukville. Trong tổng số khách nước ngoài trong năm 2017, gần 120.000 là người Trung Quốc – tăng 126% mỗi năm. Trong số 1,3 tỷ đô la Mỹ đầu tư vào Sihanoukville trong năm qua, 1,1 tỷ đô la Mỹ đến từ Trung Quốc.

Theo SCMP, có khoảng 16.000 người Trung Quốc có giấy phép lao động tại Campuchia năm ngoái. Nhiều người hoạt động trong lĩnh vực du lịch và dự án xây dựng ở tỉnh Sihanoukville và tỉnh Koh Kong lân cận.

Tốc độ phát triển đã khiến nhiều người dân địa phương lo lắng. Nỗi sợ hãi này đã thúc đẩy sự thù địch gia tăng giữa những người dân địa phương đối với dòng người Trung Quốc mới. Hai cộng đồng sống cạnh nhau ở Sihanoukville nhưng hiếm khi tương tác.

Sự dịch chuyển của tình cảm yêu ghét

\"Một
Image captionMột nạn nhân sống sót đang được đưa ra từ đồng đổ nát từ vụ sập tòa nhà 7 tầng ở Sihanoukville

Trên một diễn dàn trên mạng xã hội, một người tên Madonith viết:

\”Tôi là người Campuchia, tôi biết rằng Trung Quốc đã lấy hai thành phố của Campuchia và biến thành thành phố của họ. Sihanoukville để làm căn cứ thủy quân và Kaoh Kong cho căn cứ không quân.\”

Còn ông Richard Mackay viết:

\”Tôi đã tới Đông Nam Á đầu năm nay. Nơi tệ hại nhất mà tôi viếng thăm là Sihanoukville. Nó là một nơi xấu xí, hỗn loạn nhất mà tôi từng tới. Người ta đã biến một thiên đường mơ màng nơi đây thành một thành phố nghỉ dưỡng kiểu Macau. Tôi nghe nói mafia Trung Quốc và ma túy đã tràn ngập nơi này. Bữa sáng duy nhất mà tôi có thể tìm thấy ở đó là món quẩy Trung Quốc!\”

Nhà nghiên cứu Vũ Minh Hoàng cho rằng Trung Quốc đã có vai trò ở Campuchia từ lâu. Nhưng hai năm qua, một phần do công tác đả hổ trong nước của Tập Cận Bình, những quan chức có nguồn tiền không minh bạch, không dùng được tiền đó trên đất Trung Quốc nữa nếu không muốn chịu rủi ro cao, đã tích cực tìm nơi để rửa tiền. Và Campuchia trở thành địa điểm lý tưởng của họ.

\”Việc này khiến người Campuchia rất mặc cảm. Tệ hơn, người Trung Quốc không hiểu rõ tầm quan trọng và tình cảm của người Campuchia với Sihanoukville. Khi người Trung Quốc đến Sihanoukville xây dựng, họ đưa nhiều lao động Trung Quốc sang, kể cả thợ xây lẫn kiến trúc sư. Tôi và một số nhà nghiên cứu vừa xem một video âm nhạc của Trung Quốc có hình ảnh các công nhân Trung Quốc đang hát, phía sau là Sihanoukville. Họ hát rằng: Ôi cuộc sống ở Trung Quốc rất khó, ở Sihanoukville còn khó hơn, nhưng chúng tôi sang đây để xây dựng một tương lai đẹp hơn.\’\’

\”Đây là mong muốn, ước mơ của người Trung Quốc, nhưng cái mà họ không hiểu được là Sihanoukville đối với người Campuchia có một tầm quan trọng và những ký ức vô cùng mạnh mẽ. Nếu nói chuyện với bất cứ ai ở Phnom Penh, thì họ đều nói về ký ức với bãi biển Sihanoukville đẹp, thanh bình, giá rẻ. Đây cũng là thành phố mang tên Vua Sihanouk được dân Campuchia rất yêu quý. Nên khi họ nhìn thấy thành phố hoàn toàn biến mất thì họ rất đau lòng.

\”Sihanoukville hiện còn là nơi chứa chấp các băng đảng tội phạm của Trung Quốc. Năm ngoái, một băng đảng phát tán video nói \”họ hoàn toàn thống trị Sihanoukville\”, khiến mọi người đều lo sợ và giới chức Campuchia đã phải vào cuộc.\”

\”Bản thân chính phủ Trung Quốc cũng nhận thấy rằng những hoạt động bất hợp pháp của một số công ty và các băng đảng Trung Quốc ở Sihanoukville là mối đe dọa cho quan hệ song phương cũng như dẫn đến thâm hụt ngân sách, mất vốn cho nền kinh tế Trung Quốc. Đại sứ quán Trung Quốc đã tuyên bố sẽ tích cực phối hợp với các cơ quan thẩm quyền Campuchia để giải quyết các vấn đề ở Sihanoukville.\”

Nhà nghiên cứu Vũ Minh Hoàng nói các vấn đề Trung Quốc – Campuchia hiện nóng bỏng đến nỗi bạn bè anh đang chuyển dần sang nghiên cứu về đề tài này.

Lo ngại về tâm lý bài ngoại ở Campuchia

Tờ SCMP trong một bài báo năm 2018 đã viết rằng với nhiều người Campuchia, sự biến đổi của Sihanoukville là sự chia rẽ. Trong khi một số người Campuchia hưởng lợi từ nguồn tiền mà trước đây họ chưa từng có thì một số khác bị đẩy ra bên lề, khoảng cách giàu nghèo tại Campuchia ngày càng sâu sắc.

Về lâu dài, những thế lực bài ngoại có thể sẽ gia tăng lực lượng và gây khó khăn cho cả những người gốc Trung Quốc lẫn Việt Nam sinh sống và làm việc hợp pháp tại Campuchia.Nghiên cứu sinh Tiến sỹ Vũ Minh Hoàng

Sự bất mãn của người Campuchia với người Trung Quốc càng trầm trọng thêm khi đầu năm 2019, một công trình 7 tầng tại Sihanoukville có chủ đầu tư Trung Quốc bị sập, khiến ít nhất 25 người chết. Mới đây, lại có tin Campuchia cho Trung Quốc sử dụng căn cứ hải quân ở Ream, Sihanoukville – điều mà chính phủ của ông Hun Sen luôn phủ nhận.

Huỳnh Thanh Hiền, một người Campuchia gốc Việt làm móng tại Phnom Penh, nói với chúng tôi rằng một số người Campuchia bề ngoài rất thích người Trung Quốc vì \’lắm tiền\’ nhưng bên trong thì không ưa.

\”Hàng nào có khách Trung Quốc vào sẽ đon đả lắm. Chủ nhà có khách Trung Quốc cũng thích cho thuê hơn là cho khách Việt Nam thuê vì được nhiều tiền hơn. Nhưng trong sâu thẳm thì người Campuchia sợ người Trung Quốc sẽ lấy mất đất đai của mình.\”

Nhận định về tâm lý bài Trung Quốc thay vì bài Việt Nam ở Campuchia hiện nay, Vũ Minh Hoàng bày tỏ lo ngại rằng \”có thể chỉ là nhất thời và không thể coi là một chiều hướng tích cực, nếu nó chỉ thêm dầu vào ngọn lửa bài ngoại, phân biệt chủng tộc ở Campuchia.\”

\”Về lâu dài, những thế lực bài ngoại có thể sẽ gia tăng lực lượng và gây khó khăn cho cả những người gốc Trung Quốc lẫn Việt Nam sinh sống và làm việc hợp pháp tại Campuchia,\” nhà sử học trẻ nói với BBC News Tiếng Việt từ Phnom Penh.

\"Căn
Image captionCăn cứ hải quân Ream ở tỉnh Preah Sihanouk của Campuchia đang là tâm điểm chú ý, nơi được nhiều người cho là sẽ trở thành địa điểm cho Trung Quốc sử dụng. Tuy nhiên, Phnom Penh bác bỏ và gọi đó là tin giả

Bài Liên Quan

Leave a Comment