Một phong cảnh phi thường \’bên rìa thế giới\’
Ellie CobbBBC Travel
Úc được biết đến trên toàn thế giới với một số thành tạo bằng đá thực sự đặc biệt. Nhưng có một vài kỳ thú hơn là Sa Mạc Tháp Đá kỳ lạ và đáng kinh ngạc.
Cảnh đẹp nhất khi lái xe trên con Đường Ấn Độ Dương, phía bắc Perth, không phải là dải băng lấp lánh của đại dương ôm con đường về phía bên trái hay bầu trời xanh hoàn mỹ trải dài vô tận đến chân trời. Đó không phải là nhựa cây mùi chanh và ánh sáng lốm đốm lên nhựa đường nhựa nóng bỏng, cũng như không phải, khi chúng ta đi xa hơn về phía bắc, các cây bụi có các bông hoa hình nón màu vàng.
Vào ngày thứ bảy đầy nắng này là một ngày hoàn hảo khác ở Tây Úc, điều thu hút trí tưởng tượng của tôi là một điều gì đó phi lý hơn nhiều: hàng ngàn cột đá vôi khổng lồ mọc lên từ một khung cảnh khô khan cát vàng.
Úc được toàn thế giới biết đến vì một số thành tạo bằng đá thực sự đặc biệt. Nhưng có một vài kỳ thú hơn là Sa Mạc Tháp Đá kỳ lạ và đáng kinh ngạc. Và ở một vùng đất nơi những đặc điểm địa chất đầy cảm hứng với những cái tên kỳ dị làm ta nhướn lông mày – như Uluru, Bungle Bungles, Đá Booroomba Rocks và mặt đường khảm đá – Tháp Đá (Pinnacles), đúng là các tháp bằng đá.
\”Đó là một nơi vô cùng đặc biệt. Đó là đá vôi, các màu sắc, phong cảnh sa mạc; thực tế ta có thể có tất cả những thứ đó ngay gần thành phố Perth là điều thật phi thường,\” Carola Verschuren, phụ trách thám hiểm của Explore Tours Perth cho biết, nói. Tôi nói với du khách rằng nó giống như chúng ta tới một hành tinh khác.\”
Tôi đã quyết định đi xa như vậy về phía bắc Perth – 400km đi và về trong một ngày – khi tôi nghe nói về cơn gió mạnh và kỳ lạ thổi phả vào bờ biển này, tạo ra một cảnh của thế giới khác mà ít ai có thể tưởng tượng ra. Tôi bắt đầu hành trình tại thủ đô nhỏ bé quyến rũ của nước này, đã đi bộ lên quảng trường St George ở khu trung tâm, người ta bảo tôi phải giữ chặt váy. Tôi cười, vì ngày này rất tĩnh lặng; bầu trời không mây, không có dấu hiệu gió cuốn. Nhưng rồi, đột nhiên, một cơn gió hú thổi dọc phố, những tòa nhà cao tầng ở hai bên tạo ra một đường hầm cuốn gió khổng lồ. Tôi thét lên, giữ chặt váy xuống. Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên của tôi với cái mà dân địa phương gọi là \”Bác sĩ Fremantle\”.
\”Đó là cái tên mà chúng tôi đặt cho gió biển. Nhưng đôi khi, nó không phải là một thú nuôi nhẹ nhàng dịu dàng, nó có thể là một con quái vật đích thực với sức mạnh của nó,\” Neil Bennett, giám đốc thông tin truyền thông tại Cục Khí Tượng Tây Úc, nói. \”Perth là thành phố lộng gió nhất nước Úc.\”
\”Bác sĩ\”, tên gió này được rút gọn, xuất hiện như đồng hồ vào mỗi buổi chiều mùa hè, được tạo ra bởi sự chênh lệch nhiệt độ giữa đại dương và đất liền, theo Bennett. \”Đó là vì sao thuật ngữ \’Bác sĩ\’ ra đời: nó là sự giảm nhẹ, sự chữa lành khỏi cái nóng. Nó chỉ làm mát mọi thứ,\” ông nói.
Trên thực tế, từ sức nóng to lớn đến gió xoáy nhiệt đới, đến cơn lốc, Tây Úc là nơi diễn ra tất cả các loại sự kiện thời tiết khắc nghiệt. Nước này giữ tất cả kỷ lục về sức gió mạnh nhất từng được ghi nhận (tốc độ 40 dặm /giờ, ghi nhận vào năm 1996 ngoài khơi bờ biển phía bắc) – và chính những gió mạnh và cực mạnh này đã tạo những kỳ quan thiên nhiên đặc biệt lạ lùng.
Tôi lái xe về phía bắc theo đường ven biển, qua các trang trại gió đến thị trấn đánhcá nhỏ Lancelin, nơi có dân số thông thường 700 tăng vọt lên hơn 2.000 vào mỗi tháng 1 khi nơi này tổ chức một trong những giải vô địch thể thao dưới nước nổi tiếng nhất thế giới, \’Lancelin Ocean Classic\’, thu hút các nhà chuyên nghiệp về lướt ván buồn, lướt ván diều và chèo thuyền đại dương.
\”Người ta đến Lancelin từ khắp nơi trên thế giới vì gió ở đây rất thích hợp,\” Bennett nói với tôi.
Tôi có thể trực tiếp nhìn thấy sự thật này. Những ngôi nhà thấp tầng được xây bên cạnh những cây mọc xiên góc 45 độ, như thể bị cuốn vào một tiếng thét đông lạnh khi đang cố gắng vượt qua những cơn gió dữ dội. Trong công viên được cắt tỉa, những đứa trẻ chơi ván trượt và đi xe đạp, ghế băng dã ngoại và dụng cụ nướng thịt nơi công cộng được treo ở ba phía để bảo vệ, chỉ để mở về phía đông, phía đất liền. Tôi có thể nhìn thấy những cồn cát trắng cao bằng nhà ba tầng trông phi lý, một số trong đó đã bị gió đẩy đi xa, vào sâu trong đất liền, cách bờ biển vài km. \”Chúng được gọi là \’cồn cát di động\’ vì chúng di chuyển với tốc độ khoảng 12m một năm về phía bắc, về phía các Tháp Đá,\” Verschuren nói. \”Thậm chí có các biển cảnh báo lái xe về tầm nhìn bị giảm sút khi gió thổi mạnh đến mức thổi tung cát ở bờ biển.\”
Du khách thích phiêu lưu đổ về những cồn cát khổng lồ này để lái ô tô bốn bánh, mô tô 4 bánh, và trượt cát – thường kết hợp chuyến đi chơi với chuyến thăm các Tháp Đá. Nhưng hầu hết người ta không biết chính những cát này, kết hợp với gió Tây, đã tạo ra hàng ngàn cột tháp chỉ cách đó 50km về phía bắc.
Nằm ở giữa Công Viên Quốc Gia Nambung, Sa Mạc Tháp Đá là một trong những cảnh quan đặc biệt nhất của Úc. Tại đây, vô số những cột đá vôi khổng lồ vươn cao tới 4m, nổi bật trên khung cảnh cát vàng. Khi tôi đi giữa những cột lởm chởm và những tháp có đỉnh hình nấm kéo dài vô tận về phía xa, đá vôi màu vàng phát sáng dưới ánh mặt trời gay gắt, làm nổi bật những vệt màu của trầm tích khoáng chất trong đá. Trông gần như cả một đội quân bị hóa thành đá trong khi đứng bảo vệ trên bờ biển và canh chừng kẻ xâm lược; có thể là sự gợi nhớ về cách người dân bản địa đã theo dõi các nhà thám hiểm và người định cư Châu Âu đến trên các con tàu từ phía Tây, không hiểu họ là ai và họ đến từ đâu.
Trên thực tế, chỗ này từ lâu đã là một nơi linh thiêng đối với người dân bản địa, và tôi cảm thấy một cảm giác kinh ngạc và biết ơn khi được ở đây. Quy mô của nơi này là rất lớn. Một vài du khách, tự chụp ảnh bên những tảng phong hóa, trông như những con kiến đang chạy lăng xăng ở nơi phong cảnh. Nơi này thật xa lạ, thật phi thường (Roger Federer ví nó giống như trên mặt trăng khi anh đến thăm vào cuối năm 2018), đến nỗi tôi khó có thể hiểu làm sao nó lại tồn tại.
Có nhiều giả thuyết về cách Tháp Đá được hình thành. Những nhà thám hiểm trước đây nghĩ rằng đây những tàn tích của một thành phố đã mất, trong khi những người khác tin rằng họ là những thân cây hóa thạch. Theo Ken McNamara, giáo sư phụ tá của Trường Khoa Học Trái Đất ở Đại học Tây Úc, sự thật là chúng được hình thành khoảng 120.000 năm trước, sau khi nước biển rút, và để lại các lớp trầm tích vỏ sò giàu canxi, hoặc cacbonat canxi, và cát thạch anh.
\”Chúng thật tuyệt vời, những ví dụ cực đoan về đá vôi bị ăn mòn,\” ông nói, giải thích rằng trong hàng chục ngàn năm, những cơn gió tây đã thổi những lớp trầm tích này vào những cồn cát cao dọc bờ biển, cuối cùng chúng biến thành đá vôi, bị bào mòn và tạo thành Tháp Đá.
Bennett đồng ý. \”Hình dạng các Tháp Đá được hình thành do sự xói mòn của gió; cơn gió thổi đều đặn mang theo các hạt cát rời đập vào các thành tạo bằng đá và sự bào mòn xảy ra,\” ông nói, và thêm rằng \”Nó làm tôi sợ hãi. Thật là một nơi kỳ lạ.\”
Khi tôi đi trên cát luôn di chuyển, đi qua những dấu chân đà điểu và thằn lằn đang phơi nắng để đến \’Các Tháp Đá Đứng Gác\’, mặt trời lặn xuống thấp khiến bóng râm gợn chập chờn trên trên cát và chuyển tâm trạng của nơi này sang một thứ gì đó ảm đạm hơn. \”Bạn có thể đến đây hàng ngày trong một năm và chụp ảnh mỗi lần, và cảnh sẽ khác nhau từng ngày. Ánh sáng và bóng tối thật đáng kinh ngạc,\” Verschuren nói.
Hình dạng và quy mô của các thành tạo đá là kỳ lạ. Mặc dù có cảm giác như tôi đang đi qua một phong cảnh cổ xưa, McNamara sau đó nói với tôi rằng nếu ta tới thăm vào một ngày nhiều gió, ta có thể thấy những chiếc tháp đá mới xuất hiện ngay trước mắt.
\”Một ụ tròn nhỏ xuất hiện trên cát, và bạn sẽ nghĩ \’nếu tôi trở lại sau một vài năm và gió cứ thổi, thì có lẽ sẽ có một cột đá cao 2m hoặc 3m ở đó\’,\” ông nói, và thêm rằng những cồn cát ở Lancelin trên thực tế là \”những phiên bản hiện đại nhất\” của tháp đá. \”Chúng chắc cần nhiều mưa hơn và một số cây để giữ chúng ổn định, vì tại thời điểm này chúng là di động, nhưng cuối cùng chúng có thể biến thành đá vôi. Hay quay trở lại sau 10.000 hoặc 20.000 năm và ngắm nhìn,\” ông nói đùa.
Mặc dù tôi ở xa vì nhà ở tận Melbourne và chắc không thể sớm quay lại đây vào bất cứ lúc nào, nhưng vùng đất kỳ lạ như ở thế giới khác này làm tôi say đắm. Khi tôi rời đi, mặt trời đang lặn xuống biển, chiếu các tia sáng khắp bầu trời, từ màu đỏ đến cam đến tím. Ấn Độ Dương kéo dài vô tận về phía trước – không có gì ở phía tây cho đến khi bạn tới gặp mũi phía nam Châu Phi – và tôi rùng mình khi gió thổi xuống mặt nước, một lời nhắc nhở cuối cùng về sức mạnh của \’Bác Sĩ\’ trên bờ biển dài và cô đơn này.
Bài tiếng Anh trên BBC Travel