Sau bầu cử, hai quận ở St. Petersburg gỡ ảnh Putin

Sau bầu cử, hai quận ở St. Petersburg gỡ ảnh Putin

\"Andrei
Image captionAndrei Sakharov, nhà hoạt động, giáo sư vật lý nguyên tử nổi tiếng của Nga lúc sinh thời cùng vợ, bà Yelena Bonner ở Moscow – hình năm 1987

Sau bầu cử, chính quyền quận Liteiny ở thành phố St. Petersburg đã ra nghị quyết gỡ ảnh tổng thống Putin khỏi công sở và thay bằng hình nhà hoạt động nhân quyền Andrei Sakharov.

Nghị quyết do các dân biểu hội đồng địa phương cấp quận cho hay cơ quan chính quyền \”không cho treo ảnh các chính trị gia còn sống\”.

Thay cho hình ông Putin, người gốc St. Petersburg, hội đồng quận Liteiny quyết định cho treo hình nhà vật lý Liên Xô và người được giải Nobel Hòa bình, giáo sư Andrei Sakharov.

Họ nói đây là quyết định nhằm tôi trọng cuộc chiến vì tự do, dân chủ và nhân quyền.

Các dân biểu thuộc đảng Yabloko tại quận Liteiny ra nghị quyết gỡ ảnh Tổng thống Putin để thể hiện một thủ tục đúng luật.

Còn tại quận Frunzensky, cũng thuộc St. Petersburg, các dân biểu thuộc đảng Phát triển, ủng hộ doanh nghiệp, chẳng cần ra nghị quyết gì mà cho bỏ luôn ảnh ông Putin khỏi mọi cơ quan chính quyền.

Tuy thế một dân biểu khác cũng thuộc đảng Phát triển, ông Pavel Shvets viết trên Facebook hồi tháng 9/2019 rằng ông đã đem ảnh ông Putin và thống đốc vùng mang vào phòng riêng để tỏ sự kính trọng.

Các điều tra dư luận tại Nga cho thấy một hiện tượng là người dân không còn hứng thú với hình ảnh tổng thống Putin.

Giữ các chức vụ cao nhất nước Nga từ 1998, ông dự kiến còn tiếp tục cầm quyền sau bầu cử 2024.

Trong thời gian đó, xã hội Nga đã thay đổi, một thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên không còn quan tâm đến thành tích \”phục hồi vị thế như Liên Xô\” và đường lối dân tộc chủ nghĩa đại Nga của Kremlin.

Điều họ quan tâm là mức sống, kinh tế, thu nhập và các quyền mà người Nga phải được hưởng như các nước châu Âu khác.

\"Two
Image captionHình ông Putin đã đi vào văn hóa đại chúng nhưng đôi khi theo cách mà ông có thể không thích – ảnh hai ca sĩ rapper mặc áo T-shirt với hình Putin như \’hoàng đế đồng tính\’

Vì thế, họ mệt mỏi với việc chính quyền dùng quá nhiều hình ảnh ông Putin như \”người hùng\” hoặc \”lãnh tụ\”.

Bài \’Putin\’s Hold on the Russian Public Is Loosening\’ của Sir Andrew Wood, Viện Chatham House (28/02/2019) nó hiện có tâm lý chán nản về bản thân ông Putin và cách ông cầm quyền ở Nga.

Tôn vinh giáo sư Sakharov

Giáo sư Andrei Sakharov (1921-1989) được coi là cha đẻ của bom nguyên tử Liên Xô.

Từ năm 1964, ông đã vận động chống lại thuyết sinh học của Trofim D. Lysenko.

Sau tháng 5/1968 giáo sư Sakharov đi đến quan điểm cuộc chạy đua vũ khí nguyên tử Đông – Tây là mối đe dọa cho nhân loại và bắt đầu lên tiếng phản đối chính sách quân sự của Moscow.

Bài báo \”Suy tư về sự tiến bộ, chung sống hòa bình và tự do trí tuệ\” (Reflections on rogress, Peaceful Coexistence, and Intellectual Freedom) của ông ban đầu in lậu bằng tiếng Nga ở Liên Xô, sau được tờ New York Times đăng tải, gây tiếng vang trên toàn cầu.

Chính quyền Liên Xô đã cấm ông không được tham gia các công trình nghiên cứu phục vụ quân sự nhưng Sakharov vẫn tiếp tục hoạt động vì nhân quyền.

Năm 1975, ông được giải Nobel Hòa bình.

Sakharov cũng tự lập ra chi nhánh của Ủy ban Helsinki trong căn hộ ở Moscow để ủng hộ cho Hiến chương nhân quyền Helsinki mà Liên Xô ký nhưng không cho thực hiện.

Hiện nay, Nghị viện Liên minh châu Âu đặt ra giải thưởng nhân quyền Sakharov để tặng cho những nhà hoạt động vì hòa bình, quyền con người và tự do tư tưởng.

Danh sách những người được giải Sakharov có thể xem tại đây.

\"Yazidi
Image captionNhà hoạt động người Yazidi, bà Nadia Murad được trao giải Sakharov 2016

Bài Liên Quan

Leave a Comment