Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc \’yếu nhất trong ba thập kỷ\’

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc \’yếu nhất trong ba thập kỷ\’

\"Tăng
Image captionTăng trưởng kinh tế TQ Trung Quốc \’yếu nhất trong ba thập kỷ\’

Giá dầu thế giới tụt hôm thứ Sáu 18/10 sau khi Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế yếu nhất trong gần ba thập kỷ, do tranh chấp thương mại với Hoa Kỳ, theo Reuters.

Giá dầu thô Brent (LCOc1) giảm 34 cent, 0,6%, xuống 59,57 USD/thùng vào lúc 0350 GMT.

Giá dầu thô CLc1 của West Texas Intermediate của Mỹ (WTI) giảm 12 cent, tương đương 0,2%, xuống còn 53,81 USD/thùng.

Trong quý ba, tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc đã chậm lại tới 6%, đạt mức tăng trưởng yếu nhất trong gần ba thập kỷ qua và thấp hơn dự tính, cùng với sản xuất hàng hóa bị giảm dai dẳng trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ và tiêu thụ trong nước trì trệ.

Trong khi đó, nhu cầu dầu thô có xu hướng tăng giảm theo mức độ tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế chậm lại khiến giới đầu tư không còn đặt Trung Quốc vào vị trí nước có nhu cầu kỷ lục về dầu, vì các nhà phân tích dự đoán rằng nước tiêu thụ dầu thứ hai thế giới này có ít khả năng để vực lại nền kinh tế của mình.

Sản lượng lọc dầu trong tháng Chín đã tăng 9,4% so với một năm trước, lên 56,49 triệu tấn, do có thêm các nhà máy lọc dầu mới và một số nhà máy lọc dầu hoạt động trở lại sau khi bảo trì.

Mặc dù tăng trưởng GDP quý ba của Trung Quốc thấp hơn một chút so với kỳ vọng, Michael McCarthy, chiến lược gia về thị trường của CMC Markets tại Sydney, cho biết đó không phải là \”một cú sốc đối với giới kinh doanh và khối lượng giao dịch dầu thấp,\” vì dữ liệu về mức tăng trưởng yếu này đã được dự đoán.

Thêm vào áp lực cắt giảm sản lượng dầu mỏ, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng vọt trong tuần trước khi các sản lượng lọc dầu giảm xuống mức thấp trong hai năm qua, trong khi tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất giảm, Cơ quan Thông tin Năng lượng cho biết hôm thứ Năm.

Dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 9,3 triệu thùng trong tuần, kết thúc vào ngày 11/10, so với kỳ vọng của các nhà phân tích là tăng 2,9 triệu thùng.

Ủy ban kỹ thuật chung giám sát một thỏa thuận toàn cầu nhằm cắt giảm sản lượng dầu mỏ giữa Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, bao gồm Nga, ghi nhận các nước liên quan đã tuân thủ thỏa thuận ở mức 236% trong tháng Chín, theo bốn nguồn tin của OPEC.

\”Những lo ngại về tăng trưởng nhu cầu dầu giảm và nghi ngờ về khả năng OPEC có thể tái cân bằng thị trường với tỷ lệ cắt giảm sản lượng dầu hiện tại sẽ là yếu tố chính ảnh hưởng tới giá dầu trong thời gian tới,\” ANZ Research cho biết.

OPEC và các đồng minh đã đồng ý hạn chế sản lượng dầu mỏ xuống 1,2 triệu thùng mỗi ngày cho đến tháng 3/2020.

OPEC hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2019 xuống 0,98 triệu thùng/ngày, trong khi vẫn giữ nguyên dự tính tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2020 ở mức 1,08 triệu thùng/ngày, theo báo cáo mới nhất hàng tháng của OPEC.

Bài Liên Quan

Leave a Comment