Phong trào biểu tình trên thế giới qua ống kính phóng viên

Phong trào biểu tình trên thế giới qua ống kính phóng viên

Kameron VirkPhóng viên Newsbeat

\"A
Image captionNgười đàn ông cầm quốc kỳ Chile đứng trước xe tăng

Ở các thành phố trên khắp thế giới, người dân đang xuống đường.

Dưới đây là bảy địa điểm đang chứng kiến nhiều mức độ biểu tình khác nhau – từ tuần hành ôn hòa cho đến đụng độ bạo lực.

Chile

\"A
Image captionNgười đàn ông đứng chắn xe tăng trong cuộc biểu tình ở Chile

Binh lính và xe tăng được triển khai trên đường phố Chile lần đầu tiên kể từ năm 1990, khi đất nước này trở lại chế độ dân chủ sau nhiều năm dưới chế độ độc tài quân sự.

Tình trạng khẩn cấp được ban bố tại thủ đô Santiago vào hôm 19/10 sau khi các cuộc biểu tình nổ ra do việc tăng giá vé tàu điện ngầm hiện đã bị đình chỉ khiến nó trở thành bạo lực. Các cuộc biểu tình lan rộng sang cả vấn đề sinh hoạt phí và bất bình đẳng.

Ít nhất năm người chết trong các cuộc biểu tình vào cuối tuần qua – sau khi những người cướp bóc phóng hỏa một nhà máy dệt may và siêu thị – cùng với nhiều hoạt động dự kiến bị gián đoạn vào ngày thứ Hai (21/10).

Tổng thống Sebastián Piñera, một tỷ phú theo đường lối bảo thủ, đã miêu tả những người biểu tình mà phóng hỏa, lập rào chắn và cướp phá là \”tội phạm\”.

\”Chúng ta đang trong cuộc chiến chanh chống lại một kẻ thù mạnh và không thể cản, họ là những người không tôn trọng bất cứ thứ gì và bất cứ ai, và sẵn sàng sử dụng bạo lực không giới hạn và các hành động phạm pháp,\” ông nói.

\"Metro
Image captionTrạm tàu ngầm bị phóng hỏa ở Santiago
\"Protesters
Image captionNgười biểu tình ở Santiago, Chile

Lebanon

\"Protesters
Image captionNgười biểu tình ở trung tâm Beirut

Từ Nam Mỹ tới Trung Đông, nơi các cuộc biểu tình về tham nhũng và sự khắc khổ ở Lebanon đang bước sang ngày thứ năm.

Hàng trăm nghìn người đã xuống đường bày tỏ sự giận dữ về thuế mới được đề xuất – bao gồm thuế với các cuộc gọi qua ứng dụng WhatsApp và các dịch vụ tin ngắn khác mà đã nhanh chóng bị loại bỏ sau khi được công bố vào hôm 17/10.

Cắt điện và rác không được thu lượm cũng là nguồn cơn giận dữ của những người biểu tình.

Chính phủ liên minh có vẻ sẽ thông qua cải cách kinh tế, như là xóa bỏ thuế và giảm một nửa lương của các quan chức hàng đầu, để ngưng biểu tình.

\"A
Image captionMột người phụ nữ giương khẩu hiệu trong cuộc biểu tình ở Beirut
\"Protesters
Image captionNgười biểu tình giúp dọn dẹp đường phố Beirut sáng ngày 21/10

Barcelona

\"Protesters
Image captionNgười biểu tình tụ tập ở trung tâm thành phố Barcelona

Ngày cuối tuần bắt đầu một cách ôn hòa ở Barcelona với 500.000 người từ năm cuộc tuần hành đã tụ tập cùng nhau ở trung tâm thành phố. Nhưng sau đó nó rơi vào bạo lực khi một số người biểu tình ném vật dụng vào cảnh sát. Cảnh sát đáp trả bằng khí gas, bắn đạn cao su và phun vòi rồng vào người biểu tình.

Biểu tình nổ ra sau khi bản án tù dành cho chín chính trị gia ly khai ở Tây Ban Nha, những người muốn vùng Catalonia thuộc Barcelona của Tây Ban Nha trở thành một quốc gia độc lập.

Hôm Chủ Nhật 20/10 – ngày thứ bảy của cuộc biểu tình – người biểu tình ngồi trước trụ sở cảnh sát quốc gia Tây Ban Nha và bật đèn pin trên điện thoại.

Quyền thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez cảnh báo những người gây rối sẽ phải đối mặt với công lý.

\"Protesters
Image captionNgười biểu tình ném gạch đá vào cảnh sát chống bạo động ở Tây Ban Nha
\"Protesters
Image captionNgười biểu tình bên ngoài trụ sở cảnh sát quốc gia ở Barcelona

Haiti

\"Protesters
Image captionNgười biểu tình diễu hành ở Haiti

Không gây được chú ý nhiều như các cuộc biểu tình ở các quốc gia khác gần đây, nhưng Haiti đã trải qua nhiều tuần lễ biểu tình – không phải mới xảy ra lần đầu trong năm nay – về cuộc khủng hoảng kinh tế đang nổ ra trên hòn đảo thuộc Caribbean này,

Người dân Haiti yêu cầu Tổng thống Jovenel Moïse từ chức. Họ đổ lỗi cho ông đã gây ra tình trạng thiếu hụt nhiên liệu và lạm phát trở nên tồi tệ – khi mà chi phí sinh hoạt tăng cao, dẫn đến giá trị đồng tiền giảm.

Một nhà báo nổi tiếng, người đang viết về các cuộc biểu tình được phát hiện đã chết trong xe hơi của anh này với các vết thương do súng bắn cách đây vài tuần.

Trước đó, tổng thống đã từ chối những lời kêu gọi ông từ chức, nói rằng ông sẽ không để đất nước rơi vào \”tay của các băng đảng vũ trang và những kẻ buôn bán ma túy\”.

\"A
Image captionMột người biểu tình ở Haiti
\"Protesters
Image captionNgười biểu tình dùng loa phát thanh ở Haiti

London

\"Young

Cuộc biểu tình này không còn đang diễn ra nhưng có tới một triệu người đổ xuống đường phố London hôm thứ Bảy (19/10), theo các nhà tổ chức của \”Cuộc diễu hành bầu cử nhân dân\”, để yêu cầu \”tiếng nói cuối cùng\” về vấn đề nước Anh ra khỏi EU (Brexit).

Người dân trên khắp Vương quốc Anh diễu hành tại Parliament Square, nói rằng đây là cơ hội cuối cùng để bày tỏ họ cảm thấy như thế nào về một cuộc trưng cầu dân ý Brexit khác, sáu tháng kể từ cuộc biểu tình trước với quy mô lớn như này.

Phát ngôn viên phụ trách tài chính của Đảng Lao động Anh, ông John McDonnell và lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do Jo Swinson là hai trong số các chính trị gia diễn thuyết trước những người biểu tình, trong khi bên trong Hạ viện các nghị sỹ đang bỏ phiếu về một sự trì hoãn Brexit khác.

Chính phủ đang cố hết sức để đạt được phiếu bầu thông qua thỏa thuận của thủ tướng diễn ra vào hôm 21/10.

\"Protesters
Image captionNgười biểu tình bên ngoài Hạ viện
\"A
Image captionNgười biểu tình giương khẩu hiệu

Belfast

\"Pro-choice

Các chính trị gia Bắc Ireland đang ngồi trong nghị viện tại Stormont, lần đầu tiên trong gần ba năm sau khi được triệu hồi trong một nỗ lực cuối cùng để ngăn chặn những thay đổi trong luật phá thai.

Bắc Ireland đã không có một chính quyền ủy nhiệm kể từ tháng 1/2017 – các chính trị gia của Hạ viện thông qua một số luật quan trọng nhân danh Bắc Ireland kể từ thời điểm đó.

Đạo luật yêu cầu chính phủ tự do hóa việc nạo phá thai và mở rộng hôn nhân đồng giới tới Bắc Ireland sẽ được ban hành vào đêm nay (21/10) – điều mà các đảng theo chủ nghĩa hợp nhất (giữa Anh và bắc Ireland) không hề mong muốn.

\"Protesters
Image captionNgười biểu tình ở Belfast không muốn thay đổi luật phá thai

Hong Kong

\"Police
Image captionCảnh sát bắn hơi gas vào người biểu tình ở Hong Kong

Không thể kể đến các cuộc biểu tình mà thiếu Hong Kong – nơi mà các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ đang diễn ra trong bốn tháng qua.

Các nhà chức trách không cho phép cuộc biểu tình cuối cùng này diễn ra, nhưng các nhà tổ chức nói 350.000 người đã tham gia – một phần do sự giận dữ với vụ tấn công vào nhà lãnh đạo dân chủ Jimmy Sham tuần trước khiến anh này phải nhập viện.

Một nhóm người biểu tình cực đoan đã ném bom xăng vào đồn cảnh sát, dù vậy không phải tất cả các những người biểu tình hôm Chủ Nhật đều có xu hướng bạo lực.

\”Chính phủ hiện không cho phép bất kỳ cuộc biểu tình ôn hòa nào,\” một người biểu tình nói với BBC. \”Điều đó nghĩa là, bất cứ ai ra ngoài đường đều có nguy cơ vi phạm pháp luật. Đó là chiến thuật mà chính phủ Hong Kong đang sử dụng.\”

Lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam kêu gọi chấm dứt biểu tình tại quốc hội tuần trước.

\"A
Image captionNgười biểu tình Hong Kong ném bom xăng vào cảnh sát

Các cuộc biểu tình đang diễn ra trên thế giới

\"Proesters
Image captionNgười biểu tình Hong Kong

Bài Liên Quan

Leave a Comment