Vắng như… chùa Bà Đanh.

\"\"

Chuly sưu tầm

Vắng như… chùa Bà Đanh.

Lâu nay, dân gian vẫn có câu cửa miệng: “Vắng như chùa Bà Đanh”. Vậy, sự tích của ngôi chùa vắng, xuất phát như thế nào? Phải chăng ngôi chùa này không có ai đặt chân đến nên gọi là… vắng.

Hay chăng tương truyền vắng khách ở chùa Bà Đanh làng Đanh Xá, xã Ngọc Sơn (Kim Bảng – Hà Nam) có “bí ẩn” riêng mà nhiều người chưa thể biết được? Phóng viên Báo GĐVN đã trực tiếp về tận nơi để giải mã ngôi chùa có tiếng là vắng vẻ này…

\"\"

Truyền thuyết… chùa vắng

Chùa Bà Đanh còn được gọi là Bảo Sơn tự, cạnh hòn núi Ngọc nổi tiếng thơ mộng và linh thiêng. Từ bao đời nay, chùa Bà Đanh được thêu dệt bằng những câu chuyện lạ mà tâm điểm là tượng Bà Đanh. Người dân nơi đây bảo rằng, người đi đường trót cười cợt bình phẩm dù chỉ một câu bất kính cũng sẽ bị bà trừng phạt cho hộc máu hoặc mất mạng. Nhiều người lo lắng mà không dám qua chùa vì sợ không giữ được mồm miệng…

Đường vào chùa vắng vẻ

Cụ Chuyên, một cao niên làng Đanh Xá cho biết:

“Ngôi chùa trở nên linh thiêng từ khi làng tổ chức rước vong phật Pháp Vũ về thờ. Phật Pháp Vũ thuộc hệ Tứ Pháp chùa Dâu (Bắc Ninh) gồm: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Lịch sử còn ghi lại sự linh ứng mỗi khi các vua thời Lý đến chùa Dâu cầu khấn, từ đó chùa các nơi xin rước Tứ Pháp về thờ”.

“Trước đây làng này yên ổn lắm, nhưng mấy năm trở lại đây đã có nhiều người bị điên. Nhiều người còn bảo, đất Hà Nam đang bị chùa bà Đanh ám. Tôi thì cho rằng đó là chuyện phi lý, không có thật. Có thể đó là lời đồn đâu đó…” – Cụ Chuyên cho hay.

\"\"

Làng Đanh Xá cũng là một địa phương xin rước Pháp Vũ về chùa làng để thờ. Như linh ứng, năm làng Đanh Xá rước vong Pháp Vũ có mưa to gió lớn làm đổ cây mít cổ thụ trong chùa. Người làng thấy lạ nên thuê thợ giỏi tạc tượng Pháp Vũ, sau đó hô thần nhập tượng và đặt trong điện thờ. Người thợ tạc tượng ấy sau một đêm nằm mơ thấy thần đến mách bảo dung nhan Pháp Vũ nên đã tạc lại theo giấc mộng kỳ lạ.

Chưa hết, sau khi nhập hồn cho tượng thì dưới bến nước trước chùa có vật lạ nửa nổi nửa chìm. Người dân cứ đẩy ra thì vật lạ ấy lại dạt vào dù cho dòng nước có xoáy mạnh. Thấy lạ, dân làng bàn nhau vớt lên xem thì thấy đó là một cái ngai bằng gỗ. Họ đưa vào chùa và thật lạ, tượng vừa khít khi đặt vào ngai như được đo đạc trước.

Từ đó, trong vùng mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, lời đồn Thánh Bà Bảo Sơn linh ứng lan truyền khắp nơi, khách thập phương đổ về đông như đi hội, thuyền bè qua lại tấp nập hương khói và những câu chuyện thần bí bắt đầu được thêu dệt từ ngôi chùa này.

Chùa Bà Đanh

Sư thầy Thích Đàm Đam – Trụ trì chùa Bà Đanh cho hay:

“Nhiều vị khách cố chụp tượng Pháp Vũ nhưng không tài nào chụp nổi. Hình ảnh đều bị nhòa hoặc bị cháy phim không lý giải được… Tôi cho rằng, tượng Pháp Vũ rất thiêng, ngôi chùa bà Đanh càng thiêng hơn nữa”.

“Chùa Bà Đanh có rất nhiều giai thoại huyền bí mà các cụ ngày trước thường hay kể lại cho con cháu nghe. Tuy nhiên, thời gian đã khiến các giai thoại ấy thất truyền gần hết và câu hỏi vì sao chùa bà Đanh vắng khách hầu như không thể giải mã. Nếu giải mã được thì cũng chỉ mang tính tương đối do có nhiều dị bản khác nhau” – Ông Trương Văn Đô, Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn.

Ngày hô thần nhập tượng cũng là ngày hội của cả làng Đanh Xá. Thời trước, ngày hội được tổ chức rất long trọng nhưng rồi ngày một nhạt phai, khách thập phương ít qua lại và chùa trở nên vắng vẻ cho đến ngày nay dù cho tỉnh Hà Nam cố gắng tổ chức các “tua” du lịch thu hút khách nhưng tình hình vẫn không được cải thiện.

Hiện nay, chùa Bà Đanh được đầu tư tôn tạo rất tỉ mỉ với quần thể liên hoàn gồm tam quan, tả vu, hữu vu, phủ Mẫu… Chùa Bà Đanh lưu giữ nhiều cổ vật, cổ thư quý hiếm, nhất là tượng Phật, Bồ Tát, khánh đá, đại tự, câu đối và nhang án…

Trạng Quỳnh “yểm” chùa Bà Đanh?

Để lý giải vì sao chùa Bà Đanh lại có danh hiệu “đệ nhất”… vắng kèm theo câu cửa cửa miệng “vắng như chùa Bà Đanh” để ám chỉ sự thưa vắng đến cô tịch của ngôi chùa một thời linh thiêng này. Chúng tôi gặp nhiều cao niên, nhiều người dân để hiểu hơn về sự việc. Từ đó, chúng tôi nghe được nhiều câu chuyện ly kỳ, hiếm có. Có lẽ, đây cũng là những câu chuyện xưa nay ít người biết đến ngôi chùa vắng khách này.

Khu vực đền thờ, cúng cũng lạnh trong màu thời gian

Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Tiến Ban – Chánh văn phòng UBND huyện Kim Bảng, Hà Nam lắc đầu không biết vì sao chùa Bà Đanh lại vắng khách. Chỉ biết rằng, thời xưa nghe các cụ kể lại, khu vực chùa Bà Đanh là rừng rậm, có nhiều thú dữ nên không ai dám vào. Muốn vào đó an toàn chỉ có cách đi thuyền qua sông Đáy để tránh thú dữ, vì bất tiện nên khách thập phương muốn đến lễ bái cũng không có điều kiện.

Đồng tình với ý kiến ấy, sư thầy Thích Đàm Đam cho biết:

“Đừng đổ lỗi cho chùa không thiêng hay cách đối xử của nhà chùa với khách. Chùa vắng khách cũng có cái lý riêng, vừa xa khu dân cư, đường vào lại hiểm trở, ngày trước là rừng rậm nhiều hổ báo nên người ta sợ… Bây giờ chùa đã được trang trí với không gian rộng, đường đi lại thuận lợi, rất tốt cho khách đến cầu lễ”.

\’\’Phải khẳng định là chùa Bà Đanh rất linh thiêng, tuy nhiên chuyện vắng khách đã có từ lâu. Ngày xưa, vùng này có nhiều thú dữ hại người nên người dân sợ hãi mà không dám đến chùa. Chính quyền tỉnh Hà Nam cũng đã có những phương cách thu hút khách du lịch về chùa nhưng không biết bao giờ chùa Bà Đanh mới… hết vắng” – Sư thầy Thích Đàm Đam, Trụ trì chùa Bà Đanh.

Lại có câu chuyện khác nói rằng, Bà Đanh có tên nôm là Bà Đậu – một người bình thường trong làng. Từ khi dân làng Đanh Xá rước vong phật Pháp Vũ về và hô thần nhập tượng nên mới yên ổn làm ăn. Chuyện đến tai Trạng Quỳnh, Trạng bất bình nên đến chùa trách bà, đã là Phật thì chớ hại sinh linh. Là Phật không được thờ cũng phải phù hộ chứ chưa được thờ lại nổi mưa to gió lớn hại trăm họ…

Nghe vậy, Bà Đanh thẹn không dám linh ứng nữa. Tuy nhiên, khi đem câu chuyện này ra tranh luận, người làng Đanh Xá thường phản biện về tước hiệu xem Trạng Quỳnh có hơn được Bà Đanh không, sao bà Đanh không phạt cho Trạng hộc máu ra.

“Có lẽ truyền thuyết cũng chỉ là truyền thuyết, lời đồn thì vô cùng, vô tận. Nhiều người bảo chùa bà Đanh không linh, không ai đến là sai. Mặt khác làng Đanh Xá hy vọng rằng, cái tên ngôi chùa vắng sẽ được nhiều người biết đến bằng cái tên ngôi chùa đệ nhất khách. Hiện tại, chùa được đầu tư xây dựng với kiến trúc rất đẹp. Bên cạnh chùa, có nhiều di tích danh thắng như Núi Ngọc, Núi Cấm, Ngũ Động Sơn… mang ý nghĩa lớn lao” – Một người dân cho biết.

Thực hư câu chuyện Trạng Quỳnh “yểm” bà Đanh không biết thế nào? Nhưng xung quanh đó có nhiều câu chuyện đã góp phần làm tăng sự nổi tiếng của ngôi chùa quanh năm cô tịch này. Báo Gia Đình Việt Nam hy vọng rằng, các nhà khoa học sớm có cuộc khảo sát, tìm hiểu thêm về “bí ẩn” ngôi chùa thiên cổ vắng khách có phải do Trạng Quỳnh yểm hay không.

Hoàng Vững – Trần Nam
.

Chùa Bà Đanh hay còn gọi “Bảo Sơn Nữ”, tọa lạc trên một vùng đất tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Chùa có diện tích khoảng 10ha, được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và của miền Bắc nói chung.

Chùa Bà Đanh – Ngôi chùa mệnh danh “đệ nhất vắng khách”

Nhắc đến Hà Nam, nhiều người có thể biết đến ngôi làng sinh ra “Chí Phèo – Cụ Bá Kiến”, và là quê hương của cố nhà văn Nam Cao, nhà thơ Nguyễn Khuyến… Nhưng ít ai biết rằng, một địa danh đã nổi tiếng là chùa Bà Đanh với câu cửa miệng được truyền trong dân gian “Vắng như chùa Bà Đanh”, cũng tọa lạc ở Hà Nam.

Nằm cách thành phố Phủ Lý gần 7km chạy hướng QL21B về phía Tây Nam, chùa Bà Đanh hay còn gọi “Bảo Sơn Nữ”, tọa lạc trên một vùng đất tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam.

Chùa Bà Đanh có diện tích khoảng 10ha, được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và của miền Bắc nói chung, bởi ngôi chùa có vị trí là nơi sơn thủy hữu tình. Khuôn viên chùa là một tổng thể bao gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật với gần 40 gian nhà lớn nhỏ.

Chùa Bà Đanh nằm cạnh sông Đáy

Cũng như bao ngôi chùa khác, chùa Bà Đanh thờ Phật, song ngoài tượng Bồ Tát còn có tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Thượng Lão Quân và các tượng của tín ngưỡng Tứ Phủ, một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Tương truyền rằng vào thế kỷ thứ VII, đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến thời Lê Huy Tông (1675 – 1750), chùa được xây dựng đàng hoàng và to đẹp hơn.

Năm 1994 chùa Bà Đanh được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể Thao – Du Lịch) cấp bằng Di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch đầu tư gần 20 tỷ đồng để tôn tạo và nâng cấp chùa Bà Đanh.

Về tên gọi chùa Bà Đanh, theo truyền thuyết của địa phương, chùa thờ nữ thần linh thiêng trông coi việc điều mưa khiển gió, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, gọi tắt là chùa Bà Đanh như tên gọi ngày nay.

Có nhiều cách lý giải về sự ra đời của câu nói “vắng như chùa Bà Đanh” nhưng theo ý kiến của nhiều người, là do chùa Bà Đanh nằm ở vị trí u tịch, xa dân cư, ba mặt là sông, rừng rậm chắn, lối đi độc đạo, lại có nhiều thú dữ nên không ai dám vào. Cách duy nhất an toàn là chèo thuyền qua sông Đáy nhưng vì bất tiện nên người hành hương thưa thớt.

Hiện nay chùa Bà Đanh với đền Trúc, Ngũ Động Thi Sơn (núi Cấm), khu du lịch sinh thái Tam Chúc (Ba Sao), Bát cảnh Tiên cùng với hệ thống các bến thuỷ dọc dài sông Đáy từ ngã 3 Hồng Phú, thành phố Phủ Lý sẽ hợp thành một tua du lịch “non nước hữu tình” giữa đường thuỷ và đường bộ, khá hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Chùa Bà Đanh có diện tích khoảng 10ha, được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và của miền Bắc nói chung

Chùa Bà Đanh thờ Phật, song ngoài tượng Bồ Tát còn có tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Thượng Lão Quân và các tượng của tín ngưỡng Tứ Phủ, một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Một chiếc đầu rồng ngay trước cửa lối vào trong chùa

Quả chuông đồng treo trong chùa

Trên quả chuông đồng này có khắc rất nhiều chữ xung quanh

Trong chùa có khá nhiều tượng hình độc đáo và cổ xưa

Khuôn viên chùa là một tổng thể bao gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật với gần 40 gian nhà lớn nhỏ.

Tương truyền rằng vào thế kỷ thứ VII, đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến thời Lê Huy Tông (1675 – 1750), chùa được xây dựng đàng hoàng và to đẹp hơn.

Có nhiều cách lý giải về sự ra đời của câu nói “vắng như chùa Bà Đanh” nhưng theo ý kiến của nhiều người, là do chùa Bà
Đanh nằm ở vị trí u tịch, xa dân cư…

Giếng nằm phía sau chùa Bà Đanh

Đức Văn

Bài Liên Quan

Leave a Comment