Biểu tình Hong Kong: Những chiếc mặt nạ qua ống kính
Nhiếp ảnh giaLauren Crothers sinh ra và lớn lên ở Hong Kong, hiện sống và làm việc tại NewYork, nhưng cô đã quay trở lại thành phố này để ghi lại khoảnh khắc tại cáccuộc biểu tình, vốn bắt nguồn từ việc phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốcđại lục, nhưng dần trở thành một phong trào dân chủ.
Trong phóng sự ảnh này, Crothers nói về chân dung của những người biểu tình cô chụp được.
Trong nhiều tháng, tôi đã theo dõi mọi diễn biến về phong trào biểu tình Hong Kong. Đến tháng 9, tôi quyết định quay lại. Hong Kong là nơi tôi sinh ra và lớn lên; là nơi sự nghiệp báo chí của tôi bắt đầu và tôi đã dành phần lớn cuộc đời mình ở đó hơn bất cứ nơi nào khác. Tôi cảm thấy có điều gì đó tự nhiên lôi kéo tôi quay trở lại, tôi muốn chọn một cách tiếp cận khác.
Tôi quyết định thực hiện một loạt ảnh chân dung đơn giản để kể câu chuyện biểu tình một cách chậm rãi hơn, đơn lẻ hơn về những người tham gia vào phong trào này.
Cách duy nhất để làm điều đó là làm việc với ánh sáng có sẵn trên nền trung tính và ở ngay tại các buổi tụ tập.
Mặc dù tôi rất quen thuộc với Hong Kong và các tuyến đường mà mọi người đã sử dụng để diễu hành và tập họp, nhưng về mặt logic, tôi vẫn lo sẽ thất bại. Tuy nhiên, tôi đã làm việc với một người dẫn đường tuyệt vời, người đề nghị chúng tôi cố gắng chụp ảnh trong một cuộc biểu tình chống chủ nghĩa độc tài được dự trù vào cuối tháng 9, đi từ Vịnh Causeway về phía Admiralty.
Để thiết lập một phông nền có thể dễ dàng tháo được đi nhanh chóng, tôi mua một bộ thiết bị chụp studio rẻ tiền. Tôi cầm theo một mảnh vải mờ cho những người muốn che giấu danh tính – nhưng đến ngày đó, tôi mặc định là nền ảnh sẽ là màu đen.
Tôi đến buổi kỷ niệm lần thứ năm của Phong trào Dù vàng và cảm thấy tự tin khi nhiều người che mặt. Một không khí ẩn danh được thể hiện rõ.
Cuộc tuần hành bắt đầu bằng một vài cuộc giao tranh và hơi cay nhưng sau đó cảnh sát rút lui và mọi người bắt đầu đi, chúng tôi đi vào một con đường bên cạnh và nhanh chóng dựng một studio dã chiến.
May mắn thay, đó là một nơi đáng tin cậy và an toàn để làm việc. Chúng tôi tìm được 20 người chụp ảnh.
Có rất nhiều, rất nhiều người, trong suốt vài giờ đã từ chối, điều đó cũng dễ hiểu. Tôi biết studio dã chiến của tôi trông hơi kỳ cục, không kể đến cuộc biểu tình đang diễn ra và nhiều người không muốn tách ra khỏi bạn bè của họ.
Tư thế duy nhất của tôi là để họ đứng thẳng hoặc hơi hướng sang trái hoặc phải. Còn lại tuỳ vào họ.
Chưa đầy một tuần sau khi tôi bắt đầu chụp ảnh những người biểu tình, Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam tuyên bố lệnh cấm đeo mặt nạ tại các cuộc biểu tình trên đường phố. Điều này tôi nghĩ khiến cho các thước ảnh trở nên có giá trị hơn. Gần như tất cả mọi người tham gia đều đeo một loại mặt nạ hoặc hoặc cái gì đó để che mặt.
Tôi cũng đi chụp ở các cuộc biểu tình khác và không đem theo studio thu nhỏ của mình đi. Tôi cảm thấy mình đã khá chắc tay và cũng hơi lo lắng về một tình huống bất ngờ có thể trở nên nguy hiểm hơn.
Khi tôi đang ở Hong Kong, một nhà báo người Indonesia bị một viên đạn cao su bắn vào mắt, và một người biểu tình 18 tuổi đã bị bắn vào ngực sau khi tấn công một sĩ quan cảnh sát.
Đợt trở về Hong Kong lần này thực sự quá sức tưởng tượng với tôi và tôi không biết khi nào mọi thứ sẽ kết thúc và sẽ kết thúc như thế nào. Tất cả những gì tôi có thể hy vọng là không có thêm ai bị thương và không có thêm ai mất đi mạng sống.