Vụ 39 người Việt chết: Người Việt hải ngoại nói \’trách nhiệm hoàn toàn ở chính quyền\’
Tina Hà Giang – BBC News Tiếng Việt
Dù đã chuẩn bị tâm lý cho tình huống xấu nhất, tuyên bố của cảnh sát hạt Essex ngày 1/11 rằng họ nay tin 39 nạn nhân chết trong xe tải là công dân Việt Nam vẫn làm dư luận Việt Nam bàng hoàng.
Những gia đình Việt Nam có con em mất tích trước đó còn nuôi chút hy vọng, giờ đã phải đối diện với thực tế nghiệt ngã nhất.
Tử thi của 39 nạn nhân bị khám phá chết ngạt trong thùng xe tải ở Essex trên đường nhập lậu vào Anh làm rúng động thế giới suốt hơn một tuần qua.
Ngay cả lúc chưa có thông báo chính thức hôm 1/11, nhiều gia đình người Việt ở vùng Nghệ An đã cả quyết là người thân mình chắc chắn nằm trong danh sách những nạn nhân xấu số, thậm chí lo cả tang lễ cho thân nhân.
Báo chí, nhất là mạng xã hội, ngay từ những ngày đầu tiên, tràn ngập hình ảnh những khuôn mặt trẻ được gia đình cho biết là đã biệt vô âm tín sau khi gọi điện thông báo với thân nhân là đang trên đường vào Anh.
Biến cố này ảnh hưởng đến cộng đồng người Việt trong và ngoài nước một cách sâu sắc. BBC News Tiếng Việt tiếp xúc với một số người Việt hải ngoại để tìm hiểu cảm nhận và suy nghĩ của họ.
Sửng sốt, đau xót, cảm thương, và bị ám ảnh là cảm nhận chung của nhiều người trả lời phỏng vấn.
Nhưng bên cạnh những cảm xúc trĩu nặng này người được phỏng vấn bày tỏ sự trách móc, thậm chí phẫn nộ về bối cảnh xã hội mà họ cho là đã thúc đẩy những người trẻ tuổi phải liều mạng ra đi.
Họ cũng quy trách nhiệm của tình trạng hàng loạt người trẻ Việt Nam ùn ùn kéo nhau ra nước ngoài tìm cơ hội bằng mọi giá cho chính quyền Hà Nội.
Chuyên gia địa ốc An Nguyễn Kiều Mỹ Duyên, một cựu ký giả hiện cư ngụ tại Garden Grove, California, cho biết hết sức xúc động khi nghe tin:
\’\’Họ vì miếng cơm manh áo mà phải mạo hiểm ra đi rồi bỏ xác nơi xứ người, còn gì thê thảm bằng?\’\’
\’\’Chính quyền phải lo cho dân, sao để cho dân đói? Dân không đói thì đâu có mạo hiểm mạng sống của mình để tha hương cầu thực?\’\’
Ông Peter-Lê Ngọc, nhà ở Waterlooville, cách London gần hai tiếng lái xe, sống tại Anh đã hơn 40 năm, nhận định:
Image captionAn Nguyễn Kiều Mỹ Duyên: \’\’Tôi phẫn uất vì không hiểu chính quyền đâu tại sao không trừng trị những kẻ buôn người?\”
\’\’Sự kiện đau buồn này làm cho thế giới đặt câu hỏi về khả năng quản lý đất nước, lo cho dân của nhà cầm quyền Việt Nam cũng như việc kiểm soát biên giới của các nước Âu châu lục địa và Vương quốc Anh.\’\’
Từ Irvine, Luật sư Trần Thái Văn, một cựu dân biểu tiểu bang California, chia sẻ:
Bà cựu ký giả thời VNCH đặt câu hỏi:
\’\’Thật kinh hoàng và tội nghiệp, họ hầu hết là những người rất trẻ đầy sức sống và ý chí tạo dựng một cuộc đời mới, nhiều nạn nhân đã lập gia đình, để lại vợ con nhỏ và thân nhân trong hoàn cảnh thật ngã nghiệt.\’\’
Ông nói thêm:
\’\’Nhưng về mặt xã hội, cái chết bi thảm của những người trẻ này phản ảnh phần nào tình hình kinh tế và xã hội tại Việt Nam.\’\’
Image captionPeter-Lê Ngọc: ”Đằng sau những con số tăng trưởng GDP lành mạnh là một xã hội trống rỗng trong đó cả người giầu lẫn kẻ nghèo, có học thức và ít học, tất cả đều tìm cách đi khỏi.”
Nghèo chỉ là một phần câu chuyện
Trong khi nhiều người kết luận đơn giản là sở dĩ một số người trẻ phải liều chết ra đi là vì họ quá đói nghèo không thể kiếm sống ở quê nhà.
Câu trả lời, với Luật sư Nguyễn Quốc Lân, có phức tạp hơn . Ông nói:
\’\’Khó có thể biết được họ ra đi vì lý do kinh tế hay chính trị trừ khi người ta có cơ hội phỏng vấn hay tìm hiểu rõ mỗi trường hợp khác nhau. Việc người dân bỏ quê hương ra đi, đến làm ăn tại một quốc gia khác giàu có hơn là một hiện tượng thông thường tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên hiện tượng này có phần cao hơn nhiều tại Việt Nam.\’\’
Image captionLS Trần Thái Văn: ”Về mặt xã hội, cái chết bi thảm của những người trẻ này phản ảnh phần nào tình hình kinh tế và xã hội tại Việt Nam.”
Bà Nancy Bùi, đại diện \”Hội Công lý cho Nạn nhân Formosa\”, cư ngụ ở Texas, cho rằng ngoài việc tìm kế mưu sinh, thậm chí tạo dựng sự nghiệp, giới trẻ Việt Nam còn ra đi vì cảm thấy ở quê nhà không có cơ hội tiến thân:
\’\’Chẳng có gì sai khi một người muốn mưu cầu một đời sống tốt đẹp hơn cho họ và cho gia đình bằng chính sức lực của họ. Nhưng các em bỏ đi còn vì mất niềm tin vào cái xã hội bất công, khi mà mọi cơ hội đều dành cho các con ông, cháu cha, những đảng viên đang nắm quyền. Người dân thường muốn ngoi lên hầu như không còn cách nào hơn là phải liều thân.\’\’
Will Nguyễn biểu đồng tình với nhận xét này:
\’\’Tôi nghĩ lý do kinh tế và mất niềm tin là hai mặt của cùng một đồng tiền: thiếu niềm tin và không muốn đầu tư vào quê hương của mình. Và khi người dân cảm thấy nước ngoài có nhiều cơ hội tiến thân hơn là trong nước thì còn ai khác hoàn toàn phải nhận trách nhiệm ngoài chính phủ và chính sách của chính phủ?\’\’
Will Nguyễn, người tốt nghiệp đại học ngành chính sách công, từng bị Việt Nam bỏ tù vì tham dự cuộc biểu tình chống hai Luật Đặc khu và An ninh Mạng vào tháng 6/2018, còn vạch ra rằng ngay cả những người giàu có, thế lực cũng tìm cách bỏ đi:
\’\’Năm nay đã có nhiều câu chuyện về những công dân Việt Nam ra nước ngoài và bỏ trốn. Các nhóm du lịch đến Đài Loan, những người theo phái đoàn của chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến Hàn Quốc rồi trốn ở lại. Và bây giờ thì sự kiện này tại Anh Quốc, tôi sẽ trích Shakespeare trong vở Hamlet: \’\’Có cái gì đó bị thối rữa ở…Việt Nam.\”
Bà Nancy Bùi kể lại tâm trạng những người trẻ Việt Nam sống ở Đài Loan mà bà có dịp tiếp xúc. Họ là những cô dâu qua Đài Loan lấy chồng, hoặc đi xuất khẩu lao động, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp:
Image captionNancy Bùi: \’\’Khi mà mọi cơ hội đều dành cho các con ông, cháu cha, những đảng viên đang nắm quyền, thì người dân thường muốn ngoi lên hầu như không còn cách nào hơn là phải liều thân.\’\’
\’\’Các em nói rằng dù ở đây mình có bị thiệt thòi so với người bản xứ, nhưng còn tốt gấp nhiều chục lần so với ở Việt Nam và ở đây không khí tự do nó khiến các em như được hồi sinh, không phải lấm la lấp lét vì sợ công an hoặc những kẻ chỉ điểm báo cáo.\’\’
\’\’Ở Việt Nam, bất công thì nhiều, nhưng mình làm gì nói gì cũng có thể ghép vào tội chống phá nhà nước rồi bị bắt bớ, đánh đập, vào tù và nếu đã vào tù thì coi như tàn cuộc đời. Do đó, dù có bị Đài Loan bắt bớ hay bị trả về các em vẫn sẽ tiếp tục tìm đường đi. Có chết cũng phải đi!\’\’
Nghệ An, Hà Tĩnh giờ đã khác xưa
Được hỏi về việc đa số những người được cho là nạn nhân đến từ Nghệ An, Hà Tĩnh, bà Lâm Kiều Lam, hiện sống ở New York, bình luận:
\’\’Nhiều người cho rằng vụ xả thải của Formosa khiến cho cá chết hàng loạt, đã dẫn đến hậu quả ngư dân không thể tiếp tục sống bằng nghề chài lưới.\”
\’\’Tình trạng thất nghiệp nghèo túng kéo dài khiến họ phải tha phương cầu thực. Trước đây tôi nghe kể về chuyện nhiều thanh niên ngoài đó vào Sài Gòn tìm việc và khó tìm, bị từ chối, vì hồ sơ khám sức khỏe ghi họ bị nhiễm chì. Tôi đoán còn một nguyên nhân khác nữa là ở các miền ngoài đó hầu hết nghèo và nông thôn, người dân ít học với khát vọng thoát nghèo dễ bị bọn đưa người đi lậu mồi chài dụ dỗ sa vào đường dây của họ.\’
Will Nguyễn phân tích:
\’\’Vì Nghệ An là một trong những tỉnh nghèo ở Việt Nam, nền tảng kinh tế tương đối yếu. Một hệ thống giáo dục không đủ tiêu chuẩn, và thiếu đào tạo kỹ năng sẽ tạo ra tình trạng người dân không thể tìm thấy, cũng như không được trang bị để làm việc trong các công việc tốt hơn. Với những người này, chuyển đến các thành phố lớn hơn chỉ có nghĩa là họ phải đối mặt với nhiều cạnh tranh hơn cho các công việc lương cao hơn. Cửa ngỏ kinh tế dành cho những người này thường đưa vào ngõ cụt. Với rất ít cơ hội để cải thiện đời sống. Không có gì ngạc nhiên khi họ thấy hay mơ một tương lai tươi sáng hơn ở nước ngoài.\’\’
Bà Nancy Bùi tâm sự:
\’\’Với những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của thảm họa môi trường Formosa ở Nghệ An, Hà Tĩnh nói riêng và miền Trung nói chung, thì nhu cầu phải đi ra nước ngoài để tìm con đường sống hầu như là sinh lộ duy nhất của họ.\’\’
\’\’Trước khi thảm họa Formosa xảy ra, cũng có một số đi lao động nước ngoài nhưng con số không nhiều như bây giờ. Đời sống ở vùng biển dù cực khổ nhưng biển đã nuôi sống họ và gia đình họ từ bao nhiêu thế hệ. Không khí của những làng chài lưới lúc ấy vui tươi tràn đầy sinh khí.\”
\’\’Nhưng sau thảm họa, nhiều người dân ở đây mất trắng cơ nghiệp. Họ phải bán tàu với giá rẻ mạt, nếu là chủ cửa tiệm buôn bán hải sản, cửa hàng bán các vật dụng làm biển thì họ phải đóng cửa tiệm, đi tìm công ăn việc làm tại các tỉnh miền Nam, có nhiều người phải lưu lạc sang tận Lào, Kampuchia, hoặc khá hơn tìm cách đi lao động nước ngoài.\’\’
\’\’Những đồng tiền của người lao động nước ngoài gửi về có thể đã giúp một số gia đình xây được nhà cửa khang trang hay sang trọng, nhưng giờ đây đến vùng Nghệ An Hà Tĩnh không còn thấy khung cảnh đầm ấm ngày xưa.\’\’ Bà Nancy Bùi nói thêm.
Trách nhiệm trên vai chính quyền
Dù không cùng đồng ý rằng nghèo đói là lý duy nhất khiến nhiều người trẻ Việt Nam phải bất chấp nguy hiểm kéo nhau ra nước ngoài, người trả lời phỏng vấn đều cho rằng chính quyền Việt Nam phải nhận trách nhiệm về cái chết bi thảm của 39 người Việt, được cho là hầu hết đến từ Nghệ An, Hà Tĩnh.
Kiều Mỹ Duyên đặt vấn đề:
\’\’Tôi phẫn uất vì không hiểu chính quyền đâu tại sao không trừng trị những kẻ buôn người? Nếu không có tổ chức buôn người thì làm sao có người phải chết trong container? Việc này đã xảy ra lâu rồi, sao chính quyền không trừng trị nặng nề những tổ chức này, chính quyền bất lực hay ngó lơ để cho những tổ chức này lộng hành trục lợi, xem mạng sống con người như cỏ rác?\’\’
Luật sư Nguyễn Quốc Lân, hành nghề luật tại Garden Grove, có cùng suy nghĩ:
\’\’Ngày nào chính phủ còn không biết lo cho dân, ngày đó sẽ còn có nhiều người bỏ nước ra đi. Bỏ đi ít hay nhiều hay liều lĩnh thế nào tùy thuộc ở mức độ bi đát tại quê hương mình. Sự việc rất có thể có nhiều người Việt Nam trong số 39 nạn nhân này là điều rất đáng thương tâm, nhưng điều đó cũng phản ảnh mức độ liều lĩnh và hoàn cảnh bi đát của những nạn nhân.\’\’
Image captionLS Nguyễn Quốc Lân: \’\’Ngày nào chính phủ còn không biết lo cho dân, ngày đó sẽ còn có nhiều người bỏ nước ra đi.\”
Ông Peter Le-Ngoc phát biểu:
\’Nếu có điều lạc quan nào trong biến cố này, thì đó là cả thế giới giờ phải thức tỉnh trước thực tế chính phủ Việt Nam đang không phục vụ người dân một cách hữu hiệu. Đằng sau những con số tăng trưởng GDP trông lành mạnh là một xã hội trống rỗng trong đó cả người giầu lẫn kẻ nghèo, có học thức và ít học, tất cả đều tìm cách rời khỏi Việt Nam.\’\’
Theo tài liệu của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2018 là 7.1%, với tổng số GDP 241 tỷ đôla. Trong số này, kiều hối gửi về Việt Nam cùng năm là 16 tỷ đôla, tức 6.6%, một con số không nhỏ.
Vấn đề nan giải
Nạn buôn người hay đưa lậu người qua biên giới các nước là vấn nạn thế giới, và chắc chắn là một vấn nạn không dễ giải quyết.
Theo nghiên cứu được công bố tháng 6/2018 của Văn phòng Ma túy và Tội phạm của Liên Hiệp Quốc, khoảng 2,5 triệu người đã đưa lậu buôn lậu qua biên giới trong năm 2016, trong hoạt động trị giá khoảng 5,5 tỷ đến 7 tỷ đôla trong năm 2016.
Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất nằm gần các khu vực xung đột tạo ra làn sóng người tị nạn, hoặc những nơi người dân không có công ăn việc làm tạo được cho họ mức sống tối thiểu hay điều kiện tiến thân.
Sau thảm trạng Formosa năm 2016, chính quyền Việt Nam đã tìm cách giải quyết nạn thất nghiệp lan tràn tại các tỉnh miền Trung bằng cách đẩy mạnh hơn những chương trình xuất khẩu lao động để giúp người dân ra nước ngoài tìm việc.
Image captionWill Nguyễn: \’\’Khi người dân cảm thấy nước ngoài có nhiều cơ hội tiến thân hơn là trong nước thì còn ai khác hoàn toàn phải nhận trách nhiệm ngoài chính phủ và chính sách của chính phủ?\’\’
Theo trang dangcongsan.vn, trong năm 2017, Hà Tĩnh có 8.567 lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài (cao nhất từ trước tới nay, và đứng thứ 4 cả nước, sau Nghệ An, Hải Dương, Thanh Hóa).
Tuy nhiên, theo bà Nancy Bùi, đa số những người đi lao động nước ngoài thực sự không tận dụng được cơ hội này, vì họ bị bóc lột thậm tệ với chi phí môi giới rất nặng, trong khi đó công việc được giới thiệu chưa chắc đã ổn định, hoặc phải làm việc với điều kiện không thể chịu nổi.
\’\’Họ phải trả trung bình $7,500 đô la để được giới thiệu một họp đồng lao động 3 năm. Số tiền này hầu hết là tiền vay mượn ngân hàng và phải thế chấp nhà cửa, ruộng vườn. Nếu không may, bị mất việc vì hãng đóng cửa, không có tiền trả cho ngân hàng, nhiều gia đình phải bị mất nhà cửa nên các em phải tìm cách ở lại làm bất kỳ việc gì để tìm cách cứu gia đình. Trong trường hợp may mắn nhất khi công việc ổn định (điều có thể hiếm), họ sẽ phải làm việc, dành dụm trung bình khoảng một năm rưỡi mới trả hết nợ. Còn lại một năm rưỡi ký cóp để gửi tiền về gia đình làm vốn.\’\’ Bà Nancy Bùi nói.
Thực tế luôn luôn khắc nghiệt hơn những gì được ký kết trên giấy tờ, và tình trạng bị môi giới bóc lột dẫn đến việc nhiều người quyết định ở lại làm việc lậu và ở lậu sau khi hết hợp đồng, hoặc mạo hiểm hơn, tìm đường qua những nước tốt hơn, chẳng hạn như Anh.
Được hỏi về phản ứng của chính phủ Việt Nam trước sự kiện bi thảm này, bà Lâm Kiều Lam bình luận:
\’\’Việc nhà nước Việt Nam nhanh chóng lên tiếng yêu cầu điều tra vụ đưa lậu người, là việc đương nhiên phải làm. Nhưng điều tra, bắt bớ xong thì sao, bởi có ngăn chặn mãi hay dứt được nạn này không? Giúp người dân phương tiện mưu sinh, cho họ học nghề, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống, thì, họ sẽ trở thành lớp người hữu ích đóng góp cho sự phát triển của quê hương. Đó mới là giải pháp đường dài.\’\’
LS Nguyễn Quốc Lân nói:
\’\’Ở những quốc gia quan tâm đến việc này, chính phủ thường chú tâm đến những khía cạnh như ban hành và thi hành luật phạt nặng những tổ chức đưa người xuất ngoại trái phép, cảnh báo để ngăn ngừa những trường hợp liều lĩnh, hoặc có thể cung cấp những thông tin hay phương tiện cần thiết để giúp giảm thiểu những rủi ro nếu có. Tại Việt Nam hiện nay hầu như không có những nỗ lực này.\’\’
Và Will Nguyễn nhận định:
\’\’Hiện tượng người người kéo nhau ra nước ngoài để tìm kế mưu sinh là biểu hiện của một vấn đề lớn hơn cần phải giải quyết: Tại sao người dân Việt Nam thiếu niềm tin và không muốn đầu tư vào quê hương đất nước của mình. Ông Phúc và chính quyền của ông phải suy gẫm thật kỹ, soi mình trong gương để xem lại những chính sách công đã được ban hành. Tôi cũng muốn thuyết phục họ nên cải tổ chính trị, nhưng sẽ không nín thở để chờ đợi. Cô Phạm Thị Trà My cũng đã không nín thở được.\”
Việt Nam, qua lời phát biểu của người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng:
\’\’Lên án mạnh mẽ các hành vi mua, bán người, coi đây là tội phạm nghiêm trọng và phải bị trừng trị đích đáng. Việt Nam kêu gọi các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đẩy mạnh hợp tác phòng, chống tội phạm mua, bán người, không để tái diễn những thảm kịch đau lòng tương tự.\”
BBC tiếp tục tường thuật câu chuyện và phản ánh các ý kiến khác nhau về chủ đề người nhập cư vào Anh và vụ án 39 người chết trong xe tải ở Essex.