Cuộc chiến vì quyền tự do kết nối internet cho mọi người

Cuộc chiến vì quyền tự do kết nối internet cho mọi người

Frank SwainBBC Future

\"Other\"/

Kết nối với toàn thế giới được coi là một sứ mệnh nhân đạo đối với một số nhà truyền giáo công nghệ – nhưng việc đảm bảo được một mạng toàn cầu tự do và không giới hạn lại là một vấn đề nan giải.

Vào năm 2013, nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg công bố bạch thư 10 trang theo đó đưa ra viễn kiến mới của ông. Bản bạch thư có tựa đề \”Kết nối có phải là một quyền con người không?\” (\”Is Connectivity a Human Right?\”).

Tài liệu này chứa đựng \”đề xuất sơ bộ về cách chúng ta có thể kết nối thêm năm tỷ người nữa\”, với sự giúp đỡ từ một tập đoàn các công ty công nghệ có tên là Internet.org.

Kế hoạch của Zuckerberg không chỉ bao gồm việc mở rộng quyền truy cập vào các mạng viễn thông hiện tại mà thậm chí còn tính đến cả việc phát triển các công nghệ mới như máy bay không người lái chạy bằng năng lượng mặt trời, có thể bay lòng vòng trên các khu vực hẻo lánh, truyền các kết nối dữ liệu tới những người sống bên dưới.

Một nửa dân số thế giới sống không có kết nối internet đáng tin cậy, điều này hạn chế khả năng tiếp cận giáo dục, dịch vụ tài chính, tham gia hoạt động chính trị, thể hiện/bày tỏ quan điểm tự do, v.v…

Trong số đó có Salim Azim Assani, đồng sáng lập của WenakLabs, một trung tâm kỹ thuật số ở N\’Djamena, thủ đô nước Chad.

Năm 2008, các cơ quan chính phủ đã đóng cửa đối với các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter, với lý do ngăn ngừa truyền bá chủ nghĩa tôn giao cực đoan. Các dịch vụ bị ngắt trong suốt 16 tháng.

\”Chúng tôi vừa mất tiền vừa mất cả một số khách hàng, chỉ vì internet bị chặn,\” Assani nói. \”Một số khách hàng của chúng tôi hủy hợp đồng vì họ nghĩ rằng thời điểm này là bất lợi nếu sử dụng phương tiện truyền thông xã hội.\”

\”Đặc biệt bị ảnh hưởng là các nghệ sĩ, nhạc sĩ, họ không thể có nhiều lượt xem như trước vì rất nhiều người không biết cách sử dụng mạng riêng ảo (VPN) để vượt tường lửa, hoặc là bởi VPN không dễ sử dụng đối với họ.\”

50 năm sau khi các máy tính đầu tiên được kết nối internet và 30 năm kể từ khi ạng máy tính toàn cầu World Wide Web được xây dựng dựa trên mô hình \”mạng lưới kết nối các mạng máy tính\” này, thế giới trực tuyến tự do và không giới hạn được xây dựng bởi những người tiên phong nay đang bị tấn công.

Trong vài năm qua, tin cho hay việc kiểm duyệt một phần và thậm chí cấm cửa hoàn toàn đã diễn ra ở Ấn Độ, Sudan, Eritrea, Ethiopia, Syria, Cộng hòa Dân chủ Congo và Iraq.

Joshua Franco làphó giám đốc Amnesty Tech. Tuy tổ chức này không theo dõi tình trạng cấm cửa internet trên toàn thế giới, nhưng ông nói rằng trên thực tế, điều này đang ngày càng gia tăng.

\”Ở khu vực miền tây và miền trung châu Phi, chúng tôi đã phát hiện 12 trường hợp bị cố tình cắt điện thoại di động và internet trong năm 2017, tăng so với con số 11 trường hợp trong năm 2016. Năm 2018, có 20 trường hợp cũng tại khu vực đó,\” ông nói. \”Chúng tôi e sợ là sẽ còn tiếp tục tăng nữa.\”

Lý do điển hình thường được đưa ra để biện minh cho việc ngăn chặn này là để hạn chế tình trạng bất ổn: khi chính quyền Sri Lanka cắt quyền truy cập vào mạng xã hội sau vụ tấn công khủng bố dịp lễ Phục Sinh 2019, họ nói rằng điều này là cần thiết để ngăn chặn sự truyền bá thông tin sai lệch và gây hoảng loạn.

\”Chúng tôi chú trọng nhiều hơn tới tác động của việc này, bởi vì động cơ không phải lúc nào cũng hoàn toàn có thể nhận biết được,\” Franco nói. Nhưng ông nói thêm: \”Sự trùng hợp xung quanh các sự kiện công cộng quan trọng, chẳng hạn như bầu cử và biểu tình, khiến chúng tôi nghi ngờ rằng chặn internet là một cách để dập tắt tự do ngôn luận.\”

\"Matene
Image captionSalim Azim Assani là một doanh nhân bị thiệt hại bởi 16 tháng trời cấm mạng xã hội ở Chad

Cắt đứt kết nối internet là biện pháp thô bạo, nhưng các phương pháp khác để kiểm duyệt internet cũng kinh khủng không kém.

Ví dụ như chính phủ Nga đang xây dựng một mạng internet song song (với internet toàn cầu chúng ta đang dùng) tồn tại hoàn toàn phía bên trong đường biên giới quốc gia. Một khi hoàn thành, mạng này sẽ trao cho giới chức quyền kiểm soát tuyệt đối đối với những gì người dùng ở Nga có thể xem và đăng trực tuyến.

Người dùng internet ở Trung Quốc đại lục chỉ được đăng nhập vào một trong những không gian mạng được quản lý chặt chẽ nhất thế giới. Trong không gian này, các trang web và dịch vụ nước ngoài bị ráo riết lọc bỏ tất cả các nội dung bị cho là vi phạm pháp luật, còn các công ty hoạt động trực tuyến thì bị quản lý bởi các quy định pháp luật nghiêm ngặt – được kết hợp chung vào \”Vạn lý Tường lửa của Trung Quốc\”.

Xu hướng kiểm soát internet thậm chí còn diễn ra ngay cả ở các quốc gia tự do hơn.

Một chỉ thị về bản quyền được Liên hiệp châu u thông qua trong năm nay – Điều 13 – buộc các nhà khai thác mạng viễn thông phải cài đặt các bộ lọc tự động xóa nội dung bị coi là bất hợp pháp.

Tại Anh Quốc, chính phủ đã lặp đi lặp lại rằng việc bẻ khoá đối với các mã hoá vốn được dùng để bảo mật mọi thứ, từ ứng dụng nhắn tin cá nhân đến các ứng dụng thanh toán trực tuyến, phải được cho phép thực hiện.

Các nhà lập pháp Mỹ thì lặp đi lặp lại nỗ lực lật ngược các nguyên tắc trung lập trong không gian mạng, theo đó đảm bảo các dịch vụ trực tuyến được đối xử bình đẳng.

Hai năm sau khi ra mắt Internet.org, Zuckerberg đã xuất hiện trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc để nhắc lại rằng \”internet thuộc về tất cả mọi người.\”

Ông không đơn độc trong vấn đề này: các phúc trình của Hội đồng Nhân quyền LHQ năm 2011 và 2016 chỉ trích các hạn chế trên internet là chống lại các thỏa thuận quốc tế về tự do ngôn luận và tự do thông tin.

Cả hai bản phúc trình đều được đánh giá một cách rộng rãi là lời tuyên bố rằng quyền truy cập internet là một quyền của con người.

\”Truy cập Internet cũng là quyền con người,\” Assani, người điều hành một tổ chức phi lợi nhuận chuyên quảng bá các dịch vụ kỹ thuật số ở Chad, nhất trí với quan điểm này.

\”Những người trẻ tuổi có quyền tiếp cận mạng xã hội mở, có quyền sử dụng internet, và họ phải sử dụng internet để học cách kinh doanh. Tất cả mọi người đều có quyền sử dụng internet.\”

Vint Cerf không đồng ý.

Ý kiến của ông được coi là có tầm ảnh hưởng: là nhà đồng phát triển giao thức TCP/IP, ông được biết đến như một trong \”những cha đẻ của mạng Internet\”.

Sau bản phúc trình 2011 của Liên Hiệp Quốc, ông đã viết bài xã luận trên tờ New York Times theo đó bác bỏ quan điểm cho rằng truy cập internet là quyền con người.

\"Getty
Image captionNgười sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg đã xuất hiện trước LHQ để phát biểu rằng internet \”thuộc về tất cả mọi người\”

Cerf nêu quan điểm rằng, là một công nghệ, internet là thứ công cụ tạo khả năng cho các quyền được thực hiện, và việc nhầm lẫn giữa hai điều này sẽ dẫn đến việc chúng ta có những thẩm định sai lầm.

\”Đã từng có thời nếu bạn không có một con ngựa thì thật khó để kiếm sống,\” Cerf viết. \”Tuy nhiên, quyền quan trọng trong trường hợp này là quyền kiếm sống chứ không phải quyền có một con ngựa.\” Internet là phương tiện để đạt mục đích, chứ bản thân nó không phải là mục đích.

Hội đồng Nhân quyền LHQ cũng có quan điểm như vậy.

Các bản phúc trình hồi năm 2011 và 2016 nêu bật bản chất căn bản của internet trong việc cho phép mọi người thực thi quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do thông tin, nhưng Hội đồng Nhân quyền LHQ không tuyên bố rằng bản thân quyền truy cập internet tự do và không giới hạn là một quyền con người.

Thật sự thì một mạng internet hoạt động vì lợi ích của tất cả nhất thiết phải đi kèm với một số hạn chế.

\”Việc hạn chế nhân quyền trong các tình huống then chốt thì không phải là bất hợp pháp,\” Franco nói. Chẳng hạn như quyền tự do biểu đạt trên mạng không nhất thiết phải được áp dụng đối với trường hợp \”phóng hoả\” trong một phòng chatroom đông người.

Trong nhiều thập niên, các cơ quan quản lý đã phải chơi trò đuổi bắt với mạng xã hội, liên tục ra luật để ngăn chặn sự lan truyền của nhạc lậu, buôn bán ma túy, khiêu dâm trẻ em, tuyên truyền khủng bố, kích động thù hận, và nhiều thứ độc hại khác…..

Nhưng vấn đề với mạng lưới hàng tỷ người dùng là mọi người đều có quan điểm của riêng mình rằng nội dung bất hợp pháp là gì.

Đây không chỉ là một cuộc thảo luận cho các quốc gia khác nhau, mà còn cho các dịch vụ hoạt động trực tuyến.

\”Các tiêu chuẩn cộng đồng hay chính sách nội bộ của Facebook không thể thay thế Tuyên bố của Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền,\” Franco nói.

\"Getty
Image captionSudan là một quốc gia châu Phi nơi truy cập internet bị cấm trong thời gian xảy ra các cuộc biểu tình vào tháng 4/2019

Và như vậy, việc xác quyết quyền được tiếp cận internet của chúng ta đồng nghĩa với việc cần phải có thái độ chủ động.

World Wide Web Foundation là một tổ chức phi lợi nhuận nhằm bảo vệ các quyền tự do trên mạng.

Tại Diễn đàn Quản trị Internet ở Berlin vào tháng 11, tổ chức này sẽ công bố Khế ước Mạng Máy tính (Contract for the Web).

\”Đó thực sự là thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách để tìm hiểu về web để phục vụ cái gì,\” Emily Sharpe, giám đốc chính sách của Web Foundation nói. \”Khế ước Mạng Máy tính là về việc đảm bảo web sẽ trao quyền lực cho mọi người, và ai cũng có quyền truy cập web.\”

Văn kiện này xác quyết các nguyên tắc cơ bản về một mạng internet tự do, cởi mở và dành cho mọi người, và nó tạo thành tuyên ngôn để mọi người hướng tới việc biến viễn kiến đó thành hiện thực.

Các chính phủ tham gia Khế ước sẽ cam kết trao cho mọi người quyền bình đẳng trong việc kết nối, cam kết duy trì kết nối internet và tôn trọng quyền riêng tư của công dân.

Các công ty cũng cam kết tương tự, đồng thời đồng ý phát triển các công nghệ \”hỗ trợ tốt nhất cho nhân loại và đương đầu với những điều tồi tệ nhất\”.

Các cá nhân công dân cũng có thể tham gia và đồng ý xây dựng, cộng tác, củng cố cộng đồng và bảo vệ không gian trực tuyến.

\”Trong những năm kể từ khi internet ra đời, chúng tôi chứng kiến được là internet giúp nâng cao nhân quyền,\” bà Sharpe nói.

Tuy nhiên, bà lưu ý rằng cũng giống như hầu hết các công nghệ khác, sự hứng thú ban đầu xung quanh sự đổi mới thường khiến người ta bỏ qua nguy cơ gây hại của nó.

Bà hy vọng rằng Khế ước nói trên sẽ hướng dẫn các nhà hoạch định chính sách tạo ra các quy định giúp cân bằng nhu cầu giảm thiểu tác hại trực tuyến với việc thực hiện các quyền con người trên không gian mạng.

\”Những khái niệm như kích động thù hận thường bị lạm dụng,\” Franco nói.

\”Điều này không có nghĩa là sự kích động thù hận không có thật – chúng tôi đã ghi nhận việc tình trạng bạo lực đối với phụ nữ đã khiến họ sợ hãi không dám xuất hiện ra sao, đã hạn chế quyền tự do biểu đạt ra sao – nhưng đó là cái cớ mà chính phủ các nước thường dùng để nhắm vào những ai dám chỉ trích họ và các hình thức biểu đạt khác đã được các chính phủ bảo hộ.\”

\"Getty
Image captionTrong khi internet tiếp tục thống trị các nền kinh tế thế giới, vẫn có hàng tỷ người chẳng hề truy cập internet

Trong sáu năm kể từ khi Zuckerberg ra mắt Internet.org, tiến trình đưa thế giới trực tuyến đến với mọi người đã bị chững lại.

Các công ty viễn thông ngại ngần trong việc nâng cấp các gói dữ liệu cho người dùng, khi mà các hợp đồng đang có theo đó giới hạn ở việc cung cấp dịch vụ tin nhắm và thư thoại, lại đang là các dịch vụ đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty hơn.

Vào năm 2018, Facebook đã âm thầm bỏ ngang dự án Aquila sản xuất thiết bị bay không người lái chuyên cung cấp internet.

Và bởi vậy, vẫn còn hàng tỷ người trên khắp thế giới chẳng hề kết nối với internet. Tuy nhiên, bên cạnh việc nỗ lực để đưa họ kết nối với internet, chúng ta đừng quên để ý đến loại internet mà chúng ta hy vọng họ sẽ được kết nối với.

Kết nối với thế giới chưa phải là đã đủ: chúng ta phải nỗ lực trong việc đảm bảo rằng mạng lưới toàn cầu mà chúng ta có là thứ đáng giá để chúng ta kết nối với.

Bài Liên Quan

Leave a Comment