Hai chính trị gia Úc bị TQ từ chối nhập cảnh nói không rút lờì chỉ trích
- 18 tháng 11 2019
Hai chính trị gia Úc bị từ chối nhập cảnh vào Trung Quốc cho biết họ sẽ không rút lại những lời chỉ trích nước này.
Andrew Hastie và James Paterson, dự định sẽ tham dư một khóa học ở Trung Quốc vào tháng tới.
Nhưng đơn xin nhập cảnh của họ bị từ chối và Đại sứ quán Trung Quốc cho biết họ chỉ có thể nhập cảnh nếu thực sự \”ăn năn hối cải\” vì những lời bình luận của mình.
Cả ông Hastie và ông Paterson đều bác bỏ yêu cầu này.
Các chính trị gia bảo thủ đã thẳng thắn chỉ trích Trung Quốc – chỉ ra các vấn đề nhân quyền và cáo buộc can thiệp vào chính trị Úc.
Theo China Matters, nghị sĩ Đảng Lao động Matt Keogh cũng định tham dự khóa học này, chưa bị từ chối nhập cảnh.
Ảnh hưởng của Trung Quốc tại Úc là điều vẫn đang được tranh cãi, một số chính trị gia cáo buộc Bắc Kinh cố gắng thâm nhập vào chính trị Úc thông qua các khoản đóng góp. Trong khi những người khác tin rằng cáo buộc về ảnh hưởng của Trung Quốc lên nước này đang thúc đẩy khuynh hướng bài ngoại và làm tổn hại mối quan hệ giữa hai nước.
Trong một tuyên bố sau khi đơn xin nhập cảnh Hastie và Paterson bị từ chối, một phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc nói rằng họ \”không hoan nghênh những người tấn công không chính đáng\” vào nước này.
\”Miễn là những người liên quan thực sự ăn năn và sửa chữa lỗi lầm của họ, đánh giá Trung Quốc bằng sự khách quan và lý trí, tôn trọng hệ thống và phương thức phát triển của Trung Quốc do người dân Trung Quốc lựa chọn, cánh cửa đối thoại và trao đổi sẽ luôn mở\”, phát ngôn viên này nói thêm.
Đáp lại, ông Hastie nói với truyền thông địa phương rằng ông \”thất vọng nhưng không ngạc nhiên\” khi bị từ chối nhập cảnh vào Trung Quốc.
\”Thượng nghị sĩ James Paterson và tôi sẽ không nghĩ lại, tôi muốn khẳng định như vậy,\” ông nói. \”Chúng tôi sẽ không hối hận vì đã đứng lên bảo vệ chủ quyền của Úc, các giá trị, lợi ích của chúng tôi và đứng lên cho những người không thể tự đứng lên.\”
Ông Paterson nói thêm: \”Chẳng có gì phải hối hận cả. Tôi được bầu để đại diện cho người dân Úc – giá trị của họ, mối quan tâm của họ, lợi ích của họ. Tôi sẽ không hối hận về chỉ thị của bất kỳ thế lực nước ngoài nào.\”
Họ đã nói gì về Trung Quốc?
Ông Hastie, Nghị sĩ từ Canning, Tây Úc và là người đứng đầu ủy ban An ninh Quốc hội, đã viết một bài báo nêu ý kiến cá nhân hồi tháng 8 được đặng trên tờ Sydney Morning Herald.
Trong đó, ông so sánh cách tiếp cận của phương Tây với Trung Quốc với cái mà ông gọi là thất bại \”thảm khốc\” trong việc kìm hãm Đức Quốc xã.
\”Giống như người Pháp, Úc đã thất bại trong việc xét xem người hàng xóm độc đoán của chúng ta đã biến thành gì\”, ông viết.
\”Bước tiếp theo của chúng tôi trong việc bảo vệ tương lai của Úc là chấp nhận và thích nghi với thực tế của cuộc đấu tranh địa chính trị – nguồn gốc, ý tưởng và ảnh hưởng của nó lên khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.\”Ngay sau khi bài báo được đăng tải, Đại sứ quán Trung Quốc tại Úc cho biết đã cho thấy \”tâm lý chiến tranh lạnh và khuynh hướng tư tưởng\” của ông.
Ông Paterson cũng chỉ trích nhà nước Trung Quốc, và bày tỏ mối lo ngại về bạo lực ở Hong Kong.
\”Hong Kong là một trong những nơi tuyệt vời nhất trên thế giới và những gì đang xảy ra là một thảm kịch tuyệt đối và tôi tin rằng Đảng Cộng sản chịu một số trách nhiệm cho điều đó\”, ông nói với đài truyền hình ABC của Úc hôm thứ Sáu.
Chính phủ Úc nói gì?
Chính phủ Úc đã chỉ trích Trung Quốc vì các vi phạm nhân quyền của họ nhiều lần trong năm nay. Cụ thể, các nhà lập pháp đã đưa ra các cáo buộc việc Trung Quốc giam giữ hàng loạt cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Hôm Chủ nhật, Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne đã nêu ra \”mối quan ngại mạnh mẽ\” về một bài báo của New York Times cho biết họ thu được các tài liệu Trung Quốc bị rò rỉ, nêu chi tiết về một cuộc đàn áp các nhóm thiểu số Hồi giáo ở Tân Cương.
\”Chúng tôi đã liên tục kêu gọi Trung Quốc chấm dứt việc tùy tiện giam giữ người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm khác\”, bà Payne nói trong một tuyên bố.
Quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia đã trở nên căng thẳng trong những năm gần đây.
Hôm thứ Hai, tờ báo Úc đã đưa tin rằng một chương trình hợp tác nhân quyền đã bị đình chỉ vào tháng Tám.