Tình hình EVFTA và IPA (1) hiện nay: Các XHDS độc lập Việt Nam cần làm gì?
Buổi điều trần của các NGO trước Tiểu ban Nhân quyền Nghị viện Âu châuDROIngày 26.9.2019
Ngày 26.9.2019 Tiểu ban Nhân quyền DROI Nghị viện Âu châu nhiệm kỳ 9 đã mời ba tổ chức NGO đến Bruxelles điều trần (2) về vấn đề Nhân quyền tại Việt Nam, liên quan đến việc Quốc hội Âu châu đang xem xét có hay không phê chuẩn hai hiệp ước FTA và IPA .
1/ Đại diện cho tổ chức FIDH là bà Gaelle Desepulchre.
Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH ( trong đó có Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam/ ông Võ văn Ái ) từng đưa đơn khiếu nại khiến Thanh tra Liên Âu khiển trách nặng nề Ủy ban Âu châu đã không đặt ra chính sách “Đánh giá Tác động Nhân quyền” trước khi hoàn thành hiệp định thương mại với VN.
2/ Đại diện cho tổ chức VOICE là ông Jacku Hon
3/ Đại diện cho tổ chức VETO! là ông Vũ quốc Dụng. Tổ chức VETO! tháng 7+10/2018 đã liên tiếp gửi thư cùng lập trường chính thức (Position Paper) tới các dân biểu Quốc hội EU thuộc mọi đảng phái (nhiệm kỳ 8). Những đòi hỏi của VETO! đã được bà dân biểu Lochbihler, Phó chủ tịch tiểu ban nhân quyền DROI(nhiệm kỳ 8)
đưa vào bản ý kiến của Tiểu ban NQ
trong cuộc điều trần ngày 10/10/2018 (3)(4) của Ủy ban INTA, kéo theo việc trì hoãn cho tới hết nhiệm kỳ 8 Nghị viện ÂC không thể đưa EVFTA và IPA ra phê chuẩn.
Sự việc Tiểu ban NQ mời những NGO kể trên đến điều trần ngày 26.9.2019 vừa qua cho thấy sự chuyển tiếp công việc giữa nhiệm kỳ 8 và nhiệm kỳ 9 của Nghị viện Âu châu hoàn tòan cẩn thận và đứng đắn, và các dân biểu nhiệm kỳ mới rất coi trọng vấn đề Nhân quyền.(Xin theo dõi video buổi điều trần (2) )
Buổi họp của Ủy ban Thương mại Quốc tế Nghị viện Âu châu INTA ngày 6.11.2019 (5/
Xin theo dõi Video)Các dân biểu thuộc phái đoàn Ủy ban Thương mại Quốc tế Nghị viện Âu châu vừa qua thăm Việt Nam từ ngày 29 tới 31/10/2019 tường trình trong buổi họp này về những cuộc gặp gỡ trao đổi với các giới chức trong chính quyền VN, các đại diện các NGO Việt Nam, đại diện ILO và đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Âu châu tại VN (Eurocham).
Được biết có 3 nhà hoạt động đã được mời gặp riêng phái đoàn, trong số đó chỉ có TS Nguyễn Quang A đưa tin trên FB của ông sau cuộc họp. Tôn trọng sự riêng tư, tên tuổi 2 vị kia sẽ không được nhắc tới trong khuôn khổ bài này
Theo tường trình của những dân biểu đã qua thăm VN, cả ba nhà hoạt động này đều nhắc đến tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng trầm trọng,nhưng không đặt điều kiện tiên quyết nhà nước Việt Nam phải có những hành động cụ thể như thả tù nhân lương tâm, tôn trọng quyền tự do hội họp, phê chuẩn công ước ILO 87 (Tự do liên kết và Bảo vệ quyền tổ chức) v.v…. trước khi Nghị viện Âu châu phê chuẩn EVFTA và IPA.
TS Nguyễn Quang A đã xác nhận nguồn tin này là đúng, không có sự hiểu lầm về phía các dân biểu.
Do đó, ngay sau buổi tường trình của các dân biểu, trong phần tranh luận, những dân biểu đồng ý với đề nghị nhanh chóng phê chuẩn thuận của ông Báo cáo viên của INTA, dân biểu Zahradil, đã liên tục đưa ra lập luận tất cả mọi tầng lớp xã hội VN đều mong muốn EVFTA và IPA được phê chuẩn,
nhấn mạnh trên điểm kể cả những nhà hoạt động (activists). Ngoài ra EU còn phải nghĩ tới vấn đề cạnh tranh với Trung Cộng, Mỹ, Nhật, Đại Hàn…
Những dân biểu không đồng ý việc nhanh chóngnbầu cử phê chuẩn thuận chỉ còn đưa ra những lý do hoàn toàn phụ thuộc vào phía LMÂC như:
1- Việt Nam đã không tôn trọng hoặc tôn trọng rất ít những nghị quyết của Nghị viện Âu châu liên quan đến những vi phạm NQ tại VN ( cũng là vi phạm hiệp định hợp tác và đối tác toàn diện PCA). Phải chờ hành động cụ thể của VN chứng minh những điều VN hứa hẹn. (DB Kirton-Darling, DB Karlsbro)
2- VN đã tỏ thiện chí hứa hẹn một số những điều EU đòi hỏi. Nên dời ngày phê chuẩn, cho VN thời gian để thực hiện và đồng thời EU phải kiểm soát kết qủa (DB Hautala)
3- Nghị viện nhiệm kỳ 9 vừa thành lập. Các dân biểu cần thêm thời gian để tìm hiểu (DB Maurel).
Các XHDS độc lập VN: hãy tìm những sơ sót của chính mình để sửa chữa, đừng đổ hết tội cho EU.
1/ Trước hết, muốn hoạt động liên quan đến EVFTA cần phải nghiên cứu, tìm hiểu phe đối tác để tránh lâm vào cảnh múa gió. Hiện nay đối tác cụ thể của Việt Nam (dù của nhà cầm quyền VN hay XHDS độc lập) là Nghị viện Âu châu.
Phần công việc của ngành hành pháp (Ủy ban Âu châu và Hội đồng Âu châu) đã được coi như hoàn thành ngày 30/06/2019 với lễ ký hai hiệp định EVFTA và IPA tại Hà Nội.
Trong suốt thời gian đàm phán, hoàn thành dự thảo, rà soát pháp lý, từ 2012 đến ngày ký, có cả thảy 8 cuộc đối thoại nhân quyền. Những lần đối thoại tại VN, phái đoàn EU, theo đúng bổn phận của họ, đều có gặp riêng trực tiếp những người đại diện các XHDS độc lập . Suốt hơn bảy năm, tình trạng vi phạm Nhân quyền tại Việt Nam ngày càng trầm trọng, không hiểu sao không thấy những vị này lên tiếng phản đối cách làm việc không hiệu qủa của phái đoàn EU, không thấy XHDS độc lập VN lên tiếng chính thức phê bình những tuyên bố, thông cáo báo chí rỗng tuếch từ năm này qua năm khác của phái đoàn hay của ông Trưởng phái đoàn Liên minh Âu châu tại VN.
2/ Những ý kiến, đề nghị, phản đối….phải ngắn gọn, dựa trên những lý luận vững chắc, có cơ sở, và khi gửi tới Nghị viện Âu châu nên gửi tận tay những dân biểu có trách nhiệm liên quan. Ngoài ra, nên nhớ các dân biểu Nghị viện Âu châu chỉ có bổn phận lưu tâm đến những điều kiện phải có (dựa trên những hiệp định PCA, EVFTA và IPA) trước khi quyết định phê chuẩn EVFTA và IPA. Họ không liên quan gì tới tình trạng chính trị tại Việt Nam. Đó là việc của người dân Việt Nam. Những tình trạng liên quan gián tiếp như tham nhũng cần được chứng minh rõ ràng là sẽ có tác động xấu lên những chương trình thương mại. Nếu chỉ nói chung chung mà không có lý luận vững chắc thì không có tác dụng.
3/Cần chú trọng đòi VN phê chuẩn công ước ILO 87. Nêu rõ ràng những điểm gian xảo trong bộ dự thảo luật Lao động vì chính quyền Việt Nam đang hứa hẹn đưa những luật tương đương với công ước ILO 87 ( quyền tự do liên kết) vào bộ luật Lao động mới để khất việc phê chuẩn công ước phổ quát quan trọng này tới 2023.
4/ Cần liên lạc phản đối dữ dội với ông Chang-Hee Lee , giám đốc văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Hà Nội vì văn phòng này ủng hộ nhà nước ViệtNam đẩy việc phê chuẩn ILO 87 ra xa nhất, trong khi Tổ chức Lao động Quốc tế biết rõ hơn ai hết là phê chuẩn công ước 98 không có tác dụng gì cả nếu ILO 87 chưa được phê chuẩn.
Những dấu mức thời gian quan trọng các XHDS độc lập VN cần phản ứng kịp thời.
-Ngày 2-3/12/2019 Ủy ban Thương mại INTA mời đại diện của ILO và EUROCHAM đến tường trình
-Ngày 21/01/2020 Ủy ban INTA bầu chấp thuận bản ý kiến chung của ủy ban về vấn đề phê chuẩn EVFTA và IPA.Sau khi INTA biểu quyết thuận
-sẽ quyết định ngày toàn thể Nghị viện biểu quyết phê chuẩn EVFTA và IPA vào tháng 2/2020.
Theo VNTB