Chùm hoa của cây này có thể cao đến 3 m. Như các loài vân môn và hồng môn, chùm hoa bao gồm một bông mo được cấu thành bởi các hoa nhỏ, có mùi; và có một mo bao quanh trông giống một cánh hoa lớn. Mo của hoa chân bê titan có màu xanh bên ngoài, đỏ sẫm bên trong, và bề mặt mo có nhiều nếp nhăn. Bông mo rỗng bên trong. Bên trong lớp mo, phía dưới bông mo là hai vòng hoa nhỏ. Vòng hoa phía trên bao gồm các hoa đực, vòng phía dưới là rất nhiều lá noãn màu đỏ-cam sáng. \”Mùi hương\” của cây chân bê titan giống như mùi của thịt thối, thu hút các loài ruồi ăn xác chết (họ Sarcophagidae) thụ phấn cho chúng. Màu đỏ sẫm và bề mặt nhám của hoa cũng tạo cảm giác rằng bông mo là một miếng thịt. Trong khi hoa nở, đỉnh bông mo có nhiệt độ tương tự nhiệt độ cơ thể người, giúp làm bay hơi, phát tán mùi hương của hoa. Nhiệt độ này cũng được coi là một tác nhân gây ảo giác đối với các loài côn trùng ăn xác chết.
Cả hoa đực lẫn hoa cái đều nở trên cùng một chùm hoa. Các hoa cái nở trước, rồi các hoa đực nở 1–2 ngày sau. Việc này làm tránh sự tự thụ phấn của hoa.
Sau khi hoa tàn, một chiếc lá duy nhất mọc lên từ giả thân hành của cây dưới mặt đất. Chiếc lá mọc trên một thân cây, về sau phân thành ba nhánh tại đỉnh, mỗi nhánh mang nhiều lá nhỏ. Cấu trúc lá này có thể cao đến 6 m, rộng đến 5 m. Mỗi năm, chiếc lá cũ chết và một chiếc lá mới sẽ mọc lên. Khi thân hành đã có đủ dưỡng chất, nó ngủ trong bốn tháng và quá trình được lặp lại.
Giả thân hành của loài này là loại lớn nhất được biết đến, nặng khoảng 50 kg.[3] Khi một cây tại Vườn thực vật hoàng gia Kew được thay chậu sau quá trình ngủ, khối lượng cân được của nó là 91 kg.[4]
Nhân giống
Chân bê titan chỉ mọc trong tự nhiên tại các vùng rừng mưa nhiệt đới thuộc Sumatra, Indonesia. Loài này được miêu tả khoa học lần đầu tiên bởi nhà thực vật học người Ý Odoardo Beccari vào năm 1878. Loài này rất hiếm khi ra hoa trong tự nhiên, và trong môi trường nuôi trồng thì càng hiếm hơn nữa. Lần đầu tiên một cây A. titanum ra hoa trong một vườn bách thảo là vào năm 1889 tại Vườn thực vật hoàng gia Kew ở Luân Đôn, từ đó đến nay các hoa ở đây đã nở hơn 100 lần. Những lần nở hoa đầu tiên tại Hoa Kỳ được ghi nhận tại Vườn thực vật New York trong năm 1937 và 1939. Việc nở hoa này cũng là cảm hứng cho việc chọn hoa chân bê Titan làm loài hoa chính thức cho The Bronx vào năm 1939, và chỉ bị thay thế bởi loài hoa hiên vào năm 2000. Số lượng hoa được nhân giống đã tăng trong những năm gần đây, nên việc mỗi năm có hơn 5 hoa nở trên toàn thế giới cũng không có gì lạ.
Năm 2003, một cây hoa chân bê titan tại vườn thực vật của Đại học Bonn, Đức đã vượt chiều cao cao nhất của loài này trước đó, đạt khoảng 2,74 m. Sự kiện này đã được ghi nhận bởi Sách Kỷ lục Guinness.[5] Ngày 20 tháng 10 năm 2005, kỷ lục được phá bở tại vườn sinh vật Wilhelma ở Stuttgart, Đức; cây hoa đạt chiều cao 2,94 m khi nở. Kỷ lục được phá vỡ lần nữa vào ngày 18 tháng 6, bởi cây chân bê của Louis Ricciardiello, được trưng bày tại Winnipesaukee Orchids, Gilford, New Hampshire, Hoa Kỳ. Cây này đạt chiều cao 3,1 m, và cũng được ghi nhận vào Sách Kỷ lục Guinness.[6][7]
Hoa xác thối đang nở tại Malaysia
Ngoài “hoa thơm, cỏ lạ”, thế giới thực vật cũng tồn tại không ít loài hoa có mùi hương…khó chịu. Mới đây, Trung tâm Thông tin Rafflesia đã xác nhận, 2 bông hoa xác thối đang nở tại khu bảo tồn rừng nhiệt đới Rafflesia, Tambunan, Sabah, Malaysia.
Khu bảo tồn nhiệt đới Rafflesia (một phần của công viên Crocker) là nơi bạn sẽ nhìn thấy loài hoa ‘kỳ diệu’ lớn nhất thế giới – hoa Rafflesia. Loài hoa này nở không tuân theo một mùa nhất định và chỉ tồn tại trong một vài ngày. Phải cần sự may mắn, bạn mới có cơ hội chiêm ngưỡng nó.
Trên thế giới có khoảng 12 loại hoa Rafflesia. Chúng đều có kích thước lớn, màu sắc rực rỡ nhưng lại cho mùi hương rất ‘kinh khủng’. Khi nở, hoa tỏa ra mùi thịt thối đặc trưng, thu hút ruồi, nhặng, sóc , chuột…tới giúp hoa thụ phấn.
Rafflesia là một nhánh hoa ký sinh. Nó được một người Indonesia bản địa phát hiện trong một khu rừng nhiệt đới vào năm 1818 và được đặt theo tên Sir Thomas Stamford Raffles, người đứng đầu cuộc thám hiểm năm đó. Nhánh cây này bao gồm khoảng 26 loài, tất cả đều nằm ở Đông Nam Á, trên bán đảo Malay, Borneo, Sumatra và Kalimantan, Tây Malaysia và Philippines.
Đáng chú ý là hoa to bao nhiêu thì thì thân cây Rafflesia lại bé bấy nhiêu. Cây hoa không có thân, lá hay rễ. Nó mọc ký sinh bên trong những cây leo trên mặt đất, phát tán giác mút giống như rễ bên trong mô của cây leo. Phần duy nhất của cây có thể nhìn thấy bên ngoài chính là bông hoa 5 cánh. Trong một số loài, như Rafflesia arnoldii, bông hoa có thể có đường kính tới 100 cm và nặng 10 kg.
Hai bông hoa xác thối Rafflesia ở Malaysia có đường kính lần lượt là 36cm và 39cm. Dự đoán cả 2 bông hoa này sẽ nở từ ngày 12-18/11/2014.
Minh Phương/Tổng hợp