Trùng điệp dự luật Mỹ liên quan Biển Đông

Trùng điệp dự luật Mỹ liên quan Biển Đông

Hiện nay, ở cả Thượng viện lẫn Hạ viện của quốc hội Mỹ đều đang có nhiều dự luật liên quan Biển Đông đang chờ được đánh giá, thông qua.November 22, 2019

\"\"/

Qua đó, một loạt doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu Trung Quốc rơi vào tầm ngắm bị trừng phạt.Ngày 22.11, theo cơ sở dữ liệu của quốc hội Mỹ công bố thì hiện có hơn 10 dự luật, nghị quyết và cả luật của nước này có liên quan Biển Đông.

Lưỡng viện cùng xem xét

Điện Capitol còn 150 dự luật liên quan Trung Quốc

Tờ South China Morning Post ngày 22.11 đưa tin tại Điện Capitol tức quốc hội Mỹ còn hơn 150 dự luật hướng tới đối phó Trung Quốc đang chờ được cân nhắc. Các dự luật liên quan đến nhiều vấn đề như an ninh mạng, hoạt động gây ảnh hưởng chính trị, thương mại và đầu tư, Đài Loan và Biển Đông.

Giới quan sát nhận định một số dự luật nếu được thông qua có khả năng sẽ làm gián đoạn đầu tư và thương mại quốc tế. Ví dụ, Đạo luật kiểm soát chuyển giao công nghệ Trung Quốc sẽ yêu cầu ngoại trưởng và bộ trưởng thương mại Mỹ lập một danh sách “các công nghệ liên quan lợi ích quốc gia” mà có thể sẽ không bán hay chuyển giao cho Trung Quốc. Bất kỳ ai vi phạm lệnh cấm sẽ đối diện với các biện pháp trừng phạt.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng trong bối cảnh nước Mỹ chuẩn bị bước vào mùa bầu cử tổng thống, khó có khả năng giới nghị sĩ sẽ thông qua các dự luật đang chờ được xử lý. Trong đó, trực tiếp liên quan đến Biển Đông cho chương trình nghị sự năm 2019 – 2020, dự luật “Đạo luật trừng phạt liên quan Biển Đông và biển Hoa Đông” có mã S.1634 được bảo trợ bởi nghị sĩ Marco Rubio tại Thượng viện, và H.R.3508 được bảo trợ bởi nghị sĩ Mike Gallagher tại Hạ viện.

Dự luật này hướng đến việc Mỹ phải đảm bảo các nguyên tắc sau trên Biển Đông và biển Hoa Đông: Hỗ trợ việc giải quyết tranh chấp ở các vùng biển này một cách hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế; Tái khẳng định các cam kết của Washington đối với các đối tác, đồng minh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương; Đảm bảo thực thi hiệp ước phòng thủ chung mà Mỹ đã ký với Philippines, cũng như thỏa thuận tương trợ phòng thủ chung mà Mỹ đã ký kết với Nhật Bản (có giá trị áp dụng cho quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Tokyo đang tranh chấp với Bắc Kinh); Dự luật còn nhằm hỗ trợ cho nguyên tắc tự do hàng hải và vùng trời để tiếp tục được thực thi dựa trên luật pháp quốc tế.

Đáp trả hành động khiêu khích

Qua đó, dự luật có mục tiêu để quốc hội Mỹ nhận thức rõ các trách nhiệm của nước này đối với Biển Đông và Hoa Đông. Trong đó, về Biển Đông thì Mỹ phản đối các hành động đơn phương của bất cứ quốc gia nào muốn thay đổi hiện trạng ở Biển Đông bằng cách ép buộc, đe dọa hay sử dụng sức mạnh quân sự.Cần đảm bảo rằng các tuyên bố chủ quyền trên biển phải bắt nguồn từ đặc điểm đất liền và luật pháp quốc tế. Có thể nhận thấy mục tiêu này nhằm bác bỏ việc Trung Quốc thay đổi các thực thể trên Biển Đông rồi dựa vào kết quả thay đổi để mở rộng chủ quyền.

Bên cạnh đó, nhận thức trách nhiệm mà dự luật “Đạo luật trừng phạt liên quan Biển Đông và biển Hoa Đông” còn có Mỹ phản đối bất cứ chính phủ quốc gia nào đưa ra các yêu sách vô căn cứ và phi pháp để ngăn chặn nước khác thực hiện các quyền chủ quyền hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Liên quan Biển Đông, báo cáo về chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, mà Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hồi đầu tháng 11, đã chỉ rõ bản đồ “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông là vô căn cứ và phi pháp.Dự luật trên cũng khẳng định Mỹ cần yêu cầu Trung Quốc không tiếp tục theo đuổi các tuyên bố chủ quyền phi pháp hay quân sự hóa ở khu vực tranh chấp.Không chỉ vạch ra các quan điểm, dự luật trên còn nhấn mạnh các hành động cần thiết mà Mỹ nên thực thi. Trong đó, Washington phải đáp trả các hành động khiêu khích từ Bắc Kinh bằng các hành động tương xứng, nhằm ứng phó các hành vi phá hoại an ninh khu vực.

Bài Liên Quan

Leave a Comment