Trung Đoàn 44 trong Mùa Hè Đỏ Lửa ở Kontum

Trung Đoàn 44 trong Mùa Hè Đỏ Lửa ở Kontum

Thứ Tư, 27 Tháng Mười Một 2019

Ngô Văn Xuân

Trung tá Ngô Văn Xuân xuất thân khóa 17 trường Võ Bị Quốc gia Đà Lạt đã từng giữ chức vụ Đại đội trưởng Trinh sát thuộc Trung đoàn 11 Sư đoàn 7 Bộ binh, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 44 của Sư đoàn 23 Bộ binh, Trưởng phòng Hành quân Sư đoàn 23 và cuối cùng là Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 44 Sư đoàn 23. Trong chiến đấu, ông đã 3 lần bị thương và sau khi VC chiếm miền Nam, ông đã bị đi cải tạo 13 năm. Ông đến Hoa Kỳ theo danh sách HO vào tháng 4/1992 và hiện đang cư ngụ tại vùng Bắc California.

\"Komtum

”Mùa Hè Đỏ Lửa” trên vùng Cao nguyên mới đó mà đã 24 năm. Lửa chiến trường bây giờ đã nguội lạnh. Những chiến sĩ trẻ tuổi nhất của chiến trường lúc ấy, bây giờ cũng đã bước vào tuổi tứ tuần. Những cấp chỉ huy của mặt trận lúc ấy, sau bao thăng trầm dâu biển, giờ đây số còn sống sót cũng chẳng là baọ Đã có nhiều cuốn sách, hồi ký của nhiều tác giả viết về trận đánh mang tính quyết định này. Có người đã nhìn diễn tiến của trận chiến đó từ những góc độ khá cao, thậm chí có khi đã tường thuật 1 cách dửng dưng như 1 khán giả ngồi xem trên khán đài. Nhưng dầu sao, cũng còn nhiều khía cạnh đặc biệt của các trận chiến đó mà những người ngoại cuộc không thể thấy rõ hết đượcReport this ad

Đôi khi tôi muốn kể lại diễn biến thực sự của trận đánh mà chính mình tham dự cùng với các chiến hữu của mình, nhưng tôi nghĩ rằng tôi không phải là 1 nhà sử học và cũng không phải là 1 nhà văn, nên cứ ngại ngùng về sự trình bày. Hôm nay, nhìn mọi người đang vui xuân ở quê người, bỗng dưng tôi thấy lòng nao nao khó tả khi nhớ đến các đồng đội chia ngọt xẽ bùi, vào sinh ra tử với mình, trong số đó, phần lớn đã nằm xuống trong lòng đất, một sốcòn lại đang sống cơ cực ở một nơi nào đó trên quê hương, chỉ có một số ít may mắn tìm được đất mới, nhưng cuộc sống chưa có gì là khả quan.

Chẳng mấy chốc, thêm một tháng 5 trên quê ngườị Mùa hè ở nơi đây dịu dàng hơn, không hẳn chỉ do nơi khí hậu tốt lành mà còn bắt nguồn từ việc được hít thở không khí tự do, điều mà các bạn bè, chiến hữu của tôi đã và đang xả thân chiến đấu để tìm cho được. Nhớ tới những chiến hữu đã nằm xuống trên chiến trường Kontum vào những ngày “Mùa Hè Đỏ Lửa” là động lực duy nhất khiến tôi vùng dậy, ngồi viết bài này.

1. DIỄN TIẾN TÌNH HÌNH

Sư đoàn 23 Bộ binh gồm 3 Trung đoàn 44, 45 và 53. Các Trung đoàn này được phối trí trên lãnh thổ khu 23 chiến thuật bao gồm các tỉnh Đắc Lắc, Phú Bổn, Tuyên Đức, Quảng Đức, Lâm Đồng, Phan Thiết, Phan Rang, Khánh Hòạ Do tình hình của từng địa phương, các Trung đoàn được bố trí như sau: Trung đoàn 45, hậu cứ đóng tại Ban Mê Thuột, trách nhiệm hành quân khu vực Đắc Lắc, Phú Bổn, Quảng Đức. Trung đoàn 53, hậu cứ đóng tại Bảo Lộc, trác nhiệm hành quân trên lãnh thổ các tỉnh Lâm Đồng, Truyên Đức. Trung đoàn 44, hậu cứ đóng tại Sông Mao, trách nhiệm khu vực Phan Thiết và Phan Rang. Tuy nhiên, tùy theo tình hình đòi hỏi, trong các chiến dịch lớn phối hợp nhiều đơn vị thì các Trung đoàn này di động phối hợp tác chiến chung với Trung đoàn kia trong cùng một chiến dịch.

Sau vụ Tổng Công Kích Mậu Thân 1968. Những lực lượng đýa phương bao gồm các du kích, chủ lực tỉnh, chủ lực miền và thành phần cơ sở của CS bị tiêu diệt gần hết. Riêng tại lãnh thổ thuộc tỉnh Phan Thiết, trực thuộc Quân khu 7 của Tướng Nguyễn Văn Ngàn của CS, tình hình càng bi đát hơn. Những cố gắng cuối cùng trong cơn hấp hối, với các cuộc tấn công thí mạng vào Sông Mao, và các cuộc phục kích trên quốc lộ 1 trên đoạn Lương Sơn tới chân núi Tà Dôm trong tháng 8, 9 và 10 trong nă 1970 của 2 Tiểu đoàn chủ lực miền 481 và 482 là dấu chấm cuối cùng trong lịch sử thành lập các đơn vị nàỵ Tình hình càng bi thảm hơn khi lực lượng Hoa Kỳ bao gồm Tiểu đoàn 3 thuộc Lữ đoàn 506 Nhảy dù yểm trợ trực tiếp cho 1 đại đội cơ giới công binh có gần 20 máy ũi cỡ lớn khai quang quốc lộ 1, 1 đoạn dường băng ngang mật khu Lê Hồng Phong. Cũng trong thời gian này, Đại tá Ngô Tấn Nghĩa, 1 người rất thành công trong chiến dịch bình định phát triển của mình, đã tách được các lực lượng cơ sở của CS và vô hiệu hóa được các cơ sở nàỵ Điều này đã được báo cáo về trung ương và TT Thiệu đã xác minh bằng chính những cuộc di chuyển bằng xe Jeep vào ban đêm trên đoạn đường từ Phan Thiết đi Phan Rang, 1 điều mà chỉ một hai năm trước đó không thể thực hiện được.Report this ad

Do diễn biến tình hình thuận lợi như thế, Bộ Tư lịnh Quân đoàn 2 đã quyết định điều động 2 Tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 44 lên Pleiku làm lực lượng trừ bị cho Quân đoàn.

Tháng 7/1971, Chiến đoàn A/44 được thành lập. Thành phần gồm 2 Tiểu đoàn 1 và 2, BCH nhẹ Trung đoàn do tôi chỉ huỵ Chiến đoàn di chuyển lên căn cứ Hàm Rồng ở Pleiku nhận lệnh rồi sau đó đi An Khê, phối hợp hành quân với Thiết đoàn 3 Thiết giáp. Tháng 11/1971, tình hình chiến trương Cao nguyên sôi động hẳn lên. Những trận đánh đẫm máu đã xảy ra giữa CS với các lực lượng của ta gồm có Sư đoàn 23 Bộ binh, Biệt động quân, Lực lượng đặc biệt, Địa phương quân…ở vùng 3 biên giới, trại Bạch Hổ, các căn cứ 5 và 6… BTL Quân đoàn 2 đã quyết định điều động toàn bộ Trung đoàn 44 còn lại tại Sông Mao trực chỉ Pleiku. Có lẽ cũng cần nhấn mạnh đến 1 điều là lợi dụng tình hình thuận lợi trong năm 1971 đến tháng 9/1971, Trung đoàn 44 đã được xử dụng làm thí diểm cho chương trình “Chân Trời Mới” của Bộ Tổng Tham Mưu, nhằm tái bổ sng và huấn luyện để tạo cho Trung đoàn 1 khả năng tác chiến mới. Điều này đã đạt được kết quả là khi được điều động lên Cao nguyên, Trung đoàn 44 là 1 Trung đoàn có thực lực tương đối mạnh cả về quân số lẫn khả năng tác chiến. Hơn nữa, sự chiến thắng liên tiếp qua các trận đánh trong 2 năm 1970 và 1971 đã tạo ho Trung đoàn 1 tinh thần quyết thắng. Ngoài ra, trong thời gian đồn trú tại An Khê, Trung tá Trần Quang Tiến, Trung đoàn trưởng, đã có dịp để tuyển lựa ra 1 số binh sĩ tinh nhuệ và huấn luyện cho các chiến sĩ này khả năng sử dụng B40 và B41 (1 loại súng chống chiến xa khá hữu hiệu của khối CS).

2. TRUNG ĐOÀN 44 THAM GIA TRẬN ĐÁNH

Cuối tháng 3/1972, Chiến đoàn A/44 di chuyển đi Pleiku, thay thế nhiệm vụ của Trung đoàn 45 đang mở quốc lộ 14, đoạn đường từ Pleiku đi Kontum. Tôi còn nhớ rất rõ cái ngày kinh hoàng này. 5 giờ sáng, binh sĩ các tiểu đoàn 1 và 2 đã được báo thức dể chuẩn bị lên xe sẵn sàng di chuyển. Trung tâm Hành quân của Quân đoàn báo cho biết, căn cứ 42 (1 căn cứ hỏa lực, cách Kontum khoảng 7km về phía Bắc, nằm sát bên quốc lộ 14), hiện vẫn còn đang bị đặc công CS tấn công!Report this ad

8 giờ sáng, Chiến đoàn di chuyển. 10 giờ 30, đoàn xe đến vị trí. Tiếng báo cáo của Dại úy Đặng Trung Đức, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/44 qua ống liên hợp làm tôi ngạc nhiên :”Báo cáo Bá Hòa (danh hiệu truyền tin của tôi), tình hình trong căn cứ sao thấy kỳ cục quá!”. Tôi ra lịnh cho chú lái xe vượt qua đoàn xe tiến lên phía trước. Vừa đến cửa căn cứ, tôi thấy Đức đứng xớ rớ nói chuyện với 1 sĩ quan thuộc Trung đoàn 45. Mùi khói củ thuốc súng và các vật dụng bằng gỗ đang cháy ngún, mùi khét của thịt người, mùi tanh của máụ..hoà huyện với nhau cho biết có một cuộc chiến vừa mới diễn ra nơi đây. Quan sát chiến trường, tôi nhận ra những xác chết đang nằm ngổn ngang gồm đủ loại, từ binh chủng Nhảy dù, Trung đoàn 45, Địa phương quân, Nghĩa quân, Pháo binh, gia đình binh sĩ…đến xác các đặc công CS. Bất chợt, tôi găp lại Thiếu tá Huỳnh Ngọc Anh, Trung đoàn phó Trung doàn 45, một bạn thân của tôi. Anh ta liền cho tôi biết căn cứ của anh bị đặc công CS tấn công vào lúc 2 giờ đêm qua, mãi tới 5 giờ sáng tiếng súng mới chấm dứt. Cuộc kiểm tra được khởi sự từ 8 giờ dến giờ, số tổn thất vẫn chưa xác định chính xác.

Đến 2 giờ chiều, công việc bàn giao mới xong. Chiến đoàn nhận trách nhiệm mở đường và chịu trách nhiệm an ninh lộ trình cho đoạn quốc lộ 14 từ Pleiku đi Kontum.

Trong gần 1 tuần lễ tại đây, tình hình không có tiến triển nào đáng kể. Dãy đồi đá Chu Pao nằm kề sát bên quốc lộ là một dãy những vách đá dựng. Trung đoàn 95 đặc công CS bố trí thành từng đám nhỏ trong các hang và vách đá trải dài theo quốc lộ hơn 5km, chốt chặt con đường lại. Đơn vị chúng tôi bị cầm chân ở phía Đông quốc lộ 14, không tiến lên được. Những cuộc chạm súng qua lại thường ở cấp độ tiểu đội, giành giựt nhau từng tấc đất, vách đá.

Sáng ngày 12/5/72, Chiến đoàn nhận được lệnh rời bỏ khu vực hành quan di chuyển đi Kontum. Tôi thở ra nhẹ nhõm. Dù chỉ mới có hơn tuần lễ chơi trò đánh du kích giựt chốt này, bứt chốt nọ, tôi cảm thấy hơi chán nản. Chúng tôi chờ đợi những cuộc hành quân mang tính tiến công hơn là những cuộc tranh giành từng vị trí chiến đấu mà tôi đã từng trải qua khi còn là 1 Đại đội trưởng Trinh sát hay Tiểu đoàn trưởng.Report this ad

4 giờ chiều cùng ngày, tôi trở về Phòng 3 Quân đoàn để nhận kế hoạch di chuyển chi tiết. Tại đây tôi đã gặp Đại tá Lê Quang Bình, Tham mưu trưởng Quân đoàn và được biết đơn vị của tôi sẽ được chở bằng phi cơ C.130 đi Kontum vào đêm nay.

11 giờ, toàn đơn vi có mặt tại phi trường Phượng Hoàng. Tại đây, chúng tôi lại được thông báo thêm 1 tin mới: Phi trường Kontum hiện đang nằm trong tầm pháo của CS, phi cơ sẽ hạ cánh theo ánh đèn hướng dẫn của toán chuyên viên phi trường trên phi đạọ Ngay khi bánh xe ngừng lăn, cửa phi cơ sẽ mở rộng và các binh sĩ sẽ phải chia làm 2 hàng chạy thật nhanh ra khỏi phi cơ và phi đạo để tránh phá! Nhưng cũng lưu ý là không được chạy ra quá phi đạo 50 m vì phía ngoài phi đạo có gài mìn chống chiến xa!

Bộ chỉ huy của Chiến đoàn và tôi đi theo chuyến phi cơ đầu tiên, vì tôi muốn nắm được tình hình cụ thể để có thể có những xử trí thích ứng khi cần.

Chiếc phi cơ Hercules C.130 chở gần 100 người cất cánh lúc 11 giờ 30 đêm ấỵ Trời cao nguyên trong tháng đầu hè đày sao lóng lánh trên bầu trời đen xanh thăm thẳm. Khó ai có thể tin được trong cái im lặng thanh khiết ấy sẽ hứa hẹn những cuộc thư hùng đẫm máu chỉ không đầy 24 tiếng đồng hồ sau.

10 phút sau khi cất cánh, phi trường Kontum đã hiện ra trong những ánh chớp của những máy beacon của toán chuyên viên hướng đạo. Chiếc phi cơ hạ thấp dần và đáp rất gọn xuống phi đạo trong đêm tối, chạy đến cuối đường bay, trở đầu, mở cửa. Chúng tôi phân tán rất nhanh qua 2 bên đường trong im lặng. Phi cơ lại rú mạnh và bốc lên cao hướng về lại phía Pleiku. Tất cả cuộc di chuyển, lên xuống không đầy 15 phút cho mỗi chuyến. Đức theo chuyến bay thứ 2. Tôi yêu cầu Đức ở lại tiếp tục theo dõi cuộc vận chuyển. Lệnh từ BTL Sư đoàn cho biết, sẽ có 1 chiếc xe Jeep ra đón tôi vào trình diện Đại tá Tư lịnh Sư đoàn.

Viên sĩ quan tùy viên đưa tôi vào 1 căn nhà xây kiểu như 1 văn phòng công sở thường, chung quanh có 1 lớp rào kẽm gai sơ sài. Sau đó tôi được hướng dẫn vào gặp vị Tư lịnh, lúc đó là khoảng 1 giờ sáng ngày 13/5/1972.Report this ad

\"tl-tru1\"/


Đại Tá Lý Tòng Bá (1972)

Đại tá Lý Tòng Bá, Tư lịnh Sư đoàn, mặc áo thun trắng, quần trận màu xanh. Sau cái bắt tay xã giao, ông kéo tôi ngồi chung trên chiếc giường sắt quân đội được kê giữa phòng. Ông hỏi qua tình hình đơn vị, tinh thần binh sĩ, rồi ông đứng lên, kéo tôi xuống Trung tâm Hành quân nói sơ lược tình hình, diễn biến các kế hoạch của Sư đoàn, sau đó ông giao nhiệm vụ. Tại đây tôi được biết, toàn bộ Trung đoàn 44 sẽ tiếp tục lên trong ngày 13. Nhiệm vụ trước mắt của chúng tôi là bố trí thay thế 1 Liên đoàn Biệt động quân trên tuyến phòng thủ hướng Tây Bắc cách tỉnh Kontum khoảng 5 km.

Tôi trở lại phi trường Kontum, họp hành quân với Đặng Trung Đức, Tiểu đoàn trưởng Tiểu doàn 1/44 và Nguyễn Xuân Phán, Tiểu đoàn trưởng của Tiểu đoàn 2/44. 6 giờ 30 sáng, những tia sáng mặt trời chưa đủ để soi rõ thành phố đang ngái ngủ thì có tiếng nổ “ùynh, oàng, ùynh, oàng…”, 2 trái hỏa tiển 120 ly của CS rót thẳng vào phi trường từ hướng Đông Bắc. Rất may là cả 2 đều nổ gần trạm Tiếp Liên vắng người nên không gây tổn thất. Tôi cho lệnh Đức và Phán kéo quân ra khỏi phi trường, đi bộ dọc theo quốc lộ 14 lên hướng Bắc thi hành nhiệm vụ. Cuộc chuyển quân và phối trí quân cứ tiến hành nhịp nhàng như thế cho đến 5 giờ chiêu thì hoàn tất. Trung tá Tiên cùng Bộ chỉ huy Trung đoàn cũng đã lên đầy đủ cùng 2 Tiểu đoàn 3 và 4.Report this ad

Trung đoàn 44 dược phối trí như sau :

Ba Tiểu đoàn 1, 2 và 3 trải dài theo hình cánh cung trên tuyến phòng thủ dài gần 4km, phía Tây giáp nhánh sông Dap Kron (?), phía Đông giáp quốc lộ 14. Phía phải quốc lộ là Trung đoàn 45. Lùi về phía sau tuyến phòng thủ khoảng 2km là đòi tròn, BCN Trung đoàn đóng tại đâỵ Tiểu đoàn 4/44 và Đại đội 44 Trinh sát là lực lượng trừ bị.

6 giờ chiều, Trung tá Tiến cùng tôi đi kiểm tra tuyến phòng thủ của các Tiểu đoàn 1, 2 và 3. Tại vị trí BCH cũ của đởn vị Biệt động quân vừa bỏ đi, chúng tôi vừa bước vào hầm hành quân thì cùng lúc pháo binh CS bắn tới. Những khẩu pháo này được đặt ngay tại Eo-Gió, 1 vị trí cách chúng tôi chừng 3km hướng Bắc, trực xạ vào chúng tôị Cuộc bắn phá này kéo dài chừng 20 phút. Những cột ăng-ten bật tung, khói bay mịt mù, trời sập tối. 8 giờ tối hôm ấy, chúng tôi được BTL Sư đoàn cho biết có nhận được điện văn của CS báo cáo đã diệt gọn Chỉ Huy Sở 44!

12 giờ đêm điện thoại reo, Trung tá Hiếu điện đàm cùng Đại tá Tư lịnh Sư đoàn. Đại tá Tư lịnh cho biết đã bắt được mật lịnh tấn công của CS vào 5 giờ sáng hôm sau, yêu cầu Trung đoàn chuẩn bị sẵn sàng đối phó.. Tất cả Trung đoàn được báo thức. Hầm hố cá nhân được lịnh phải tu bổ lại, cũng cố thêm để có thể chịu đựng được các cuộc pháo kích nặng trong chiến thuật tiền pháo hậu xung của địch.

Không khí oi bức của mùa hè Cao nguyên, cái ngột ngạt của sự chờ đợi, cái căng thẳng sẵn có kéo dài nửa tháng naỵ..làm cho chúng tôi càng không ngủ được. Đêm im lặng lạ thường. Cái im lặng chứa chất những mưu toan, thủ đoạn của cả 2 phía. Nằm trên chiếc poncho bên cạnh miệng hầm, tôi ngước nhìn bầu trời đầy saọ Tôi cố tìm trong giải ngân hà hằng hà sa số sao kia một ánh sao sa, để kịp nói lên 1 điều ước: Cuộc chiến hãy mau khởi sự để chấm dứt cuộc chờ đợi khốn nạn này.

3. TRẬN ĐÁNH MỞ MÀNReport this ad

Những tiếng pháo gầm rú như giận dữ sau 1 thời gian bị bắt buộc chờ đợi. Tiếng điện đàm từ các hệ thống máy truyền tin gọi nhau ơi ớI. Tiếng nói như có vẻ hơi mất bình tĩnh của Đức:”Báo cáo Bá Hòa, địch bắt đàu tấn công chúng tôi”. Tiếng nói lúc nào cũng lạnh lùng bình thản của Phán:”Báo cáo Bá Hòa, có 3 chiếc tăng đang di chuyển về hướng tôi!”. Lúc đó là 5 giờ 20 sáng ngày 14/5/72.

Sau gần 30 phút pháo kích liên tục trên tuyến phòng thủ của các Tiểu đoàn 1, 2 và 3, những loạt đan pháo chuyển xạ về hướng chúng tôi để hổ trợ cho các cuộc xung kích của bộ binh và chiến xa của địch. Cuôc tấn công mang đầy tính chính quy sách vở mà tôi đã được huấn luyện cách đó 12 năm, nhưng mới chỉ được chứng kiến lần đàu.

Chúng tôi xử dụng các hàng rào cản pháo binh hỗ trợ tuyến phòng thủ, các phi cơ quan sát theo hương điều động của địch. Một phi đội trực thăng có trang bị đặc biệt hỏa tiển TOW cũng có mặt tại mặt trận không lâu sau đó.

6 giờ 15, tiếng báo cáo của Đức vang trong máy:”Báo cáo Bá Hòa, chúng tôi rang được 2 con cua rồi!”. Tiếng của Phán:”Báo cho Bá Hòa biết là tôi bắt được 1 con cua sống, 1 con bị rang muối còn 1 con chạy lủi về hướng Bắc, xin Bá Hòa cho Sao Mai (danh hiệu của phi cơ quan sát) nó biết nó thit luôn cho rồi!”. Tôi cũng chẳng chờ đợi lâu, tiếng phi công vui vẻ:”Hồng Ngọc (danh hiệu của Phán) yên chí, tôi thấy nó rồi, tụi nó đang chạy cát bụi mịt mù kia rồi…”. 3 chiếc trực thăng võ trang được gọi đến kịp thời. Những con cua của Trung đoàn 2 Thiết giáp CS sau khi dội ngược trước bức tường thép, cũng chịu chung số phận hẩm hiu như đòng đội.

Đến 10 giờ, tiếng súng lớn thưa thớt dần, tiếng súng nhỏ cũng chỉ còn rời rạc. Trên bầu trờ quang đãng lúc ấy chỉ còn vần vũ 2 phi tuần khu trục phản lực Standby. Báo cáo sơ khởi, trên tuyến phòng thủ của Trung đoàn 44, địch bỏ lại 5 xe tăng T54, 1 bị bắt sống. Khoảng hơn 100 xác đých nằm rải rác trên tuyến kéo dài trên 4km. Bên ta khoảng 50 bị hy sinh và bị thương, trong đó có 2 Đại đội trưởng. Và điều khôi hài là trong 5 chiếc xe tăng bị bắn cháy ấy, có tới 2 chiếc là do súng B40 của các toán diệt tăng của ta. 7 tù binh, trong đó có 2 bị thương, được giao giải ngay về BTL Sư đoàn khai thác. Cuộc hưu chiến bất đắc dĩ kéo dài không lâu, 2 giờ 15, địch phát động cuộc tấn công thứ hai vào phòng tuyến của ta. Súng đạn các loại lại được dịp thi nhau lên tiếng. Máy bay gào thét, nhào lộn lên xuống liên tục trên hậu tuyến địch.. Nỗ lực của địch đã được Trung đoàn 44 đáp ứng xứng đáng. Thêm 3 xe bị bắn cháy trên tyến, 50 xác địch quân để lạị Tiếng súng tạm ngưng vào lúc 5 giờ chiều, rồi lại trở lại vào lúc 7 giờ tối. Trong suốt ngày 14/5/72, CS đã tung ra 3 cuộc tấn công vào phòng tuyến của ta và đều bị đẩy luị Nếu tính chung cả số chiến xa do không quân bắn cháy, chỉ trong ngày hôm ấy, Trung đoàn 2 Thiết giáp của CS mất đi 15 xe.Report this ad

Màn đêm trùm xuống trận địa màu tang tóc, lẫn trong mùi khói của cỏ khô trên những vạt đất còn ngun thuốc súng, lập loè những tia lửa dang dở của các đám cháy nhỏ nằm rải rác khắp chiến trường. Vẫn có mùi tanh của máu, mùi khét của thịt da ngườị Tất cả quyện lại với nhau, tạo nên cái mà người ta thường gọi là tử khí.

Những cung từ của tù binh khiến cho ta nắm được đội hình tấn công của địch. Trung đoàn 44 đang trực diện với mũi tấn công chính của 2 Trung đoàn 48 và 64 trực thuộc Sư đoàn 320 thép của CSBV. Sư đoàn này là 1 trong 2 Sư đoàn khét tiếng là tinh nhuệ và chủ công của CS. Sư đoàn kia là 308. Từ nhiệm vụ là lực lượng tổng trừ bị của CSBV, 2 sư đoàn này đã được tung vào chiến trường miền Nam dể thay thế các đơn vị đã bị tổn thất nặng nề, mất khả năng tác chiến. Sư đoàn 320 đã xuyên thủg tuyến phòng thủ của Sư đoàn 22 Bộ binh VNCH trên chiến trường Tân Cảnh ở vùng Tam Biên, và cũng đã phải trả một giá khá đắt cho thành quả này của họ. Điều này được giải thích bằng sự tái tổ chức và trang bị, mất khá nhiều thời gian nên tốc độ cuộc tiến quân bị chậm đến gần 1 tháng, kể từ sau khi họ chiếm được Tân Cảnh. Sáng ngày 15/5/72, cũng vẫn màn dạo đầu là loạt pháo dọn đường, sau đó là bộ binh xung phong, 2 Trung đoàn 48 và 64 của Sư đoàn 320 CSBV tiếp tục cuộc xuyên phá tuyệt vọng của họ. Các chiến sĩ thuôc Trung đoàn 44 vẫn bình tĩnh, lạnh lùng quyết liệt chống trả. Đặc biệt trong lần tấn công đầu ngày này, không có sự hỗ trợ của chiến xa nữạ Điều này ch+’ng tỏ lực lượng xung kích bằng thiết giáp của họ đã chịu những tổn thất thực sự nặng nề.

Buổi trưa cùng ngày, 1 mũi tấn công của họ đã chiếm được 1 số vị trí tiếp giáp giữa 2 Tiểu đoàn 1 và 3. Đại tá Trung đoàn trưởng (đã được đặc cách gắn tại mặt trận buổi trưa ngày 14/5/72 do Thiếu tướng Toàn, Tư lịnh Vùng, và cố vấn Paul Vann), đã quyết định tung luôn tiểu đoàn trừ bị 4/44 vào chiếm lại khu vực nàỵ Phải mất gần 4 tiếng đồng hồ, Đại úy Võ Anh Tài, Tiểu đoàn trưởng, mới báo cáo hoàn tất nhiệm vụ. Kể từ lúc đó, lực lượng trừ bị của Trung đoàn chỉ còn lại 1 Đại đội Trinh sát.

8 giờ tối, Đại tá Tư lịnh Sư đoàn điện thoại trực tiếp với Đại tá Tiến, thông báo 1 quyết định táo bạo của ông. Sư đoàn sẽ sử dụng hộp bom trải thảm (Box B52) để tiêu diệt lực lượng địch đang áp sát tuyến phòng thủ của ta để tránh bị tiêu diệt bằng hỏa lực phi pháọ Mỗi Box B52 có diện tích 3 km2, số bom được thả xuống cho mỗi tấm thảm này gồm nhiều loại, từ 100 – 500 pound, đủ sức tiêu diệt hầu hết các sinh vật nằm trong thảm. Dù bom được thả theo sự hướng dẫn của các công cụ điện tử nên bom rơi vào các vị trí khá chính xác, nhưng qui luật an toàn vẫn đòi hỏi đơn vị bạn phải nằm cách thảm bom tối thiểu 500m theo hướng thẳng góc với chiều bay của B52 và 2km với hướng baỵ Trong khi khoảng cách giữa ta và địch lúc đó chỉ vỏn vẹn có 20-30m, thậm chí có những vị trí còn gần hơn thế nũạ Đại tá Tư lịnh Sư đoàn chỉ thị các đơn vị của Trung đoàn phải bí mật rời khỏi vị trí phòng thủ 300m về phía sau, núp theo con suối cạn 2 phút trước khi máy bay B52 đến trải thảm. Lệnh được ban ra qua điện thoại để bảo mật hoàn toàn. 12 giờ 2 phút, vừa kịp nghe tiếng ù ù của máy bay, thì đã có tiếng ục ục của bom rơi! Những tiếng nổ long trời lở đất, kèm theo những chấn động rung chyển mặt đất, mọi ngươi đều cảm thấy tức ngực đến ngộp thở, dù rằng vị trí của chúng tôi lúc đó cách xa thảm bom 2 km!Report this ad

Quyết định táo bạo này đã mang đến 1 kết quả không ngờ : Biệt đội tình báo kỹ thuật của Sư đoàn nghe lén được những điện khẩn của các đơn vị CS kêu nhau ơi ớị.. Một số chỉ huy sở biệt vô âm tín, trong đó có BCH Trung đoàn 48 đang nằm đối mặt với Tiểu doàn 2/44.

Tình hình trở lại yên tĩnh từ dêm 16-20/5/72.

Tính ra hầu như toàn bộ Trung đoàn 44 đã không ngủ gần 1 tuần lễ liên tiếp, hay nói cho chính xác hơn, không được phép ngủ trong suốt thời gian ấỵ Thêm vào đó là những tổn thất không thể tránh được sau 1 tuân lễ giao tranh. Trung đoàn cần được nghỉ ngơi, BTL Sư đoàn quyết định đưa Trung đoàn 53 ra thay thế., Trung đoàn 44 trở về làm trừ bị cho Sư đoàn. 2 Tiểu đoàn 1 và 2 được đưa ra nghỉ ngơi tại bờ sông Dap La, trong khu dân cư của BCH Trung đoàn, Tiểu đoàn 4 và Đại đội Trinh sát trở về đồn trú tại BTL Biệt khu 24.

So ra sau 1 tuần trằn trọc bên chiến hào, nằm cận kề địch quân, đêm đầu tiên được ngủ trong 1 doanh trại kiên cố khiến cho tôi cảm thấy hạnh phúc hơn bao giờ hết. Tôi ngả lưng trên ghế bố trong Trung tâm Hành quân và…lịm đị

4. TRẬN ĐÁNH ĐỢT HAI

Cuộc vui nào cũng qua mau, người ta thường nói như thế. Điều này lại càng đúng cho chúng toi hơn bao giờ. Cuộc dưỡng quân chưa tròn 2 ngày thì chiều 22, Đại tá Trung đoàn trưởng và tôi được qua trình diện Đại tá Tư lịnh Sư đoàn để nhân lịnh mớị Vị Tư lịnh kêu chúng tôi xuống Trung tâm hành quân Sư đoàn. Với vẻ mặt đăm chiêu, ông ôn tồn nói :”Tôi biết Trung đoàn còn rất mệt, các anh đáng lý cần dược xả hơi thêm vài ngày nữa, nhưng tình hình đang có những diễn tiến mớị Sư đdoàn 320 đã kiệt quệ hẳn, không còn khả năng hành quân nữạ Tuy nhiên, chúng ta đã nhận được những tin tức khá chính xác về 1 kế hoạch mới : Tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lịnh Mặt trận B3, quyết định tung ra nỗ lực cuối cùng bằng 1 cuộc tấn công mới với Sư đoàn 2 Sao Vàng được điều từ Tam Quang và Bồng Sơn lên, phối hợp với Sư đoàn 968 mới được bổ sung và thành lập bởi các đơn vị chính thống của Mặt trận. Cố vấn John Paul Vann yêu cầu chúng ta mở 1 cuộc phản công bằng tấn công vào sau lưng địch. Tôi đã trình bày cho ông ta biết thực trạng của chúng ta, nhưng ông ấy đã áp lực bằng cách nêu điều kiện chỉ tiếp tục yểm trợ hỏa lực B52 nếu chúng ta tổ chức 1 cuộc hành quân như thế! Rồi ông quay qua phía tôi vỗ vai nói :”Tao biết chú mày không mấy vui về quyết định này, cũng như chính tao vậy! Chúng ta không có sự lựa chọn nào khác. Tao tin tưởng ở chú em và hy vọng là chú em sẽ hoàn thành được sứ mạng này”. Đại tá Tiến và tôi nhìn nhau không nóị Đúng hơn là không được phép nói không.Report this ad

7 giờ sáng ngày 23/5/72, tôi và 2 tiểu đoàn 1 và 2/44 tham gia cuộc hành quân phản công nàỵ Trong các cuộc hành quân quan trọng, tôi vẫn có thói quen sử dụng 2 đơn vị này vì nhiều lý do riêng tự Thứ nhất, cả Đức và Phán đều xuất thân từ khóa 19 Đà Lạt, là khóa đàn em do chính khóa 17 chúng tôi huấn luyện, nên ngoài hệ thống quân giai của Quân đội, giữa chúng tôi còn có tình đồng trường truyền thống. Thứ hai, 2 tiểu đoàn này đều là 2 tiểu đoàn có nhiều thành tích nhất trong Trung đoàn, có tổ chức cán bộ chặt chẽ và tinh thầ chiến đấu khá caọ Sau ít phút thảo luận, tôi, Phán và Đức đã đồng ý với nhau 1 số nguyên tắc :

– Mỗi tiểu đoàn chỉ lựa ra khoảng 150 binh sĩ, sĩ quan và hạ sĩ quan có tinh thần và sức khoẻ tốt.
– Tất cả súng cộng đồng đều bỏ lại hậu cứ.
– Quân trang quân dụng mang tối thiểu, gọn nhẹ, dễ xoay xở.

Chiến đoàn đặc nhiệm của chúng tôi sẽ được trực thăng vận vào sau lưng phòng tuyến địch từ 10-15 km, sau đó sẽ mở cuộc càn quét địch từ hướng Bắc xuống Nam, lấy trục đường 14 làm chuẩn, hướng về phía Kontum. Phi đoàn 263 của Thiếu tá Quang nhận nhiệm vụ hành quân phối hợp với chúng tôị

Khi bước lên máy bay chỉ huy C&C, tôi bàn cùng Quang hướng tiếp cận bãi đáp để đánh lừa địch. Đội hình của đơn vị bay theo trục đông tây, hướng về phía Trung Nghĩa, ra sát ven sông Dab Kron, rồi lên hướng bắc, đổi hướng tây đông, băng qua quốc lộ 14 và đáp xuông các bãi đáp trống trên các ngọn đồị Cuộc đổ quân hoàn tất lúc 9 giờ sáng, không có tổn thất. Tôi chia dơn vi làm 2 mũi, Tiểu đoàn 1 cập theo quốc lộ 14, Tiểu đoàn 2 dọc theo đường đỉnh cách quốc lộ 1 km, tôi đi theo Tiểu đoàn 2.

Ngay khi xuống bãi đáp, chúng tôi đã chạm trán ngay với các toán hậu cần và thông tin liên lạc của địch. Trên đoạn đường khoảng 3 km di chuyển dầu tiên, ít nhất chúng tôi cũng đã tiêu diệt được hơn 1 tiểu đội địch đi lang thang kéo giây điện thoại hoặc gánh cơm tiếp tế..Report this ad

12 giờ, chúng tôi còn cách thị xã Kontum 10 km. Nhìn về hướng thị xã, khói lửa ngút trời, tiếng pháo nổ dồn dập tưởng chừng như không bao giờ dứt. Trong hệ thống thông tin nội bộ của Sư đoàn, tôi nghe tiếng của các đơn vị báo cáo bị CS pháo kích kêu liên tục. Trong cái huyên náo ồn ào đó, từ khắp hướng, những chiếc phản lực cơ nhào lộn thả bom lên xuống tấp nập không kém. Sau này tôi mới được biết, nội trong ngày 23/5/72, Kontum đã chịu 1 ngày ăn nhiều đạn pháp nhất, gần 2000 quả đạn trải rộng trên 1 diện tích không đầy 10 km2! 1 giờ trưa, tôi nhận được lệnh trực tiếp từ Mặt Trờị Tiếng Đại tá Tư lịnh vang lên trong máy :

– Bá Hòa, đây là Mặt Trời đây, anh nghe tôi rõ không?
– Tôi nghe Mặt Trời 3/5, có gì Mặt Trời nói đị
– Đây là Mặt Trời, tôi lệnh cho anh phải về nhà trước chiều nay để gặp gia đình anh, bằng mọi giá, anh nghe tôi rõ không?
– Tôi nghe rõ.
– Tôi lặp lại là bằng mọi giá, anh nghe rõ không?
– Tôi nghe rõ rồi, bằng mọi giá, phải không, Mặt Trời?

Tôi nói lại cho Đức và Phán cái lệnh quái ác nàỵ Bằng mọi giá, chúng tôi phải đạp lên đầu cái phòng tuyến hung hiểm ủa địch đang nằm đối diện với Trung đoàn 45 để trở vào Kontum, nơi mà cũng chỉ sáng nay thôi, chúng tôi cũng từ vừa trong đó đi ra! Tôi ra lệnh dừng quân, lấy sức, ăn trưạ 2 giờ, chiến đoàn mở cuộc phản kích từ phía sau, leo qua đầu địch trở về thành phố.

Khoảng 6 giờ, toàn đơn vị căng hàng ngang, mở hỏa lực và lao vao tuyến địch đang phòng ngự hướng vào Kontum. Cuộc chạm súng tương đối ngắn ngủị Không như dư liệu, một phần địch quân bị tiêu diệt ngay trên tuyến, một phần bỏ chạy về hướng tây bắc. Đại tá Tư lịnh Sư đoàn ra đón chúng tôi cách tuyến phòng thủ không xa, ngay trên quốc lộ 14. Điều an ủi lớn lao nhất cho tôi, trong cuộc hành quân này, chúng tôi chỉ bị tổn thất 1 sĩ quan và 13 binh sĩ, ngoài ra 5 người khác bị thương chúng tôi đều mang về được. Tôi chia tay Phán và Đức ngay cửa BTL Sư đoàn. Cả hai trở về bên bờ sông Dap La, còn tôi và chú em truyền tin, viên sĩ quan Ban 3, trở lại BCH Trung đoàn 44.
5. TRẬN ĐÁNH ĐỢT BAReport this ad

Tôi để nguyên giầy vớ, buông mình lên ghế bố nhà binh. Sau khi uống 1 ly nước đá và hút điếu thuốc, đầu óc tôi vẫn còn quay cuồng với những hình ảnh chết chóc vừa mới xảy rạ Hình ảnh của những đồng đội xả thân lao vào giặc, không ngại gian khó và hiểm nguy, không từ chối hy sinh…đã làm cho tôi vừa hãnh diện được là cấp chỉ huy của họ vừa áy náy về hình ảnh những đau thương mà gia đình, vợ con của họ phải gánh chịụ Trong suy tư ấy, tôi quên mất bản thân mình. Tôi cứ tưởng tôi là cấp chỉ huy thì thần chết không có quyền đụng tớị Thực tế, có biết bao nhiêu người nhận lãnh trách nhiệm chỉ huy như tôi đã nằm xuống như các chiến hữu khác. Súng đạn vô tình, tử sinh có số… Tôi thiếp di trong cơn mệt nhoài của thân xác. 5 giờ sáng ngày 24/5/72, tôi choàng thức giấc, tiếng súng đại bác 100 ly gắn trên chiến xa trực xạ nổ ầm đúng ngay trên hầm chỉ huy, xen kẽ giữa tiếng súng nhỏ nổ chát chúa ngay trong tuyến phòng thủ, tiếng la hét om sòm… Tôi nghe Trung úy Mạnh, Đại đội trưỏng Trinh sát 44, thất thanh trên vô tuyến : “Báo cáo Bá Hòa, địch đang tấn công vào chúng tôị..”.

Thế là thế naò nhỉ? Đại đội 44 Trinh sát đang phòng thủ chung quanh căn cứ của BCH Trung đoàn. Sát ngay bờ thành phía Bắc của căn cứ là Bệnh viện 2 Dã chiến, khoảng cách từ hầm chỉ huy ra đến tuyến phòng thủ chỉ khoảng 20m. Thế là thế nào?

Tiếng của Mạnh lại la bải hải trên máy :”Bá Hòa ơi, chúng tôi rang được 1 con cua rồi!”. BTL Sư đoàn quay điện thoại qua hỏi chuyện gì. Đại tá Tiến báo cáo Đại đội Trinh sát 44 vừa bắn hạ được 1 chiến xa CS, ngay bên kia hàng rào Bệnh viện 2 Dã chiến. Ai cũng ngỡ ngàng.

Chiếc chiến xa nã đạn đại bác 100 ly ngay trên nóc hầm chỉ huy của húng tôi nằm cách xa lối vào Trung tâm hành quân chừng 20 m. Đó là 1 chiến xa T.59 của Trung quốc chế tạo, cải tiến từ kiểu T.54 cũ hơn. Các chiến sĩ Trinh sát 44 mở nắp xe, lôi ra 3 xác CS đẫm máụ Trong đó có viên Đại úy tên Vinh, chức vụ Đại đội trưởng cơ giới, trước ngực đeo chiếc túi da đựng bản đồ và 1 lá cờ đỏ sao vàng có thêu hàng chữ “Đơn vị anh hùng”. Đại tá Tiến đã trao chiếc cờ bị xé rách bằng nhiều vết đạn, cây súng ngắn K.59, cùng túi đựng bản đồ cho Đại tá Tư lịnh Sư đoàn, khi ông qua thăm mặt trận tại đâỵReport this ad

Trời hửng sáng, trực thăng võ trang được kêu lên quan sát khu vực khuôn viên bệnh viện đã duợc di tản từ lâu trước đó, 3 chiếc thiết giáp khác chui vào nhà ẩn núp bị phát hiện và bị tiêu diệt bằng hỏa tiển TOW ngay sau đó. Đơn vị bô binh của CS tác chiến hợp đồng với chiến xa bị Đại đội trinh sát tiêu diệt gọn, gần 20 xác nằm rải rác trước tuyến phòng thủ. Mặt Bắc kể như tạm yên. Hướng cổng ra vào của BCH Biệt khu 24 quay về hướng Đông, cách 1 bãi cỏ hoang khoảng 50m, bên kia con đường đi vào cổng là khu gia binh, trại Thiết giáp… 1 Tiểu đoàn địch đang bố trí tấn công vào BCH Trung đoàn từ hướng đó. Thì ra địch đã lòn vào hướng Đông, Đông Nam, xuyên qua tuyến phòng thủ của các đơn vị Địa phương quân và Nghĩa quân thuộc Tiểu khu Kontum, đánh vào BTL Biệt khu 44 mà chúng đinh ninh là nơi trú phòng của BTL Sư doàn 23!

Sư đoàn gởi tới 1 tiểu đoàn của Sư đoàn 22 tăng viện và chi đoàn chiến xa để phối hợp tiêu diệt đơn vị này của CS. 2 giờ chiều, 1 phi tuần khu trục được gởi đến để yểm trợ cuộc tiến quân. Trong thế trận cài răng lược, cuộc oanh kích của các phi cơ trở thành 1 trò chơi vô cùng nguy hiểm. Phía Bắc là Trung đoàn 45, phía Đông là các đơn vị Địa phương quân của Tiểu khu, phía Tây là BTL Sư đoàn 23, phía Nam là dơn vị bạn đang tấn công quân địch. Trục tấn công tương đối an toàn cho quân bạn vì chỉ còn 1 hướng duy nhất : trục Đông Tâỵ Các đơn vị bạn được yêu cầu thả trái khói để đánh dấu vị trí. Phi cơ quan sát điều chỉnh cự ly từng thước một! Những trái bom được thả xuống mục tiêu như những nghệ nhân biểu diễn xiếc. Lần điều chỉnh cuối cùng, trái bom 250 cân Anh thả ngay giữa mục tiêu yêu cầu, xác Cộng quân nổ văng lên cao tung toé, giữa tiếng reo hò tán thưởng của quân bạn. Cùng lúc đó, cây đại liên phòng không của địch vừa bố trí xong trên bồn nước khu gia binh bất thần nhả đạn xối xả vào thân phi cơ khi chiếc phi cơ này ngóc đầu lên chuẩn bị trợ về căn cứ. Chiếc phi cơ trúng đạn loạng choạng mất thăng bằng, nghiêng đảo trông thật đáng thương. Về sau nghe kể lại tôi mới biết, nếu anh chỉ nghĩ đế sinh mạng của mình, nhảy dù cấp cứu ra khỏi phi cơ, anh đã an toàn về với gia đình. Nhưng sẽ rơi vào giữa thị xã, chắc chắn sẽ tạo nên những tổn thất cho dân chúng, nên anh đã cố gắng đáp xuống đám rừng khô ở bờ phía Nam sông Dap La với hy vọng đem lại an toàn cho mọi ngườị Anh không ngờ 1 bờ ruộng nhỏ đã làm chiếc phi cơ anh lật ngửa và anh đã tử nạn. Tên anh là Phạm Văn Thặng, Thiếu tá Không quân Phạm Văn Thặng.Report this ad

Cùng buổi chiều hôm ấy, những đợt chống cự cuối cùng của địch bị bẻ gẫỵ Tù binh, đặc biệt trong cuộc tấn công này có cả 1 số hàng binh và những cán binh miền Bắc, lợi dụng trong lúc súng nổ, đã chạy sang đầu hàng các đơn vị của tạ Các bản thẩm cung sau đó đã xác nhận những tin tức ta thu nhận được là chính xác.

6. ĐỢT TẤN CÔNG CUỐI CÙNG

Thời gian tiếp theo là những cuộc hành quân mở rộng vòng đai phòng thủ của Sư đoàn 23. Các đơn vị từ tuyến phòng thủ của mình tiến lên hướng Bắc, tung ra các cuộc truy quét các tàn binh CS và thu dọn chiến trường.

Đầu tháng 6/1972, Đại tá Lý Tòng Bá, Tư lịnh Sư đoàn 23, được vinh thăng Chuẩn tướng tại mặt trận. Ngày Quân lực năm 1972 tôi được thăng đặc cách Trung tá tại mặt trận. Cả 4 Tiểu đoàn trưởng, cùng các sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ xuất sắc của Trung doàn đều được thăng đặc cách mỗi người 1 cấp.

Cũng trong tháng này, Đại tá Tiến bị kiệt sức sau chuỗi ngày chỉ huy căng thẳng, đã phải nhập viện trị bịnh. Tôi được Đại tá Tư lịnh sư đoàn chỉ định xử lý thường vụ chức vụ Trung đoàn trưởng 44 và một tháng sau đó thì chính thức đảm nhiệm chức vụ nàỵ Mặt trận trở lại không khí sôi động sau gần 1 tháng tạm yên lặng. Sư đoàn F.10 CS và các đơn vị trực thuộc Mặt trận B3 trở lại lởn vởn trong khu vực Võ Định cách Kontum non 20km về hướng Bắc. Các dàn pháo tầm xa 122 ly và hỏa tiễn của CS đã nã đạn hàng ngày vào thị xã Kontum. Tuyến phòng thủ mới của Sư đoàn được nới rộng tới căn cứ Eo Gió cách thị xã gần 10km. Những tin tức tình báo cao cấp ghi nhận CS đang chuẩn bị cho 1 cuộc tấn công mới vào Kontum. Đây là đợt tổng công kích thứ 3. Sau hai đợt tấn kích 1 và 2, những lực lượng chủ công của địch đã bị loại ra khỏi vòng chiến, đó là Sư đoàn 320 Thép, Trung đoàn 2 Tăng, Trung đoàn 95 Đặc công…, nên CS phải sắp xếp lạị Kế hoạch tác chiến cũng thay đổi, các mũi tấn công chủ yếu đánh từ hướng Nam và Tây Nam vào thị xã. Một số súng cối 122 ly và súng phòng không bố trí ngay trên đỉnh đồi Chipu, nằm về hướng Đông Nam Kontum, cách Kontum khoảng 6 km.Report this ad

Với cách phối trí của địch, Trung đoàn 45 từ nhiệm vụ tổng trừ bị của Sư đoàn được đưa ra ứng phó chính với mặt trận nàỵ Ở mặt trận phía Bắc, 2 Trung đoàn 44 và 53 đã tỏa ra theo hình nan quạt, tiếp tục các cuộc hành quân truy quét địch và mở rộng vòng đai phòng thủ.

Vì CS không còn mạnh như những trận đầu nên các cuộc tấn công đợt này không ác liệt như thời gian trước, nhưng cũng không kém phần gây cấn và đẫm máụ Các Thiếu tá Đặng Trung Đức, Tiểu đoàn trưởng 1/44, Thiếu tá Võ Anh Tài, Tiểu đoàn trưởng 4/44 lần lượt hy sinh trong tháng 6 và 7/1972. Vào tháng 8, tôi cũng bị thương gãy chân trái trong 1 đợt pháo kích bằng súng cối 122 ly của Trung Cộng.

Tháng 9/1972 chiến sự dịu lắng dần. Những cuộc tấn công vô vọng của CS do Tướng Hoàng Minh Thảo điều khiển đã không đem lại 1 kết quả nào cụ thể. Phải chăng nhu cầu chính trị lúc đó của Lê Đức Thọ tại hội nghị Paris không còn thúc bách để buộc Mặt trận B3 phải tự hủy diệt như thế? Nói đúng hơn, những tổn thất quá lớn sau gần 4 tháng tấn công liên tục đã không cho phép Tướng Thảo hành động tự sát nữạ

Ngày Quốc khánh năm ấy, Trung đoàn 44 được tuyên dương trước Quân đội lần thứ 5, về những chiến công hiển hách và những thành tích xuất sắc mà Trung đoàn đã đạt được trong suốt thời gian tác chiến tại mặt trận Kontum.

7. NHỮNG ƯỚC MONG

Tháng 5 năm nay (1996) là tròn 24 năm sau các trận đánh tại mặt trận Tây nguyên. Những chiến sĩ ưu tú nhất của Trung đoàn 44 đã nằm xuống trên chiến trường nàỵ Xương trắng, máu đào đã đổ xuống, trải ra trên 1 vùng đất vốn nổi tiếng là hiền hòa và thơ mộng của quê hương. Một số khác, chỉ 3 năm sau đó, sống ngắc ngoải, lê lét, hoặc chết vì kiệt sức, vì tra tấn, bịnh tật trong các trại tù khổ sai của CS.

Đã có lúc, tôi suy nghĩ tới những kỷ niệm biết bao kiêu hùng, đáng hãnh diện mà Trung đoàn 44 đã làm được trong “Mùa hè đỏ lửa” trên chiến trường Tây nguyên ấy, rồi sau đó lại cảm nhận 1 nỗi buồn man mác gần như khó nguôi ngơi đi được. Chúng ta đã hy sinh và đã thắng trong nhiều trận, nhưng đã để thua trong cuộc chiến. Chúng ta đã có tội với một nữa phần đất nước, với một nữa phần dân tộc, vì chúng ta không bảo vệ và duy trì được cuộc sống yên lành, ấm no và hạnh phúc cho những người đã chạy thoát khỏi chế độ CS và cuối cùng đã giao họ lại trong tay những kẻ bạo tàn. Nhưng tôi lại nghĩ rằng, những người theo chế độ CS đã có tội lớn hơn chúng ta gấp trăm lần vì họ đã đưa dân tộc vào một cuộc chiến điêu linh kéo dài 30 năm mà cuối cùng đã biến cả đất nước thành 1 nơi không tự do, dân chủ… Cầu cho đất nước được sớm thoát khỏi thảm họa CS để thanh bình, tự do và no ấm đến với mọi người trên quê hương thân yêụReport this ad

Trung tá Ngô Văn Xuân
Campbell, 19/2/1996

Nguồn: http://batkhuat.net/tl-trungdoan44-muahe-dolua-kontum.htm

Bài Liên Quan

Leave a Comment