Vận động Quốc hội CHLB Đức về nhân quyền cho Việt Nam
Nguyễn Văn Đài
2019-11-28
Dân biểu Gabriela Heinrich và Nhóm vận động
Ngày 26 tháng 11 năm 2019, Nhóm vận động Nhân quyền cho Việt Nam và NO-EVFTA gồm ông Nguyễn Thế Bảo, đại diện cho Hội người Việt tị nạn cộng sản vùng Nurnberg; bà Hoàng Thị Mỹ Lâm, đại diện cho Liên hội Người Việt tị nạn tại CHLB Đức; Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài, đại diện Hội AEDC và ông Đinh Văn Thiệu thành viên Nhóm NO-EVFTA tại Đức đã có cuộc gặp với các Dân biểu Quốc hội Liên bang Đức và Tổ chức Phóng Viên Không Bên Giới (RSF) tại thủ đô Berlin để vận động cho nhân quyền VN và trao thỉnh nguyện thư NO-EVFTA với trên 5.000 chử ký.
Đầu tiên, Nhóm vận động có cuộc gặp với Dân biểu Gabriela Heinrich thuộc Đảng SPD, sau đó là cuộc gặp với Dân biểu Margarete Bause thuộc Đảng Xanh. Cuối cùng là cuộc gặp với Đại diện của Tổ chức Phóng viên không biên giới tại CHLB Đức.
Trong cả ba cuộc gặp, Nhóm vận động đã trình bầy về tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng nghiêm trọng của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Trong đó, trọng tâm là tháng 11 năm 2019, khi mà nhà cầm quyền cộng sản đưa ra xét xử và kết án một cách vô lý và bất công với các ông Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn, Trần Văn Quyền, thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh, Luật sư Trần Vũ Hải,… Và mới nhất là vụ bắt giữ nhà báo Phạm Chí Dũng,…
Nhóm vận động đề nghị các Dân biểu vận động Quốc hội và Chính phủ CHLB Đức quan tâm và gây áp lực hơn nữa lên nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong vấn đề nhân quyền, trong đó có việc thả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm, tù chính trị.
Sau khi trao thỉnh nguyện thư NO-EVFTA với trên 5.000 chữ ký đến hai bà Dân biểu, Nhóm đề nghị hai bà Dân biểu vận động các Dân biểu của hai đảng SPD và đảng Xanh trong Nghị viện Châu Âu không ủng hộ việc thông qua EVFTA cho đến khi tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam được cải thiện và có thể kiểm chứng được.
Dân biểu Gabriela Heinrich đã bày sự bất bình với những vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Bà nói sẽ đưa hồ sơ vi phạm nhân quyền của cộng sản Việt Nam ra để Quốc hội CHLB Đức theo dõi. Dân biểu Heinrich cho rằng việc nhà báo Phạm Chí Dũng bị bắt làm cho chính giới Đức lo ngại về tình trạng vi phạm nhân quyền của Việt Nam.
Dân biểu Heinrich cho rằng việc thông qua EVFTA phải dựa trên các chuẩn mực về nhân quyền theo các khuyến nghị của UPR và chuẩn mực chung của UN.
Dân biểu Heinrich đồng ý rằng cần phải có áp lực cải thiện nhân quyền trước khi thông qua EVFTA và có những biện pháp chế tài hay trừng phạt sau khi EVFTA có hiệu lực mà phía Việt Nam không thực thi đúng các cam kết, nhất là về mặt nhân quyền và Công ước quốc tế Lao động của ILO.
Dân biểu Margrarete Bause đã nhận bảo trợ cho nhà hoạt động Công đoàn và môi trường Hoàng Đức Bình theo Chương trình Dân bểu bảo trợ Dân biểu của Quốc hội CHLB Đức. Bà Bause đã viết thư cho Đại sứ Việt Nam tại Đức hỏi về tình hình của Hoàng Đức Bình và bà đã yêu cầu được tới Việt Nam thăm Hoàng Đức Bình trong tù. Bà đã nhận được phản hồi của Đại sứ Việt Nam tại Đức nói là sức khỏe và mọi vấn đề của anh Hoàng Đức Bình đều ổn, còn việc Dân biểu Bause muốn tới nhà tù ở Việt Nam thăm Hoàng Đức Bình thì phía Việt Nam sẽ xem xét.
Trường hợp nhà báo Phạm Chí Dũng bị bắt đã làm cho sự lo âu về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam càng tăng lên. Hội Đồng Nhân Quyền gồm người từ bộ Ngoại Giao và các Nghị sĩ Quốc hội CHLB Đức thường nhóm họp vào chiều thứ tư trong tuần. Bà Bause nói sẽ đưa vấn đề vi phạm nhân quyền của Việt Nam trong thời gian gần đây ra để thảo luận. Đó là buổi họp nội bộ, người ngoài chỉ có thể dự thính và phải có một Dân biểu bảo trợ. Người Việt tại CHLB Đức muốn tham dự thì bà sẽ giúp đỡ.
Dân biểu Bause cũng đồng ý rằng việc gây áp lực trước và sau khi thông qua EVFTA có tác dụng đòn bẩy giúp cải thiện nhân quyền và thúc đẩy các Nghiệp đoàn độc lập phát triển tại Việt Nam.
Hồ sơ của các Tù nhân Chính trị như Lê Đình Lượng , Châu Văn Khảm , Phạm Chí Dũng, … nên được bổ túc rồi gửi cho bà, bà sẽ chuyển các hồ sơ này đến bà Kofler, Ủy viên Nhân quyền thuộc Bộ Ngoại Giao , và đến Sứ Quán Đức tại VNđể tiếp tục theo dõi.
Trong cuộc gặp với Đại diện của Tổ chức Phóng viên không biên giới là cô Anne Renzenbrik, cô cho biết vụ bắt giữ nhà báo Phạm Chí Dũng đã Tổ chức loan tải trên toàn cầu. Và Tổ chức này đã ra một thông cáo báo chí.
Cô Anne Renzenbrik đã nhận các tài liệu về EVFTA và danh sách các Tù nhân lương tâm để chuyển về Văn phòng chính tại Paris để phối hợp đấu tranh và vận động.
Cuộc gặp với hai Dân biểu Gabriela Heinrich và Margarete Bause, đại diện Tổ chức Phóng viên không biên giới cô Anne Renzenbrik đã diễn ra trong bầu không khí thân tình và cởi mở.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do