Nguồn gốc của trà sữa: món đồ uống hấp dẫn giới trẻ đang gây tranh cãi

Nguồn gốc của trà sữa: món đồ uống hấp dẫn giới trẻ đang gây tranh cãi

Thứ Hai, 02 Tháng Mười Hai 201911:00 SA

\"lam-tu-hue\"/

Mặc dù vậy, đối với nhiều người Đài Loan, Lưu Hán Chiêu vẫn được coi là ông tổ của trà sữa. Vào đầu những năm 1980, ông Lưu đã nghĩ ra việc phục vụ một loại trà lạnh kiểu Trung Quốc được bổ sung thêm sữa, trái cây và thạch dẻo sau khi tới thăm Nhật Bản, nơi cà phê ướp lạnh rất thịnh hành. Ý tưởng này đã thúc đẩy ông lập ra Chun Shui Tang, chuỗi cửa hàng phục vụ trà rất nổi tiếng tại Đài Loan.

Tới năm 1988, Lâm Tú Huệ, một quản lý chuyên về phát triển sản phẩm của Chun Shui Tang, đã tạo ra một bước đột phá cho trà sữa. Cô Lâm đã mang bánh “fen yuan”, một loại bánh bột lọc truyền thống của Đài Loan tới cuộc họp của công ty. Trong lúc cao hứng, cô đã bỏ những viên bánh bột lọc được làm từ khoai lang ngọt vào cốc trà sữa và uống nó.

“Mọi người trong cuộc họp đều cảm thấy thích nó và loại đồ uống này đã nhanh chóng bán chạy hơn tất cả các loại trà khác trong vài tháng kế tiếp. Thậm chí, 20 năm sau, nó vẫn chiếm từ 80 cho tới 90% doanh thu của chúng tôi và trở thành niềm tự hào của người Đài Loan”, cô Lâm cho biết.

Loại trà sữa do cô Lâm sáng tạo ra được biết tới với cái tên là trà sữa trân châu. Tại Mỹ, tên của thức uống này là bubble tea (có nghĩa là trà bong bóng) vì khi lắc sẽ tạo ra một lớp bọt mỏng ở miệng cốc. Một điểm đặc biệt khi dùng trà sữa trân châu đó là bạn sẽ được cung cấp những chiếc ống hút lớn để hút trân châu lên miệng nhai.

Có hai loại trân châu chính thường được sử dụng đó là trân châu đen và trân châu trắng. Trân châu đen có thể được làm từ khoai lang, sắn và đường đen. Trong khi đó, trân châu trắng được làm từ bột rau câu.

Ngày nay, chúng ta có tìm thấy một cửa hàng trà sữa trân châu ở bất kì con đường nào của Đài Loan. Loại đồ uống này cũng nhanh chóng được phổ biến và yêu thích tại nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam. Dễ uống, đẹp mắt và bổ dưỡng chính là những yếu tố khiến trà sữa “được lòng” của giới trẻ, đặc biệt là các bạn nữ.

Trà sữa hiện đang được kinh doanh bởi rất nhiều công ty và cửa hàng khác nhau. Ông Lưu Hán Chiêu hoàn toàn có thể đăng kí bản quyền trà sữa và buộc họ phải trả tiền nếu muốn tiếp tục kinh doanh loại đồ uống này. Tuy nhiên, ông Lưu đã quyết định không làm như vậy.

\"Trà

Trà sữa trân châu với nhiều vị khác nhau.

“Mục đích chính của chúng tôi là quảng bá trà cũng như văn hóa trà của Đài Loan và phát triển các loại sản phẩm mới”, cô Lâm Tú Huệ cho biết. “Nếu chúng tôi tập trung vào chất lượng và trải nghiệm khi uống trà, chúng tôi tin rằng khách hàng sẽ đánh giá cao và tiếp tục tới uống”.

“Nhiều người Đài Loan ở nước ngoài đã chọn quán trà của chúng tôi là điểm dừng đầu tiên khi trở về quê hương và điểm tới cuối cùng trước khi ra sân bay. Họ thường yêu cầu chúng tôi mở cửa hàng trà tại nước ngoài nhưng chúng tôi đều xin từ chối”, cô Lâm cho biết thêm, “Chúng tôi hiện đang có 30 cửa hàng tại Đài Loan nhưng tôi luôn muốn đem về những nhân viên chất lượng cao nhất. Phải mất 6 tháng để một nhân viên học được cách chế biến 80 loại trà sữa khác nhau và trở thành một người thật sự yêu trà cũng như văn hóa trà”.

Theo vnreview

Bài Liên Quan

Leave a Comment