Anh ra luật nêu thang điểm cho người nhập cư
Nữ hoàng Elizabeth II vừa đọc diễn khai mạc nhiệm kỳ Quốc hội Anh, đề ra các luật gồm hệ thống chấm điểm để nhận di dân có tay nghề.
Lễ khai mạc Quốc hội Anh tại Điện Westminster, London hôm 19/12/2019 đã gồm nhíều nghi lễ cổ xưa.
Nữ hoàng đi từ Điện Buckingham, trụ sở tại London của bà, tới Quốc hội bằng xe hơi, không đi xe ngựa như các kỳ trước.
Năm nay, Nữ hoàng Elizabeth II và con trai trưởng, thái tử Charles làm lễ khai mạc Quốc hội Anh nhiệm kỳ 2019-24.
Các năm trước, chồng của Nữ hoàng là Hoàng tế Philip dự lễ nhưng gần đây ông đã rút khỏi các hoạt động công vì tuổi cao.
Sau lễ trọng thể với các vị thành viên Thượng viện được bổ nhiệm và Hạ viện (trúng cử), vị nguyên thủ quốc gia Anh đã đọc bài diễn văn, gọi là \’Queen\’s Speech\’.
Đây là văn bản nêu nghị trình do chính phủ đương nhiệm của đảng Bảo thủ Anh và thủ tướng Boris Johnson đề ra.
Y tế, y tế và di dân
Diễn văn nêu ra cam kết bằng luật về khoản đầu tư 33,9 tỷ bảng Anh cho Hệ thống Y tế Quốc gia (NHS) trong các năm 2023-24.
Ngoài ra là bảy luật liên quan đến quá trình Anh rút khỏi Liên hiệp châu Âu (Brexit).
Dự kiến ngay ngày hôm sau, 20/12, Quốc hội Anh sẽ bỏ phiếu thông quan luật Brexit để Anh rời EU ngày 31/01/2020.
Nhưng diễn văn của Nữ hoàng còn nêu 30 dự luật nữa để Quốc hội lần lượt bỏ phiếu trong những tuần tới.
Về di dân, Anh sẽ có luật định ra hệ thống nhập cư theo thang điểm (points-based immigration system), nhằm đón nhận công nhân viên có tay nghề.
Trong hàng chục ngành nghề Anh đang cần nhân công thì y tế luôn đứng đầu danh sách.
Chế độ thị thực mới sẽ đảm bảo để ngành y tế, \”nhận được bác sĩ, y tá, chuyên gia y tế có tay nghề\” qua thủ tục nhanh gọn (fast-track entry).
Thời gian qua, bất ổn liên quan đến Brexit tạo mối lo rằng công nhân viên có tay nghề, nhất là chuyên gia y tế từ các nước EU sẽ bỏ về, hoặc không đến Anh nữa.
Chính sách mới này nêu ra thông điệp và biện pháp để tiếp tục đảm bảo ngành y tế Anh không thiếu nhân viên.
Mặt khác, nạn di dân lậu vẫn xảy ra, với người từ Việt Nam, Iran, Iraq, Afghanistan, châu Phi…vào Anh bằng các tuyến đường nguy hiểm.
Điều này đặt ra nhu cầu chọn lọc để người có tay nghề vẫn vào Anh làm việc hợp pháp, và người không có tay nghề thì khó vào hơn.
Về môi trường, chính phủ Anh cũng cam kết đạt mục tiêu không cân bằng khí thải CO2 vào năm 2050.