Con tàu Mỹ thần kỳ cứu 14.000 người Bắc Hàn vào đêm Giáng sinh

Con tàu Mỹ thần kỳ cứu 14.000 người Bắc Hàn vào đêm Giáng sinh

Laura BickerBBC News, Seoul

  • 24 tháng 12 2019
\"Kimchi
Image captionLee Gyong-pil, được đặt tên là Kimchi 5, sinh ra trên một con tàu chở hàng

Gần 70 năm trước, một con tàu chở hàng của Mỹ đã cứu 14.000 người tỵ nạn trên một con tàu đến từ một cảng Bắc Hàn.

Đây là câu chuyện về hành trình đó, và về một số người trên tàu.

Đó là Giáng sinh năm 1950, và đó không phải là một ca sinh thường.

Người mẹ là một trong 14.000 người di cư Bắc Hàn chen chúc trên một con tàu chở hàng của Mỹ, chạy khỏi những họng súng tiến công của quân đội Trung Quốc.

Trên tàu chỉ vừa đủ chỗ để đứng – và không có nhiều phương tiện y tế.

\”Bà đỡ đã phải dùng răng để cứt dây rốn của tôi,\” ông Lee Gyong-pil hồi tưởng lại với tôi về khoảng thời gian từ 69 năm trước. \”Mọi người nói việc tôi không chết và được sinh ra là điều kỳ diệu của Giáng sinh,\” ông nói với tôi.

Ông Lee là đứa trẻ thứ năm sinh ra trên con tàu SS Meredith Victory mùa đông năm đó, trong những ngày đen tối nhất của cuộc chiến tranh Triều Tiên.

Hành trình ba ngày của tàu Meredith Victory đã cứu hàng ngàn cuộc đời, bao gồm cha mẹ của Tổng thống Hàn Quốc hiện thời, ông Moon Jae-in.

Nhờ thế mà con tàu có một biệt danh – Con tàu của Điều kỳ diệu.

\"Kimchi
Image captionGia đình Kimchi 5

Cuộc di tản

Tháng 12/1950, khoảng 100.000 lính Liên Hiệp Quốc bị mắc kẹt ở cảng Hungnam của Bắc Hàn. Họ đã bị quân đội Trung Quốc áp đảo trong trận chiến được gọi là Cuộc chiến của Chosin, và đã may mắn thoát khỏi vùng núi và sống sót.

Họ đối mặt với một đội quân đông gần gấp 4 lần lực lượng của họ.

Và giờ, họ chỉ có một con đường để thoát ra an toàn. Nhưng họ có rất ít thời gian để làm điều đó: Quân Trung Quốc đang ở rất gần.

Nhưng những người lính không đơn độc. Hàng ngàn người di tản Bắc Hàn cũng đã chạy tới bãi biển lạnh cóng. Nhiều người đã đi bộ nhiều dặm trên tuyết dày cùng với những đứa trẻ, với hi vọng được cứu.

Họ lạnh cóng, kiệt sức và tuyệt vọng.

Khoảng 100 tàu Mỹ, bao gồm SS Meredith Victory, đã cập cảng Hungnam để nhận quân, đồ tiếp tế, đạn dược, và đưa chúng tới các cảng ở Busan và đảo Geoje của Nam Hàn.

Cứu người di cư chưa từng là một phần trong kế hoạch của những con tàu này.

\"Refugees
Image captionNgười di cư tập trung ở Hungnam tháng 12/1950

Đại tá Edward Forney của Thủy quân lục chiến Mỹ, cùng nhiều người khác, đã cố gắng để biến điều này thành một phần sứ mệnh của con tàu. Cháu trai ông, Ned, đang sống ở Seoul.

\”Nếu bạn muốn thắng một cuộc chiến – công việc của bạn không phải là cứu người dân,\” Ned, một cựu binh, nói với tôi. \”Đó là điều tốt để làm. Nhưng quân đội phải là ưu tiên.\”

\”Bằng cách nào đó việc này đã xảy ra,\” ông giải thích. \”Những người lính ở Hungnam đã làm điều mà tôi muốn nói là đúng đắn, vì những lý do đúng đắn, trong một tình huống rất khó khăn.\”

Phải mất vài ngày để đưa tất cả mọi người lên tàu. Những người tị nạn rúc vào nhau trên bờ biển, chờ đợi và hy vọng đến lượt của họ.

Trong số đó có Han Bo-bae lúc đó 17 tuổi, cùng với mẹ.

\”Đó là một tình huống giữa sống và chết,\” bà nói. \”Chúng tôi đã không nghĩ về bất cứ điều gì hơn là việc chúng tôi cần lên tàu hoặc chúng tôi sẽ chết.

\”Chúng tôi không biết nó sẽ đi tới đâu, nhưng điều đó không thành vấn đề. Chúng tôi chỉ biết rằng chúng tôi có thể sống sót nếu lên được tàu.\”

Nhưng rời bỏ quê hương, với bà, là việc khó khăn.

\”Nhìn lại bờ biển đang xa dần, trái tim non trẻ của tôi đau buồn. Tôi đang rời xa quê hương, tôi nghĩ.\”

Điều kiện trên các con tàu rất khó khăn. Những người tỵ nạn bị nhét giữa các xe cộ, thùng đạn và hàng hóa.

Không có nước hay thực phẩm. Con tàu lớn nhất, SS Meredith Victory, được thiết kế để mang nhiều nhất là 60 người. Nay nó mang theo 14.000 người, cùng với hàng hóa.

\"The
Image captionCon tàu, vốn để chở hàng, nay tràn ngập người tỵ nạn

Han Bo-bae ở trên boong một con tàu nhỏ. Mẹ bà đã cố gắng mang theo một cái chăn, nhưng những thứ khác thì rất ít ỏi.

\”Mẹ tôi, em gái út và tôi rúc vào nhau. Có rất nhiều người trên tàu. Chúng tôi đều kẹt cứng.

\”Những con sóng tạt vào người tôi, và mẹ tôi lo rằng chúng tôi sẽ chết đuối và trở thành các linh hồn dạt trôi trên biển.\”

Không ai chết trên các con tàu này. Toàn bộ 200.000 người đã tới được Nam Hàn trên hành trình giông bão – khoảng một nửa trong số họ là người tỵ nạn, nửa còn lại là binh lính.

Họ đã tới đất liền, sống sót.

Đó là cuộc di tản quân sự của thường dân lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ trong điều kiện chiến tranh.

Và, khi tàu SS Meredith Victory cập cảng Geoje, có thêm năm cuộc đời mới trên tàu.

\"Civilians-evacuating-at-Hungnam\"/
Image captionHàng ngàn người xếp hàng chờ lên tàu

Những thủy thủ Mỹ đã không biết bất cứ cái tên Hàn Quốc nào, do đó họ gọi các bé sơ sinh là Kimchi.

Ông Lee là Kimchi 5.

\”Ban đầu tôi không thực sự thích cái tên này, Bởi vì tôi có tên riêng của tôi. Nhưng khi tôi nghĩ về nó thấu đáo hơn, tôi không thấy phiền về cái tên này và tôi cám ơn người đã đặt cái tên đó cho tôi.\”

Ông Lee vẫn còn sống trên đảo Geoje, nơi tàu Meredith Victory cập cảng gần 70 năm trước. Ông đã trở thành cựu binh và vẫn còn một tấm thiếp có tên Kimchi 5 trên đó.

Ông giúp lưu giữ câu chuyện về cuộc di cư từ Hungnam, và đã gặp một số cựu thủy thủ tàu Meredith Victory – bao gồm những người đã giúp mẹ ông sinh nở.

Ông hi vọng một ngày nào đó sẽ xây dựng một đài tưởng niệm những con tàu ở cảng Geoje.

\"Kimchi
Image captionLee Gyong-pil, hay còn gọi Kimchi 5, hiện tại

Cuộc chia lìa

Không ai biết điều gì đã xảy ra với Kimchi 2, 3 và 4.

Nhưng cha mẹ của Kim chi 1 – đứa trẻ ra đời đầu tiên trên tàu – hay còn được gọi là Sohn Yang-young, đã có một quyến định đau lòng ở Hungnam, điều sẽ ám ảnh họ cả đời.

Hầu hết những người tỵ nạn đều nghĩ rằng họ sẽ chỉ đi vài ngày – có lẽ vài tuần là tối đa. Kế hoạch của họ luôn luôn là quay về. Nhưng không ai thực hiện được điều đó.

Cha mẹ của Sohn Yang-young có hai người con nữa vào thời điểm đó. Taeyoung, 9 tuổi, và Youngok, 5 tuổi. Trời lạnh cắt da cắt thịt. Bến cảng hỗn loạn.

Cha của ông Sohn nhìn người vợ mang bầu và biết rằng bà phải lên tàu. Ông đã quyết định bỏ lại hai con ở nhà với bác và hứa rằng ông sẽ sớm quay lại Bắc Hàn.

Nhưng họ không bao giờ nhìn thấy nhau lần nữa. Thậm chí, khi cuộc chiến chấm dứt và một hiệp định đình chiến được ký kết, bán đảo vẫn bị chia cắt. Hai miền Triều Tiên trên danh nghĩa vẫn còn chiến tranh.

Trong suốt hàng năm trời, mẹ ông Sohn đã vật nài chồng quay về với các con của họ, nhưng bà biết rằng, bà đang muốn một điều không thể.

Mỗi buổi sáng bà đều lấy một bát nước và gạo, và cầu nguyện trước chúng như một vật lễ, cho các con của bà ở Bắc Hàn.

\”Tôi là bằng chứng sống về nỗi đau mà một gia đình ly tán phải mang theo,\” ông Sohn nói.

\”Gia đình tôi đã tan đàn xẻ nghé. Bây giờ tôi đã có con và cháu. Và mỗi ngày từ nơi làm trở về nhà tôi đều kiểm tra xem con cháu mình có ổn không.

\”Tôi vẫn không thể hiểu được một đứa trẻ may mắn đến thế nào khi được ở với cha mẹ – trong khi những đứa trẻ khác cùng chui ra từ một bào thai lại bị ly biệt với cha mẹ mình và trải qua vô vàn khó khăn.

\”Họ hẳn đã phải chờ đợi trong hi vọng, rằng cha mẹ họ sẽ trở về.\”

Ông Sohn đã nộp đơn cho Tổ chức Chữ thập đỏ Quốc tế để gặp lại anh chị của mình như một phần trong các cuộc gặp gỡ hiếm hoi của các gia đình ly tán, do phía Hàn Quốc cho phép.

Ông không thể cố không khóc khi ông kể với chúng tôi rằng, ông hi vọng bán đảo Triều Tiên sẽ thống nhất và ông có thể gặp lại các anh chị của mình.

\”Chừng nào họ còn sống, tôi sẽ tìm họ,\” ông nói.

Ông chỉ cho chúng tôi một bức ảnh ông khi còn là một đứa nhỏ, với một tấm bảng có dòng chữ viết tay đính kèm. \”Hãy giữ bức ảnh này thật tốt cho tới khi con gặp lại anh cả Taeyoung,\” dòng nhắn nhủ do cha ông viết.

\"Kimchi
Image captionKimchi 1

Người ta cho rằng, có khoảng một triệu người là con cháu của những người tỵ nạn năm xưa từ Hungnam hiện đang sống ở Nam Hàn và khắp thế giới.

Đây là một câu chuyện về sự sinh tồn. Nhưng có một nỗi buồn sâu thẳm đối với những người bị bỏ lại phía sau.

Khi những người lính Mỹ lên tàu rời Hungnam lần cuối vào đêm Giáng sinh, Đô đốc James Doyle nhìn qua ống nhòm.

\”Ông ấy thấy còn nhiều người tỵ nạn trên bờ khi các tàu Mỹ đã thực hiện xong cuộc giải cứu,\” Ned Forney, người đang viết một cuốn sách để lưu lại ký ức về cuộc di tản.

Nhưng phía Mỹ nói, họ không còn lựa chọn nào khác. Họ đã cho nổ tung bến cảng để bảo đảm rằng quân Trung Quốc không lấy những nhu yếu phẩm hoặc đạn dược còn lại.

Han Bo-bae nhìn từ boong tàu của bà và mô tả rằng, bến cảng trông như \”một biển lửa\”.

Không lâu sau khi bến cảng bị nổ tung, quân đội Trung Quốc đã tràn vào thị trấn.

\”Vẫn còn nhiều người chờ ở bến cảng. Rất nhiều người không thể lên được tàu,\” bà nói với chúng tôi.

\”Vẫn còn nhiều người chờ đợi nhưng họ đã phải bỏ mạng. Điều đó khiến tôi tan nát, pháo binh, bom. Chiến tranh không nên xảy ra. Chiến tranh không nên xảy ra.\”

\"Explosions
Image captionVụ nổ ở bờ biển Hungnam

Ông Sohn vẫn hi vọng gia đình họ vẫn còn sống. Cuối cùng thì, chính ông là người bước ra từ Con tàu Thần kỳ. Giờ đây, ông mong ước điều kỳ diệu ấy xảy ra một lần nữa, và ông có thông điệp này gửi tới anh chị mình.

\”Cha mẹ chúng ta từng nhớ tới anh chị mỗi ngày khi họ còn sống. Dù bây giờ họ đang ở trên thiên đàng, tôi tin rằng họ vẫn dõi theo anh chị.

\”Tôi hi vọng giấc mơ của chúng ta sẽ thành hiện thực trong tương lai gần. Tôi thực sự hi vọng điều đó.\”

Bài Liên Quan

Leave a Comment