Sức mạnh của sự khác biệt – Điều làm nên những thiên tài trong lịch sử nhân loại

Sức mạnh của sự khác biệt – Điều làm nên những thiên tài trong lịch sử nhân loại

Thứ Ba, 24 Tháng Mười Hai 20199:00 SA

Ngoài sự thông minh xuất chúng, tạo ra nhiều phát minh vĩ đại, các thiên tài nổi tiếng thường có suy nghĩ khác người, tính cách, thói quen rất quái gở, khó hiểu. Vậy những cái đầu “lập dị” này có thể dạy ta khám phá sức mạnh của mình như thế nào?

\"Sức
Nhà vật lý Albert Einstein chơi violon vào năm 1931. (Ảnh: Getty Images)

Albert Einstein, Nikola Tesla, Leonardo da Vinci,… là một số trong những bộ óc vĩ đại nhất lịch sử sở hữu những điểm khác người như vậy. 

Rất nhiều đột phá về khoa học của Einstein nảy ra trong những giấc mơ của ông. Einstein nổi tiếng là người đãng trí hay quên, nhưng những suy nghĩ khác thường của ông đã dẫn đến những hiểu biết về vũ trụ và vật chất đi trước thời đại.

Từ lâu, con người đã chứng kiến mối liên hệ giữa tư duy sáng tạo và hành vi lập dị. Nhà khoa học Aristotle nhận định rằng, những người có tư duy sáng tạo có xu hướng rơi vào những cơn trầm cảm.

Nghiên cứu gần đây cũng cho thấy điều tương tự. Các đặc điểm như hay quên, lo lắng, buồn rầu và nhiều trở ngại tâm thần khác có liên quan đến óc sáng tạo. Trong các nghiên cứu, chứng rối loạn lưỡng cực đã được chứng minh là có mối tương quan nhất định đến khả năng cảm thụ nghệ thuật.

Tiến sĩ, bác sĩ tâm thần Gail Saltz ngay từ nhỏ đã luôn chú ý đến sự tương quan này. Chính anh trai, nhà vật lý học thiên văn Adam Riess, người nhận được giải Nobel vật lý năm 2011 đã khơi nguồn đam mê cho cô trong lĩnh vực này. Cả đời Adam luôn muốn tìm hiểu và đặt câu hỏi cho mọi thứ, điều này đã khiến Saltz không khỏi tò mò tự hỏi tại sao đầu óc ông có thể làm việc không ngừng như thế.

Trong cuốn sách mới của mình “Sức mạnh của sự khác biệt: Mối liên hệ giữa sự rối loạn và tài năng”, Tiến sĩ Saltz đã khảo sát những điểm đặc biệt đằng sau những bộ óc vĩ đại nhất thế giới. Nghiên cứu của cô quan sát những ví dụ trong lịch sử, tin tức mới nhất và tư liệu về những người mắc chứng trầm cảm, khó đọc, tự kỷ và các rào cản tâm lý khác nhưng vẫn đang tiếp tục tạo ra những điều tuyệt vời.

“Rất nhiều trong số những người thành công nhất trong lĩnh vực của họ bị các vấn đề như vậy, vì não của họ hoạt động một cách khác biệt. Điều đó không chỉ là ngẫu nhiên. Đó là sự khác biệt liên quan đến năng lực đặc biệt và thành công của họ sau này ”.

Sức mạnh bên dưới lớp ngụy trang

Hình ảnh người nghệ sĩ đau khổ hay ông giáo sư đãng trí vẫn luôn tồn tại bởi bởi lý do. Đó là thiên tài và lập dị là 2 đặc điểm hay đi cùng nhau. Đó có thể là do sự công bằng của tạo hóa. Nghiên cứu cho thấy, sự thiếu sót trong một số thùy não nhất định sẽ cho phép sự vượt trội ở các thùy khác. Giống như cách nói của người Trung Quốc “âm dương cân bằng”, tức là khi sở hữu một điểm mạnh đặc biệt bạn sẽ phải nhận luôn cả một nhược điểm nào đó kèm theo.

\"Sức
Leonardo da Vinci được coi là một thiên tài toàn năng người Ý. (Ảnh: selenitaconsciente.com)

Một ví dụ khác là chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), 1 bệnh được đặc trưng bởi sự tăng động quá mức và suy giảm khả năng chú ý. Tuy nhiên trái ngược với cách nghĩ của nhiều người, bệnh nhân ADHD vẫn có khả năng chú ý, họ thậm chí còn sở hữu khả năng siêu tập trung, nhưng họ luôn không thể kiểm soát tốt cái mà họ muốn. Điều này có thể khiến họ gặp vấn đề trong lớp học. Tuy nhiên thay vào đó, những bộ óc khác biệt (như Einstein) có thể khám phá 1 ý tưởng mới hoặc nhìn nhận vấn đề dưới góc độ khác biệt.

Những chủ đề về ưu nhược điểm của não bộ được trình bày rõ ràng trong cuốn sách của Tiến sĩ Saltz. Một ví dụ là Tiến sĩ Beryl Benacerraf, giáo sư lâm sàng tại Đại học Harvard và chuyên gia chẩn đoán hình ảnh nổi tiếng thế giới.

Thời trẻ, giáo viên và cha mẹ Benacerraf đã rất bối rối khi một đứa trẻ sáng dạ như cô lại gặp khó khăn khi đọc chữ và phải nhận điểm kém trên các bài kiểm tra, rồi họ kết luận là vì cô lười biếng. Sau nhiều năm thất vọng, Benacerraf được chẩn đoán mắc 1 căn bệnh nghiêm trọng, chứng khó đọc, đây là 1 khuyết tật học tập mà khi đó các ký tự trở nên xáo trộn và việc giải mã chữ viết đối với não bộ là vô cùng khó khăn.

Mặc dù với nhược điểm này, Benacerraf vẫn có thể xây dựng cho mình  một con đường học vấn thành công. Khi theo học tại trường Y Harvard, cô đã học cách lưu giữ kiến thức bằng cách nghiên cứu các biểu đồ và đồ thị, chứ không phải bằng văn bản. Nhờ đó cô đã phát triển khả năng nhận diện hình ảnh vượt trội của mình để rồi về sau, Benacerraf trở thành 1 bác sĩ chẩn đoán hình ảnh nổi tiếng.

Trong khi chứng khó đọc đã khiến cô gặp rất nhiều khó khăn, thì nó cũng cho phép Benacerraf nâng cao tầm nhìn ngoại vi của đôi mắt. Điều này giúp cô dễ dàng phát hiện những bất thường trên lát cắt hình ảnh trong khi nhiều người khác sẽ bỏ qua, điều này đã dẫn đến những phát hiện mang tính đột phá như dấu hiệu trước khi sinh của 1 en bé mắc hội chứ Down.

Trong khi các thiên tài có thể biểu hiện ra nhiều khía cạnh tiêu cực hơn bình thường, thì Tiến sĩ Saltz tin rằng hầu hết các bộ não khác cũng làm việc theo cách tương tự. Một cách tự nhiên, chúng ta giỏi ở 1 số lĩnh vực và yếu kém ở 1 vài lĩnh vực khác. Chúng ta có xu hướng vui mừng với những thế mạnh và muốn giấu đi nhược điểm của mình. Tuy nhiên, cả hai mới thật sự làm nên chúng ta.

Mặc dù những điểm yếu đã gây cho họ nhiều tổn thương, nhưng tất cả những người Tiến sĩ Saltz phỏng vấn đều nói họ không bao giờ muốn từ bỏ chúng. Họ coi đó là một phần quyết định họ là ai và cách họ suy nghĩ.

“Nếu không mắc chứng khó đọc, có lẽ tôi sẽ phát triển ở 1 lĩnh vực khác”, Benacerraf nói với Saltz.

Chúng ta vẫn có được nhiều lợi ích từ những nỗi đau và thách thức trong cuộc sống, đó là cách chúng ta trưởng thành. Đau khổ giúp xây dựng khả năng phục hồi và đồng cảm, nó là nguồn tài nguyên vô giá cho những người sáng tạo. Tuy nhiên, đau khổ quá mức và sai mục đích sẽ dễ dàng đẩy ta sụp ngã, Tiến sĩ Salz nói. Chúng ta có thể bỏ lỡ cơ hội phát triển thế mạnh của mình vì thường xuyên chịu đựng những hậu quả của các khuyết điểm.

Chìa khóa để có khả năng tốt là hãy tự tìm cho mình một lối đi hiệu quả, Saltz nói. Trong khi việc xác định và giải quyết những yếu kém là khá quan trọng, thì việc giành thời gian để tìm hiểu thế mạnh của cũng rất cần thiết, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, khi tư duy của chúng còn khá mềm dẻo và dễ dàng định hình nhất.

\"Sức
Tiến sĩ, bác sĩ tâm thần Gail Saltz. (Ảnh: Twitter)

Nuôi dưỡng thiên tài

Tiến sĩ Saltz lập luận rằng, có rất nhiều thiên tài tiềm ẩn trên thế giới, và họ có thể sẽ không bao giờ xuất hiện. Có nhiều yếu tố góp phần vào sự mất mát này. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục tiêu chuẩn hóa dựa vào thi cử như 1 thước đo thành công có thể phải nhận 1 phần trách nhiệm.

“Hệ thống giáo dục hiện nay cho rằng, chúng ta nên học tốt ở tất cả môn. Chúng ta có những bài kiểm tra tiêu chuẩn ở mọi nơi, nhưng chúng lại không thể đo lường chính xác kiến thức thực sự của nhiều người, nếu không nói là hầu hết. Chúng tôi cho rằng mỗi người có thể rất giỏi ở một lĩnh vực nào đó và không giỏi ở vài khía cạnh khác”.

Có nhiều căn cứ khoa học cho ý kiến này, chúng có thể được tìm thấy trong dự án Human Connectome, đây là một nỗ lực nghiên cứu liên tục nhằm thiết lập bản đồ mạng lưới thần kinh của bộ não. Phát hiện ấn tượng nhất của họ cho đến nay đó là thấy rằng tất cả bộ não của chúng ta rất khác nhau. Không chỉ là giữa người bình thường với các thiên tài, mà là tất cả mọi người.

“Có sự khác biệt giữa các bộ não”, Saltz nói. Trong khi các nhà giáo dục thường dạy và yêu cầu học sinh của họ đi theo một khuôn mẫu nhất định, thì nhiều em đã tỏ ra không mấy thoải mái trong “chiếc hộp” chật chội này.

Đối với 1 mô hình giáo dục hiệu quả, đặc biệt chú trọng đến tính sáng tạo của sinh viên, Tiến sĩ Saltz đề cập đến công việc của Kevin Pelphrey, Giám đốc phòng thí nghiệm khoa học thần kinh tại Trường Y Yale. Pelphrey tin rằng hầu hết thời gian ở lớp của các sinh viên nên được dùng cho việc khám phá và phát triển thế mạnh bản thân, và dành ít thời gian hơn để khắc phục điểm yếu của bản thân.

Nếu mô hình này được áp dụng vào thời của Einstein, có lẽ nó sẽ giúp ông ít thất vọng hơn. Ông nổi tiếng là người mâu thuẫn với các quy chế của trường học và đứng lên chống lại nó. Einstein rất xuất sắc ở môn toán và khoa học nhưng lại yếu ở các môn học khác. Một giáo viên từng nói với ông rằng, ông sẽ chẳng bao giờ làm nên tích sự gì.

Einstein tuyên bố ông có thể bước ra khỏi những nhận định tiêu cực của người khác, nhưng chỉ vài người có thể tự tin như vậy. Một tác giả nổi tiếng, ông John Irving, từng lớn lên với những suy nghĩ rằng mình là kẻ “lười biếng” và “ngu ngốc”, vì đó là những gì giáo viên của ông đã nói. Nếu không được huấn luận viên đô vật ủng hộ, có lẽ ông đã bỏ học.

Gánh nặng của Thiên tài

\"Sức
Nikola Tesla, một nhà phát minh, nhà vật lý, kỹ sư nổi tiếng người Mỹ. Ông bị mắc chứng bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), ông không chạm vào bất cứ thứ gì hơi bẩn, tóc, bông tai ngọc trai hoặc những vật tròn tròn. (Ảnh: Reddit)

Trong cuốn sách “Big Magic”, tác giả Elizabeth Gilbert đã cho rằng, tư tưởng hiện đại của chúng ta về thiên tài đặt quá nhiều chú ý và áp lực lên cá nhân đó, điều này có xu hướng hủy hoại sức khỏe tinh thần của họ.

“Nó giống như việc bạn muốn ai đó đi nuốt chửng Mặt trời vậy… Và tôi cho rằng áp lực lớn đã giết chết các nghệ sĩ trong vòng 500 năm trở lại đây”, Gilbert cho biết trong một buổi nói chuyện năm 2016.

Trong khi người hiện đại coi thiên tài là một tính năng có được trên một cá nhân đặc biệt sáng tạo, thì người xưa tin rằng những ý tưởng lớn đến từ một thế giới khác. Ví dụ, người La Mã cổ đại cho rằng một thiên tài không phải là một người bình thường, họ đến để truyền tải những ý tưởng từ thế giới khác cho nhân loại.

Ý tưởng thần bí này đã “qua đời” vào thời kỳ Phục hưng, khi con người được coi là nguồn mạch của tất cả kiến ​​thức, nhưng Gilbert nghĩ mang khái niệm cũ này trở lại thịnh hành sẽ làm cho thế giới thành một nơi sáng tạo hơn.

Các định kiến ​​rằng một cá nhân phải trải qua cảm giác thất vọng, chán nản, hay vốn đã tài giỏi để tạo nghệ thuật thực sự ngăn cản một người bình thường đi theo niềm đam mê sáng tạo của họ, Saltz lập luận.

Dù có hay không một lực lượng siêu nhiên đằng sau những ý tưởng lớn, việc đưa nó ra đời vẫn liên quan đến rất nhiều nỗ lực, và không phải ai cũng vượt qua thử thách. Saltz tin rằng chỉ những người có đủ sức mạnh tinh thần và sự kiên trì, bền chí mới có thể vượt qua các chướng ngại và có được sự tự do để theo đuổi những gì họ yêu thích.

“Chúng ta đều có điểm mạnh và điểm yếu. Cách bạn khắc phục khuyết điểm và phát huy thế mạnh sẽ xác định nơi bạn đến trong cuộc sống”, Saltz nói.

Hoàng An biên dịch

Bài Liên Quan

Leave a Comment