Vết thương chưa lành từ cuộc cách mạng Romania 1989
Stephen McGrathRomania
Vào ngày Giáng Sinh 30 năm trước, nhà độc tài cộng sản bạo chúa của Romania, Nicolae Ceausescu, bị xử bắn bởi đội hành quyết sau phiên xử chóng vánh.
Chiến trường đẫm máu tại Romania trong tháng 12/1989 đã dẫn tới sự sụp đổ của một trong những chế độ cộng sản đàn áp người dân khốc liệt nhất ở châu Âu, và của nhà lãnh đạo được coi là nhà độc tài hung dữ nhất ở nước này.
Với những người Romania dám thách thức ông, đó là thời khắc định hình nên cuộc đời họ.
\”Đó là chiến tranh, nơi đây là vùng chiến sự,\” Traian Rabagi, khi đó là một cậu sinh viên 19 tuổi, nhớ lại.
\”Tôi gào lên, \’Tự do!\’, \’chúng ta là nhân dân!\’ và \’hãy sụp đổ cùng Ceausescu!\’\”
Cuộc cách mạng đã lan ra như thế nào
Cuộc cách mạng chống lại chế độ Ceausescu bắt đầu nổ ra từ giữa tháng 12 ở thành phố Timisoara ở miền tây, nhưng nó đã nhanh chóng bị đàn áp bằng bạo lực theo mệnh lệnh từ Ceausescu.
Sự bất mãn nhanh chóng lan ra toàn quốc, tạo thành hàng trăm ngàn cuộc biểu tình tại Bucharest sau một bài diễn văn được chuẩn bị hết sức cẩn thận nhưng rốt cuộc lại thành vụng về của Ceausescu hôm 21/12/1989.
Ceausescu đã đánh giá sai về tâm trạng của đám đông khi ông đổ lỗi cho \”những kẻ kích động mang tư tưởng phát xít\” về tình trạng bạo loạn ở Timisoara; những đám đông ở Bucharest đáp trả bằng những âm thanh phản đối, và họ hô vang, \”Timisoara! Timisoara!\”
Rõ ràng là bị sốc trước phản ứng này, Ceausescu cố gắng làm hài lòng đám đông người biểu tình với các hứa hẹn tăng lương, nhưng tâm trạng bất mãn vẫn gia tăng.
Bài phát biểu trên toàn quốc, được phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia, đã bị đột ngột cắt sóng.
Vào ngày có bài diễn văn vụng về của Ceausescu, Traian Rabagia tham gia trong đoàn người biểu tình, đương đầu với các lực lượng ủng hộ cộng sản trên đường phố.
\”Máu vương khắp nơi trên lối đi bộ chỗ kia,\” ông Rabagia nói với BBC khi đứng bên ngoài Khách sạn InterContinental ở trung tâm Bucharest.
Một cuộc cách mạng đẫm máu nổ ra, chấm dứt 21 năm cầm quyền chuyên chế của Ceausescu, và 42 năm chính quyền cộng sản tại Romania.
Ngày hôm sau, nhà độc tài và vợ ông, Elena, chạy khỏi tòa nhà Ủy ban Trung ương Bucharest bằng trực thăng khi nhiều đám đông xông vào tổng hành dinh của đảng cầm quyền.
Hai người đã bị bắt tại Targoviste, cách đó 50km.
Vì sao Ceausescu sụp đổ
Chật vật vì phải trả nợ nước ngoài trong thập niên 1980, Ceausescu đưa ra một loạt các biện pháp thắt lưng buộc bụng, khiến người dân cả nước rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn.
Tình hình kinh tế thảm hại càng trở nên trầm trọng khi Ceausescu phô trương đổ tiền vào các dự án \’khủng\’ như xây dựng Cung điện Nhân dân, công trình thậm chí đến ngày nay vẫn là một trong những tòa nhà lớn nhất thế giới.
\”Tôi nhớ cảnh đói nghèo trong thời thập niên 1980, tôi nhớ là ở Bucharest các nhà máy rượu bia, nhà hàng, mọi thứ đền tối tăm,\” ông Rabagia nói.
Tthiếu thốn các vật dụng cơ bản như thực phẩm, nguồn nhiệt sưởi ấm, đèn thắp sáng, người dân càng thêm bất mãn khi Ceausescu và Elena sống xa hoa trong các tòa nhà lộng lẫy như cung điện.
\”Chúng tôi biết rằng người dân sống ở các nước khác có đời sống vật chất đầy đủ hơn, sống tốt hơn. Với tôi, rõ ràng là có điều gì đó đang xảy ra, nhưng không ai thực sự nói về chuyện đó.\”
Romania có một trong những lực lượng công an mật đông nhất, đáng sợ nhất trong Khối Đông u, và việc nói năng tự do dưới thời Ceausescu là một việc nguy hiểm.
Người ta cho rằng hồi thập niên 1980 cứ trong bốn người thì có một là chỉ điểm của công an mật của Ceausescu. Lực lượng Securitate này đã tra tấn và giết chết hàng ngàn người bất mãn.
\”Sợ, không dám nói là tâm trạng chung kể từ thời đầu thập niên 1980,\” cựu sinh viên Rabagia nhớ lại.
Vào Ngày Giáng Sinh, gia đình Ceausescu bị xử bắn bởi một đội hành quyết trong phiên tòa cáo buộc họ các tội ác chống lại nhân loại.
\”Tôi thấy nhẹ cả người. Đó là điều tốt cần làm để nhân dân bình tĩnh lại. Những người khôn ngoan hơn tôi nói rằng máu cần phải đổ để trấn an các sự kiện như thế này.\”
Tại sao người Romania không để quá khứ lại phía sau
Ba thập niên đã trôi qua kể từ khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ và Romani nay là một quốc gia dân chủ ở châu u với một nền kinh tế đang tăng trưởng.
Nhưng với một số người, vết sẹo từ những ngày đẫm máu của cuộc cách mạng 1989 vẫn còn đó.
Đứng bên ngoài tòa nhà Tòa án Tối cao ở Bucharest vào một ngày cuối tháng 11, Alexandru Catalin Giurcanu, 46 tuổi, người có cha bị giết chết một cách tàn bạo trong cuộc cách mạng, tới đây để tìm công lý.
\”Sau 30 năm, hệ thống công lý của chúng tôi vẫn phải vật lộn trong việc tìm ra ai là kẻ đã giết chết nhân dân trong cuộc cách mạng, ai là những kẻ phạm tội,\” ông nói với BBC.
\”Chúng tôi tới đây ngày hôm nay để bắt đầu tiến trình pháp lý đối với vụ việc đã được mở hồ sơ từ thời thập niên 1990,\” ông nói.
Đó là phiên nghe trình bày đầu tiên trong một vụ xử đã được chờ đợi từ lâu, theo đóc áo buộc cựu Tổng thống Ion Iliescu, người lên nắm quyền sau thời Ceausescu, về các tội ác chống lại nhân loại.
Cơ quan công tố buộc Ion Iliescu, nay 89 tuổi và đang trong tình trạng sức khỏe kém, và hai cựu đồng sự, phải chịu trách nhiệm về việc \”góp phần tạo nên chấn thương tinh thần diện rộng\” trong cuộc cách mạng 1989, và về cái chết của 852 người.
Hơn 5.000 người được trông đợi sẽ ra làm chứng trước tòa.
Hơn 1.100 người đã bị giết chết trong cuộc cách mạng 1989 của Romania.
Ông Giurcanu, người đã xuống đường trong cuộc cách mạng 1989 khi mới 16 tuổi, nhớ lại câu chuyện riêng đau lòng về những gì xảy ra trong đêm 23/12/1989.
\”Cha tôi thấy tôi vẫn chưa về nhà, thế là ông ấy đi tìm tôi,\” ông kể. \”Tôi thấy cha nằm chết trên phố khi tôi trên đường về nhà. Ông ấy mất mạng sau khi bị bắn 13 viên đạn. Đó là một khẩu súng máy,\” ông nói.
\”Thật khủng khiếp, chuyện đó đã làm thay đổi cuộc đời tất cả chúng tôi, và đã 30 năm rồi mà chúng tôi vẫn chưa tìm được ai là kẻ đã bắn chết cha mình,\” ông nói.
Aurel Dumitrascu, 44 tuổi, cũng đi tìm công lý trong phiên tòa. Ông mới chỉ là một cậu thiếu niên khi cuộc cách mạng nổ ra.
\”Tôi bị bắn từ khoảng cách ba mét, họ bắn ra từ một chiếc xe hơi,\” ông nói và xắn tay áo để lộ vết thương trên cánh tay do vết đạn để lại.
\”Họ bắn vào bất kỳ ai đi trên phần đường đi bộ. Khi đó tôi 14 tuổi.\”
\”Phiên tòa vụ Cách mạng\” đã được lui lại cho tới tháng 2/2020.
Tại sao sự thịnh vượng vẫn chưa đến với một số người Romania
Đã có những năm nhiều xáo trộn tiếp nối sau cuộc cách mạng với chính phru do ông Iliescu dẫn dắt.
Vào năm 2007, Romania gia nhập Liên hiệp châu u, nhờ đó đã đạt được khấm khá lên ít nhiều.
Nền kinh tế Romania đã tăng trưởng rất ấn tượng, nhưng thậm chí ngày nay nước này vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất châu u.
Trong lúc nhiều thành phố – kể cả Bucharest – đã trở nên giàu có hơn, thì vùng nông thôn, nơi có khoảng 45% dân số sinh sống, người ta có cảm giác như bị bỏ lại đằng sau.
Ngồi trong căn bếp nhỏ ở Cris, một ngôi làng nhỏ vùng Transylvania xa xôi, vợ chồng nông dân Marcel vaf Niculina Taropa, đều ngoài 40 tuỏi, nhớ lại thời 30 năm trước, khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ.
\”Chúng tôi đã rất vui mừng vì nghĩ thời gian tốt đẹp hơn đã đến,\” ông Taropa nhớ lại. \”Nhưng mà đã không có nhiều thay đổi gì cho lắm, chúng tôi không có đường sá, đường cao tốc [tử tế], còn hệ thống y tế thì ngày càng tệ,\” ông nói. \”Có khá hơn [so với thời cộng sản] vì công việc nay ổn định hơn.\”
Ông bà Taropa đồng ý rằng quyền tự do ngôn luận là một thay đổi vô cùng giá trị so với thời cộng sản, nhưng cũng đồng ý rằng các lợi ích kinh tế kể từ 1989 vẫn chưa đạt mức mà họ trông đợi.
\”Hệ thống nước thải, nước sạch, gas, đó là những thứ lẽ ra làng chúng tôi phải có rồi,\” bà Taropa nói. Không có gas, hầu hết người dân làng phải sưởi ấm nhà bằng củi, giống như 3,5 triệu hộ gia đình khác trên cả nước.
Chừng 70% dân số Romania ở vùng nông thôn đang sống dưới mức đói nghèo, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới.
\”Người dân không được trả đủ mức ở đây [Romania],\” bà Taropa nói. \”Dân số tại các làng đã trở nên già đi, và người trẻ thì bỏ ra nước ngoài.\”
Vì sao Giáng Sinh làm đau những vết thương cũ
Mức di dân cao là một trong nhiều vấn đề của Romania ngày nay. Có tới bốn triêuu người đã rời Romania đi tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn, mức lương cao hơn kể từ khi nước này gia nhập EU.
Mức độ tham nhũng cao trong giới quan chức cũng khiến người dân rời bỏ đất nước.
Trong những năm gần đây, các cuộc biểu tình chống chính phủ đã gây khó khăn cho các chính phủ do đảng Xã hội Dân chủ dẫn dắt, vốn muốn rút lại các biện pháp chống tham nhũng và làm suy yếu tính độc lập của hệ thống tư pháp.
Các cuộc biểu tình rầm rộ hồi 2007 phản đối các biện pháp này đã làm nổ ra phong trào phản đối lớn nhất kể từ cuộc cách mạng 1989 đến nay.
Ở trung tâm Bucharest trong một tối lạnh tháng 12, những người đi mua sắm vội vã đi qua đi lại trong dòng giao thông bận rộn, dưới ánh sáng của chủ nghĩa tư bản và những thứ trang trí cho Giáng Sin
Ba mươi năm trước, đó là cảnh tượng không ai có thể nghĩ tới.
Nhưng với một số người, như ông Giurcanu vốn bị mất cha trong cuộc cách mạng, thì Giáng Sinh chỉ là dịp mở ra những vết thương cũ còn chưa lành.
\”Với mọi người thì Giáng Sinh là Giáng Sinh. Nhưng với chúng tôi, đó là dịp khiến chúng tôi nhớ lại chuyện cha, mẹ, con cái chúng tôi đã ra đi trong những cỗ quan tài như thế nào,\” ông nói.
\”Cây thông Giáng Sinh mà cha mua cho nhà tôi cuối cùng đã được đặt lên cỗ quan tài của ông, như những bông hoa vậy.\”