2019: Thử xem người TQ quan tâm gì trên mạng xã hội?

2019: Thử xem người TQ quan tâm gì trên mạng xã hội?

Kerry AllenBBC Monitoring

\"A

Trung Quốc là một trong những quốc gia kiểm duyệt Internet chặt chẽ nhất trên thế giới. Nhưng trong năm 2019, 854 triệu người dùng internet này ở nước này đã tìm ra những phương cách để vượt qua bức tường kiểm duyệt, để nói lên quan điểm của mình về những vấn đề mà họ muốn thảo luận.

Năm nay, phong trào #MeToo diễn ra khá rầm rộ ở Trung Quốc. Những người trẻ tuổi đã cùng nỗ lực chống lại các hành vi phi đạo đức nơi công sở, và cả quốc gia cũng đoàn kết lại do cùng chung mối lưu tâm đến từ những thách thức do sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo).

Tuy nhiên, chính phủ cũng đã định hướng sự quan tâm của công luận liên quan đến môi trường, các vấn đề về kinh doanh và tất nhiên là Hong Kong.

Hong Kong

\"A
Image captionCác cuộc biểu tình ở Hong Kong là chủ đề được thảo luận nhiều trên mạng xã hội ở Trung Quốc

Sáu tháng qua, đây là chủ đề chiếm lĩnh tin tức trên các nền tảng truyền thông xã hội cả trong và ngoài Trung Hoa đại lục.

Trên thực tế, các cuộc biểu tình quy mô lớn ở Hong Kong, vốn thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế vào đầu tháng 6, đã khiến đến ngày 9/6, \’Hong Kong\’ lọt vào danh sách các từ khoá tìm kiếm bị kiểm duyệt.

Khi các cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra, chính quyền Bắc Kinh đã kiểm duyệt mọi liên quan đến những người biểu tình, nhưng sau khi rõ ràng điều này là bất khả, truyền thông dòng chính đã khởi động một chiến dịch truyền thông quy mô, quy kết các cuộc biểu tình này là bạo lực mang \”sắc thái khủng bố.\”

Các hashtag như #SupportTheHongKongPolice và #ProtectHongKong đã được truyền thông dòng chính tung ra rầm rộ trên Sina Weibo – một nền tảng truyền thông xã hội \”nội địa\” của Trung Quốc.

Ngược lại, trên Twitter và Instagram, những người biểu tình đã dùng các hashtag #FightForFreedomStandWithHK và #GloryToHongKong – những hashtag này sau đó đã trở thành khẩu hiệu liên kết với các cuộc biểu tình.

\’Hành xử văn minh\’

\"Topless
Image captionMột số thành phố Trung Quốc đang tiến đến việc xem lối ăn mặc \’Bikini Bắc Kinh\’ là một ví dụ của \’hành vi thiếu văn minh\’ nơi công cộng

Trước khi Trung Quốc tung ra hệ thống \’tín nhiệm công dân\’ gây tranh cãi vào năm 2020, một cụm từ đã được lặp đi lặp lại trên mạng: sự cần thiết phải có thêm những hành vi \”hành xử văn minh.\”

Chính phủ Bắc Kinh cho phép các địa phương tự quyết định cách thức thực hiện việc này. Kết quả là, ở nhiều địa phương, một số quy định khuyến khích công dân \’hành xử văn minh\’ hơn đã được ban hành. Điều này ít nhất cũng khiến người dân phải cân nhắc về hành vi của mình.

Vào tháng 7, thành phố Tế Nam, ở phía đông Trung Quốc, đã cấm những người đàn ông vén áo lên nửa người và để lộ bụng – một lối ăn mặc khá phổ biến và được gọi bằng cái tên hóm hỉnh \’Beijing bikini\’ (Bikini Bắc Kinh).

Vào tháng Năm, thủ đô Bắc Kinh cấm các hành vi như ngồi trên tàu điện ngầm mà hai chân dang rộng chiếm chỗ người khác, hay ăn uống trên phương tiện công cộng; còn thành phố Nam Kinh ở miền Đông đã cảnh báo những người đi bộ, rằng điểm tín nhiệm công dân của họ có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu họ cứ băng qua đường khi đèn đỏ dành cho người đi bộ vẫn sáng.

Nhận dạng khuôn mặt

\"Facial
Image captionNhiều ngành kinh doanh ở Trung Quốc hiện sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt

Năm 2019, công nghệ trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc đã có bước tiến ngoạn mục, nhưng sự phát triển của công nghệ nhận dạng khuôn mặt của nước này cũng mang lại không ít lo ngại, theo như những gì được thảo luận trên mạng.

Đầu năm 2019, dịch vụ thanh toán Alipay đã hợp tác với một loạt các cửa hàng bán lẻ, cho phép người tiêu dùng có thể mua các sản phẩm bằng công nghệ nhận dạng khuôn mặt.

Tuy nhiên, đến tháng 7, hãng này tuyên bố rằng, họ đã bổ sung thêm tính năng làm đẹp vào hệ thống thanh toán bằng nhận diện khuôn mặt, sau khi nhận được phản hồi rằng, các máy nhận dạng khuôn mặt đã khiến khách hàng trở nên xấu hơn thực tế.

Nhận dạng khuôn mặt từng bị chế giễu vì sự không hoàn hảo của nó. Hồi tháng 5, một người đàn ông đã nhận một hóa đơn tiền phạt, và còn bị trừ đi hai điểm trên bằng lái xe, vì camera an ninh cho rằng, ông ta vừa lái xe vừa nghe điện thoại, trong khi trên thực tế ông ta chỉ gãi mặt.

Đồng thời, trên mạng cũng diễn ra một loạt tranh luận liên quan đến việc khi thu thập dữ liệu nhận dạng khuôn mặt người dùng, nhiều dữ liệu không cần thiết khác cũng bị thu thập.

Vào tháng 7, một nữ vlogger nổi tiếng đã bị chế giễu sau khi lỗi bộ lọc khuôn mặt tiết lộ gương mặt thật của cô gái trẻ trung trên mạng này thật ra là một phụ nữ trung niên ngoài đời.

Còn vào tháng 9, một ứng dụng có tên là ZAO, cho phép người dùng chèn khuôn mặt của họ thay cho các nhân vật trong phim và trên truyền hình, đã phải dỡ bỏ, do nỗi lo sợ về sự gian lận và xâm pạm quyền riêng tư.

Vào tháng 11, một giáo sư luật đã kiện một công viên động vật hoang dã, sau khi công viên này bất ngờ tiến hành nhận dạng khuôn mặt như một điều kiện tiên quyết để có thể đi vào tham quan.

\’996\’

\"Alibaba
Image captionJack Ma nói rằng, việc kinh doanh của ông tại Alibaba sẽ không thành công như vậy nếu ông không làm việc quá giờ

Cuối năm ngoái, thuật ngữ lịch làm việc \’996\’ xuất hiện trên một số blog và diễn đàn truyền thông xã hội ở Trung Quốc, thoạt đầu bởi người lao động làm việc trong ngành công nghệ của Trung Quốc.

Những công nhân này dùng nó như một cách để họ xả nỗi bực dọc của họ khi bị ép làm việc quá mức, từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, suốt cả 6 ngày mỗi tuần.

Các nhà kiểm duyệt Trung Quốc thường không chú ý kiểm duyệt các con số xuất hiện theo trình tự vì cho rằng chúng thường vô hại.

Do đó, người dùng Weibo có thể sử dụng con số \’996\’ để đưa ra khiếu nại công khai rằng, chủ sử dụng lao động của họ đã vi phạm luật lao động của Trung Quốc, bằng cách khiến họ làm việc khoảng 72 giờ một tuần.

Tuy nhiên, từ chỗ chỉ dùng trong ngành công nghệ, thuật ngữ lịch làm việc \’996\’ đã được sử dụng rộng rãi, nhất là trong giới trẻ Trung Quốc. Họ phàn nàn rằng việc phải làm thêm giờ đã như một thứ dịch bệnh.

Tuy nhiên, một số doanh nhân nổi tiếng đã bảo vệ lịch làm việc \’996,\’ vì họ gắn việc làm việc cật lực với khả năng cho phép doanh nghiệp của họ vượt đầu so với các đối thủ khác. Những người này bao gồm người giàu nhất Trung Quốc và là nhà sáng lập tập đoàn thương mại điện tử Alibaba, Mã Vân (Jack Ma); nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Tập đoàn thương mại điện tử JD.com, Richard Liu.

985,211,996,251

Một gã khổng lồ công nghệ khác của Trung Quốc cũng bị kéo vào vụ bê bối số. Chuỗi số 985, 211, 996, 251 trông giống như một địa chỉ trang web, nhưng thực ra nó được sử dụng để nói về một vụ bê bối liên quan đến một cựu nhân viên của tập đoàn Hoa Vi (Huawei).

Nhóm số thứ nhất và thứ hai đề cập đến các trường đại học hàng đầu của Trung Quốc, nơi đào tạo ra nhiều nhân viên công nghệ – 985/221 trong bảng xếp hạng đại học của Trung Quốc.

Còn 996 là số giờ họ thường phải làm việc và con số 251 thể hiện số ngày cựu nhân viên Huawei Lý Hoành Viễn (Li Hongyuan) bị giam sau khi đòi Huawei thanh toán tiền trợ cấp thôi việc sau khi ông này đã làm việc cho Hoa Vi trong 13 năm.

Người cựu nhân viên này bị buộc tội tống tiền. Nhưng ông được trả tự do hồi tháng 8, sau khi không có đủ bằng chứng để khép ông vào tội mà Hoa Vi cáo buộc.

Vụ việc đã làm tổn hại danh tiếng của Hoa Vi, bất chấp làn sóng thể hiện sự ủng hộ tập đoàn này như cách biểu lộ tình yêu nước, sau vụ Canada bắt giữ giám đốc tài chính của Hoa Vi, bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou) một năm trước.

Lạm dụng tình dục

\"Yuyamika
Image captionVlogger Yuyamika khuyến khích mọi người lên tiếng về vấn đề bạo lực gia đình

Trong năm 2018, theo đà phát triển của phong trào #MeToo trên toàn cầu, nhiều phụ nữ Trung Quốc đã sử dụng hashtag này để đề cập đến việc họ cũng từng là nạn nhân của việc bị lạm dụng tình dục. Những hashtag này đã nhanh chóng bị kiểm duyệt sau đó.

Tuy nhiên, năm 2019, phụ nữ ở Trung Quốc đã gây khó khăn cho các nhà kiểm duyệt, bằng cách chia sẻ các cảnh quay mà họ vô tình quay được liên quan đến việc họ bị tấn công tình dục.

Các cảnh quay như vậy ngày càng phổ biến. Trong những tháng gần đây, gần như hàng ngày, các video này xuất hiện trên trang mạng Sina Weibo và nhanh chóng gây sốt.

Hội Liên hiệp phụ nữ toàn Trung Quốc cho hay rằng, có đến 30% phụ nữ đã kết hôn của Trung Quốc – tức khoảng 90 triệu phụ nữ – đã từng chịu một số hình thức của bạo lực gia đình.

Vào tháng 11, một vlogger làm đẹp Yuyamika đã kêu gọi hàng triệu người theo dõi cô \”đừng im lặng mãi\” về chuyện bạo lực gia đình.

Và trong cộng đồng sinh viên cũng xuất hiện những lời kêu gọi sa thải những người có chức quyền vì lạm dụng phụ nữ.

Vào tháng 12, sinh viên tại các trường đại học ở Bắc Kinh và Thượng Hải đã thống nhất cùng lên mạng, chia sẻ những trải nghiệm của họ về việc bị các giảng viên tấn công tình dục. Hai giáo sư đại học đã bị sa thải do chuyện này.

Tái chế

\"A
Image captionCác trò chơi trải ngiệm thực tế ảo gây sốt khi chứng minh cho người dân Trung Quốc thấy rằng, việc tái chế rác thải có thể là rất thú vị

Môi trường cũng là một chủ đề thu hút nhiều quan tâm trong năm 2018. Và vào tháng 7, Thượng Hải – thành phố lớn và đông dân nhất thế giới – đã có những bước đi táo bạo để thực thi quy định mới về tái chế rác thải nghiêm ngặt hơn.

Quy định này yêu cầu mọi người phân loại rác thải thành bốn loại khác nhau, nếu không sẽ bị phạt nặng.

Ngoài ra, các nhà hàng và doanh nghiệp cung cấp thực phẩm cũng bị cấm dùng dao nĩa nhựa; còn các khách sạn bị cấm dùng các vật dụng chỉ sử dụng một lần.

Cùng tháng đó, hashtag #DividingRubbishChallenge lan truyền nhanh, với việc chính phủ tích cực tuyên truyền để người dân dễ nhớ những loại rác thải nào cần được cho vào thùng rác nào.

Người dùng mạng xã hội khắp Trung Quốc cũng thảo luận sôi nổi về các bài hát, trò chơi và thậm chí cả các video về một người đàn ông đang chơi trò chơi phân loại rác qua trải nghiệm thực tế ảo.

Kết qủa là ý thức sống thân thiện với môi trường đang dần lan toả. Đài truyền hình CGTN của nhà nước cho hay rằng, vào cuối năm 2020, sẽ có 46 thành phố lớn của Trung Quốc sẽ tiếp bước cách làm này của Thượng Hải.

\’Tẩy chay…\’

\"Liu
Image captionMột số người nói rằng, họ sẽ tẩy chay bộ phim Hoa Mộc Lan, sau khi nữ diễn viên Lưu Diệc Phi đăng bài thể hiện sự ủng hộ vớicảnh sát Hong Kong

Năm 2019, đã liên tục xuất hiện nhiều lời kêu gọi – chủ yếu là xuất phát từ chỉ đạo của nhà nước – tẩy chay các cá nhân, sản phẩm hoặc nhượng quyền thương mại bị coi là chống Trung Quốc.

Hồi tháng 8, một số thương hiệu quốc tế, trong đó có các thương hiệu hàng xa xỉ như Versace, Coach và Givenchy, là đối tượng của những lời kêu gọi kiểu này trên truyền thông Trung Quốc, do đã xem Hong Kong, Ma Cao hoay Đài Loan là các quốc gia hoặc khu vực độc lập.

Trung Quốc còn đi xa hơn thế khi không dung thứ cho những chỉ trích nước này đến từ các ngôi sao thể thao quốc tế.

Hồi tháng 10, sau khi người quản lý của đội bóng Houston Rockets, Daryl Morey, đăng tweet ủng hộ người biểu tình ở Hong Kong, Trung Quốc đã cấm hoàn toàn việc phát sóng các trận đấu NBA trên truyền hình.

Tiếp đó, vào tháng 12, một tweet của Mesut Ozil, tiền vệ của CLB Arsenal, lên tiếng phản đối chính quyền Trung Quốc trong việc việc ngược đãi, giam giữ người Duy Ngô Nhĩ và người Hồi Giáo ở Tân Cương, cũng khiến Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc ngưng phát sóng các trận đấu bóng đá của Arsenal trên các kênh thể thao của đài này.

Ngược lại, cũng có những chiến dịch trên các phương tiện truyền thông ở nước ngoài trả đũa lại các quyết định của Trung Quốc.

Vào tháng 3, người dùng mạng xã hội ở Ấn Độ đã sử dụng hashtag #BoycottChinese Products sau khi Trung Quốc chặn một đề nghị của Mỹ, Anh và Pháp gửi lên Liên Hiệp Quốc, yêu cầu áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với thủ lĩnh Masood Azhar của nhóm khủng bố Jaish-e-Mohammed (JeM).

Tiếp đó, hồi tháng 8, người dùng Twitter đã sử dụng hashtag #BoycottMulan sau khi nữ diễn viên Trung Quốc Lưu Diệc Phi (Liu Yifei) bày tỏ sự ủng hộ của cô với cảnh sát Hong Kong.

BBC Monitoringtường trình và phân tích tin tức từ truyền hình, phát thanh, web và báo in trên thế giới. Quý vị có thể cập nhật các tường trình từ BBC Monitoring trên Twittervà Facebook.

Bài Liên Quan

Leave a Comment