Ông Lạc Huệ Ninh \’run chân\’ ngày đầu nhậm chức ở Hong Kong?

Ông Lạc Huệ Ninh \’run chân\’ ngày đầu nhậm chức ở Hong Kong?

\"Hong
Image captionTại cuộc họp báo hôm 06/01, tân giám đốc Văn phòng Liên lạc, Lạc Huệ Ninh cam kết sẽ \”phục hồi Hong Kong bị tàn phá bởi biểu tình để trở lại con đường đúng đắn\”

Cuộc họp báo ngày đầu nhậm chức Giám đốc Văn phòng liên lạc Hong Kong của ông Lạc Huệ Ninh hôm 06/01/2020 được các báo khu vực hết sức chú ý.

Là người đại diện cao nhất của chính phủ Trung Quốc tại đặc khu vốn căng thẳng nửa năm qua vì làn sóng biểu tình, ông Lạc Huệ Ninh, 65 tuổi, bị một số tờ báo mô tả là \”rất bối rối\”.

Các báo tiếng Trung đăng tin ông Lạc \”hai chân run bần bật\” dù chỉ tiếp xúc báo chí đúng năm phút.

Việc bổ nhiệm ông Lạc, cựu chủ tịch tỉnh Thanh Hải, cựu bí thư Sơn Tây, người chưa hề có kinh nghiệm quản lý Hong Kong, được cho là vội vã, thậm chí bất ngờ.

Trang South China Morning Post mô tả Văn phòng liên lạc Hong Kong chỉ được thông báo trong vòng một giờ là họ sẽ có sếp mới.

Và trong buổi đón nhận tin rằng là ông Lạc Huệ Ninh, người đã quá tuổi hưu (65) từ tháng 10/2019, sẽ làm người đại diện cao cấp nhất của Bắc Kinh ở Hong Kong, đã không có mặt người lãnh đạo cũ.

Ông Vương Chí Dân bị sa thải vì khi nắm chức giám đốc văn phòng liên lạc của Bắc Kinh với Hong Kong đã để phe ủng hộ Trung Quốc thua đậm trong bầu cử cấp quận.

Trong 18 khu vực bầu cử Hong Kong thì 17 rơi vào tay các dân biểu địa phương chống Bắc Kinh hoặc ít ra là ủng hộ dân chủ.

Vì sao chọn Lạc Huệ Ninh?

Có bằng tiến sĩ kinh tế Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, ông Lạc là người Hán, quê An Huy và đi lên từ cấp huyện ở tỉnh nhà.

Khi làm chủ tịch tỉnh Thanh Hải, vùng có người thiểu số Tây Tạng, ông đã thăm Ấn Độ, nước láng giềng giáp biên giới.

Nhưng ông chỉ thăm Hong Kong đúng một lần hồi 2018.

\"A
Image captionKhông ít người trong giới trẻ Hong Kong ủng hộ biểu tình chống Bắc Kinh
\"People
Image captionHàng ngàn người biểu tình Hong Kong tập trung tuần hành trong ngày đầu năm mới

Sau khi rời Thanh Hải, ông về làm bí thư Sơn Tây và được nói là có năng lực điều hành nền kinh tế địa phương, chống tham nhũng.

Vẫn theo South China Morning Post trích các nhà bình luận từ Hong Kong, Quảng Châu và Singapore, có thể việc thiếu hoàn toàn kinh nghiệm tại Hong Kong lại là điểm mạnh của ông Lạc.

Chủ tịch Tập Cận Bình có thể rất cần một người hoàn toàn không dính líu gì đến các phe nhóm tại Hong Kong và có cái nhìn chính xác về tình hình.

Vì nhu cầu này, có thể ông Tập đã chấp nhận \”phá lệ\” về tuổi hưu khi bổ nhiệm ông Lạc Huệ Ninh.

Thất bại của phe thân TQ trong bầu cử vừa qua bị cho là do lỗi của Văn phòng liên lạc \”báo cáo quá lạc quan về tình hình\” cho Bắc Kinh.

Sự thực lại hoàn toàn không phải như vậy.

Tại cuộc họp báo, ông Lạc Huệ Ninh cam kết sẽ \”phục hồi Hong Kong bị tàn phá bởi biểu tình để trở lại con đường đúng đắn\”.

\"Hong
Image captionCác bệnh viện tại Hong Kong ghi nhận 16 trường hợp người đi thăm Hoa lục về bị mắc bệnh viêm phổi cấp. Tuy nhiên, nhà chức trách loại trừ khả năng có dịch virus SARS như hồi 2003

Ngoài vấn đề chính trị nội bộ, và ảnh hưởng của bầu cử Đài Loan sắp tới, mọi động thái của chính quyền Hong Kong đều có thể ảnh hưởng tới quan hệ Mỹ – Trung.

Cuối 2019, Tổng thống Donald Trump ký thành luật hai dự luật ủng hộ những người biểu tình vì dân chủ ở Hong Kong.

Hoa Kỳ sẽ trừng phạt quan chức Hong Kong vi phạm nhân quyền và giám sát để đảm bảo thành phố này đủ tự chủ thì mới được hưởng qui chế giao thương đặc biệt với Hoa Kỳ.

Ngoài ra, giới chức Hong Kong đang phải đối phó với lo ngại về bệnh viên phổi cấp do người từ Hong Kong đi thăm Hoa lục mắc phải.

Vụ việc xảy ra ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, và tới nay tổng cộng gây lây nhiễm cho 44 trường hợp, với 11 bị coi là \”nghiêm trọng\”.

Riêng tại Hong Kong, tính đến 05/01, các bệnh viện ở đây ghi nhận 16 vụ viêm phổi cấp.

Hồi 2003, virus Sars gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính xuất phát từ Trung Quốc, lây lan sang Hong Kong.

Sars làm chết chừng 800 người, trong đó có gần 300 ở Hong Kong.

Bài Liên Quan

Leave a Comment