Dự lễ thứ Sáu, Giáo chủ 80 tuổi lên án \’kẻ thù\’ của Iran

Dự lễ thứ Sáu, Giáo chủ 80 tuổi lên án \’kẻ thù\’ của Iran

\"Image
Image captionXuất hiện để chủ trì lễ cầu nguyện thứ Sáu, vị Ayatollah 80 tuổi của Iran lên án \’những thế lực thù địch\’ và bảo vệ cho lực lượng Vệ binh \’con cưng\’ của chế độ

Xuất hiện để chủ trì lễ cầu nguyện thứ Sáu, Ayatollah Khamenei 80 tuổi của Iran lên án \’những thế lực thù địch\’ đang lợi dụng tình hình để \’chống phá\’ quốc gia theo Hồi giáo Shia.

Sự xuất hiện hiếm có của Ayatollah Khamenei tại Giáo đường Mosalla, Tehran thu hút cả nước Iran và dư luận quốc tế, sau một loạt vụ việc chấn động ở quốc gia này.

Bình thường thì người đứng đầu Giáo hội Shia của Iran ít khi tự tới làm lễ, và chỉ cử những phụ tá là chức sắc của giáo hội đến đại diện.

Lần trước, ngài Khamenei đã xuất hiện ở buổi lễ tương tự năm 2012, để kỷ niệm 33 năm Cách mạng Hồi giáo Iran (1979).

Hôm nay, 17/01/2020, Ayatollah Khamenei xuất hiện trở lại trước công chúng dự lễ ngày thứ Sáu quan trọng của đạo Hồi để lên án \”những kẻ thù\” đang phát hoại \”đoàn kết dân tộc\”.

Mất đi hào quang \’tinh nhuệ\’

Ngài cũng bảo vệ Lực lượng Vệ binh Cách mạng vốn được cho là rất tinh nhuệ và là đội quân đứng trên cả hệ thống quân sự bình thường vì chỉ trung thành với Hội đồng Giám hộ gồm các vị chức sắc tôn giáo cao cấp.

Thời gian qua, Vệ binh Cách mạng Iran bị cho là không \”tinh nhuệ\” như quảng cáo của bộ máy tuyên truyền tôn giáo Iran.

Vụ \”bắn nhầm\” phi cơ Boeing hành khách của Ukraine sau khi cất cánh khỏi sân bay quốc tế Tehran làm lộ ra các lỗ hổng trong hệ thống chỉ huy và liên lạc của Vệ binh Cách mạng.

Tệ hơn, nếu một số đồn đoán rằng phòng không Iran bị đối phương làm tê liệt là đúng, thì uy tín của Vệ binh Cách mạng cũng bị sứt mẻ.

Sự cố xảy ra trong đêm các lực lượng vũ trang Iran sợ bị Hoa Kỳ tấn công, sau khi drone của Mỹ giết tướng Qasem Soleimani tại Iraq hôm 03/01/2020.

Trong đêm 08/01, sau khi Iran bắn hơn 20 hỏa tiễn vào các căn cứ của Hoa Kỳ ở Iran để trả thù cho ông Soleimani, một đơn vị phòng không Iran đã bắn hạ phi cơ Ukraine, giết chết cả 176 người trên khoang.

Ban đầu, truyền thông Iran nói phi cơ rơi vì lỗi kỹ thuật, vì bị cháy động cơ, nhưng sau phải thừa nhận sai lầm của một nhóm phòng không.

Vụ việc khiến hàng nghìn người dân Iran, gồm đông đảo thanh thiếu niên đô thị, giảng viên đại học, giáo chức, nhân viên nhà nước đã biểu tình lên án Vệ binh Cách mạng.

Giới quan sát tin rằng vụ bắn rơi máy bay, giết chết gần 150 người Iran gồm cả một số người song tịch, gây choáng cho tầng lớp ưu tú ở đô thị vốn ít phản kháng chế độ.

\"Iran\"/
Image captionPhụ nữ thuộc phái ủng hộ chế độ thần quyền Iran, mang hình tướng Soleimani bị Hoa Kỳ giết

Niềm tin của họ với tuyên truyền mà nhà nước luôn vẽ ra về năng lực \”bách chiến bách thắng\” của Vệ binh Cách mạng đã bị đổ vỡ.

Cái chết của tướng Qasem Soleimani, người hùng của chế độ thần quyền Iran, cũng gây khủng hoảng cho mô hình \”xuất khẩu cách mạng Hồi giáo\” mà Iran thực hiện trong vùng.

Ông Soleimani được cho là đã dùng hàng tỷ đô la từ tiền dầu khí của Iran vào các công tác bí mật của Lữ đoàn Quds thuộc Vệ binh Cách mạng ở nước ngoài, thực hiện tham vọng xây dựng Vành trăng Lưỡi liềm Shia, một mạng lưới các nhóm vũ trang thân Iran ở Trung Đông.

Hoạt động này đã gây phản ứng mạnh từ Hoa Kỳ và Israel.

Vì thế, sự xuất hiện và bài giảng của vị Ayatollah 80 tuổi có mục tiêu phản bác lại các suy nghĩ trái chiều, và củng cố tinh thần cho phe ủng hộ chính quyền trước bầu cử vào tháng 2 năm nay.

Mô hình thần quyền rạn nứt?

Iran là quốc gia theo thể chế \”tôn giáo thống trị dân sự\”, hay còn gọi là \”chính trị thần quyền\” (political theocracy).

Nhà nghiên cứu chính trị học Mỹ gốc Nhật, ông Francis Fukuyama, gọi Iran là thể chế \”pha trộn thần quyền và dân chủ có bầu cử\”.

Có trên 80 triệu dân, và là nước lớn ở Trung Đông, Iran có hệ thống nhà nước dân cử bình thường như nhiều quốc gia dân chủ.

Nhưng đứng trên đầu toàn bộ các lãnh đạo dân sự, kể cả các bộ trưởng, chủ tịch quốc hội, là Hội đồng Giám hộ (Council of the Guardians) và Lãnh đạo – giáo chủ tối cao.

Cơ chế Hội đồng Giám hộ này không do ai bầu ra mà do chính các giáo sĩ cao cấp (ayatollah – học giả Hồi giáo phái Shia) chọn ra với nhau.

Về nguyên tắc, họ chỉ chịu trách nhiệm trước Đấng Allah và có thể giải quyết mọi vấn đề dựa trên kinh sách cổ xưa.

\"Iran\"/
Image captionPhụ nữ Iran bị cấm làm nhiều thứ

Họ cũng chỉ định các thẩm phán của toà án tôn giáo có quyền diễn giải Kinh Koran để phán quyết về mọi lĩnh vực đời sống của người Iran, từ trang phục cho phụ nữ đến luật hình sự.

Hội đồng này có quyền dùng lý luận Hồi giáo để bác bỏ những quyết định của nhà nước.

Đứng trên hết là Lãnh tụ tối cao (Supreme Leader) cũng do một vị ayatollah nắm giữ.

Hiện nay ngài Khamenei giữ chức này, vốn không có nhiệm kỳ.

Tuy thế, cách điều hành đất nước qua nguyên tắc \”thần quyền vĩnh cửu\” của Iran đang có vấn đề.

Đầu tiên là sự thách thức của các đạo giáo khác đã có mặt hoặc xâm nhập vào Iran, bất chấp sự trừng phạt hà khắc chính quyền áp dụng cho mọi loại tôn giáo khác, bị cho là \”thực hành tà đạo\”.

Hiến pháp Iran công nhận nhiều tôn giáo ngoài đạo Hồi Shia, nhưng tín đồ Hồi giáo phái Sufi, người theo đạo Baha, và các nhóm Ki Tô du nhập thường xuyên tố cáo họ bị công an tôn giáo Iran ngăn cản, hành hạ.

Bên cạnh đó, lo ngại an ninh khiến chính quyền càng thu hẹp tầm nhìn, trong nhiều lĩnh vực đối nội và đối ngoại.

Hồi năm 2018, lãnh đạo tôn giáo Iran ra lệnh cấm dạy tiếng Anh ở cấp tiểu học, vì cho đón là cuộc \’xâm lược văn hóa\’ và Iran sẽ đẩy mạnh dạy ngôn ngữ Ba Tư và văn hóa Hồi giáo.

Đầu năm nay, các giáo sĩ ngăn cản nhiều đảng phái, ứng viên không đủ độ thân hữu với họ tham gia tranh cử.

Vừa qua, các giáo sĩ Iran loại bỏ hàng trăm ứng cử viên dân sự vì \”tư cách đạo đức\”, gây phản ứng từ chính Tổng thống Hassan Rohani, người bản thân là đại diện của Giáo chủ Tối cao trong cơ chế nhà nước.

Hôm 15/01, ông Rohani kêu gọi cần có \”sự đa dạng\” trong bầu cử đa đảng sau khi Hội đồng Giám hộ cấm tới 800 số ứng viên ra tranh 290 ghế trong Hạ viện vào ngày 21/02 năm nay.

Ông Rohani nói, \”đất nước không thể chỉ do một phái chính trị điều hành\”.

Cũng có tin từ ban tiếng Iran của BBC rằng nhiều quan chức nhà nước đã chia sẻ trên mạng xã hội tiếng Ba Tư (Persian) bức xúc của họ về \”nạn kiêu binh\” trong Vệ binh Cách mạng, và về tình hình kinh tế rất khó khăn.

\"\"/
Sinh viên đại học Shahid Beheshti nhất định không chịu giẫm lên cờ Mỹ và cờ Israel để tỏ thái độ phản kháng với chính phủ Iran

Phụ nữ Iran, nhất là trong giới trẻ, bắt đầu lên tiếng phản kháng chế độ kiểm soát tôn giáo quá khắc nghiệt với họ.

Hiện này, phụ nữ Iran chỉ được phép ăn mặc theo một vào kiểu do các giáo sĩ quy định và khi lên đại học cũng bị cấm học một số môn, vì \”không hợp với nguyên lý đạo Hồi\”.

Dù được phép chơi bóng đá và bóng chuyền, phụ nữ Iran bị cấm xem các môn này khi đội bóng là nam giới.

Bị Hoa Kỳ cấm vận, hiện kinh tế Iran đang tiếp tục sút giảm, và đến cuối 2020 bị teo đi thêm 10% so với cuối 2018.

Lạm phát trong năm 2019 luôn ở mức trên 20%, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới.

Bài Liên Quan

Leave a Comment