2.000 người giàu nhất thế giới nắm giữ tài sản nhiều hơn 4,6 tỉ người nghèo cộng lại

2.000 người giàu nhất thế giới nắm giữ tài sản nhiều hơn 4,6 tỉ người nghèo cộng lại

  • 20 tháng 1 2020
\"Một
Image captionMột cuộc biểu tình diễn ra vào ngày 18/1/2020 tại London, Anh. Đây là một phần của các cuộc biểu tình chống bất bình đẳng toàn cầu, diễn ra ở hơn 30 quốc gia trên thế giới.

Reuters dẫn số liệu từ báo cáo của Oxfam cho hay, năm 2019, 2.153 người giàu nhất thế giới nắm giữ tài sản nhiều hơn so với tổng tài sản của 4,6 tỉ người nghèo nhất thế giới.

22 người giàu nhất thế giới có nhiều của cải hơn tất cả phụ nữ ở Châu Phi.

Trong khi đó, CNN dẫn số liệu từ Liên hiệp quốc cho biết, 1% người giàu nhất thế giới có khối tài sản nhiều gấp đôi so với 6,9 tỷ người còn lại.

Theo Oxfam, bất bình đẳng toàn cầu đang vượt \”ngoài tầm kiểm soát\” vì những người phụ nữ phải làm những việc không công, không được hệ thống kinh tế toàn cầu công nhận; trong khi hệ thống này lại cho phép các tỷ phú tích lũy được khối tài sản khổng lồ.

Theo đó, phụ nữ và trẻ em gái làm những công việc không lương hoặc bị trả lương thấp đem lại cho nền kinh kinh tế toàn cầu 10,8 ngàn tỉ đô la mỗi năm, cao gấp ba lần so với ngành công nghệ, Oxfam cho biết hôm 20/1.

Trong báo cáo được công bố trước Diễn đàn kinh tế thế giới thường niên tổ chức tại Davos, Thụy Sĩ, tổ chức từ thiện có trụ sở ở Nairobi này cho biết, phụ nữ trên khắp thế giới phải làm việc 12,5 tỉ giờ mỗi ngày nhưng là những công việc không được công nhận hoặc bị trả lương thấp.

Amitabh Behar, Giám đốc điều hành Oxfam Ấn Độ, nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn: \”Chúng tôi muốn nhấn mạnh điều quan trọng là, động cơ của nền kinh tế nằm ở chính những công việc chăm sóc nhưng không được trả lương của phụ nữ. Và điều này cần phải thay đổi\”.

Số lượng tỉ phú tăng gấp đôi trong thập kỷ qua

Để làm nổi bật mức độ bất bình đẳng trong nền kinh tế toàn cầu, ông Behar viện dẫn trường hợp của một phụ nữ tên là Buchu Devi, ở Ấn Độ. Bà đã dành 16 đến 17 giờ mỗi ngày để làm những công việc như đi bộ 3 cây số để lấy nước, nấu ăn, chuẩn bị cho con đi học, rồi làm việc với mức lương rất thấp.

\”Devi không phải là trường hợp cá biệt. Tôi đã chứng kiến những người phụ nữ như vậy hàng ngày ở Ấn Độ, và đó cũng là câu chuyện phổ biến trên toàn thế giới. Chúng ta cần thay đổi điều này, và cần chấm dứt sự bùng nổ của những tỉ phú kiểu này,\” ông Behar nói.

Bản báo cáo dài 63 trang của Oxfam cũng cho rằng, các nhà lãnh đạo thế giới không làm đủ để giải quyết khoảng cách ngày càng lớn giữa người nghèo và người giàu.

\"Diễn
Image captionDiễn đàn Kinh tế thế giới lần thứ 50 diễn ra từ 21-24/1/2020 tại Davos với chủ đề \’Vì một thế giới gắn kết và bền vững hơn\”.

Báo cáo lập luận rằng, bất bình đẳng kinh tế được xây dựng trên sự bất bình đẳng giới.

Theo đó, các chính sách hiện tại vẫn cho phép nam giới nắm giữ các vị trí cao nhất ở các doanh nghiệp và chính phủ.

\”Phụ nữ đang thúc đẩy nền kinh tế thị trường bằng lao động rẻ và miễn phí, và họ cũng đang hỗ trợ nhà nước bằng các dịch vụ chăm sóc mà lẽ ra nó phải được cung cấp bởi khu vực công,\” báo cáo nêu rõ.

\”Những công việc không được trả lương của phụ nữ đang thúc đẩy một hệ thống kinh tế phân biệt giới tính, lấy tiền từ nhiều người và bỏ vào túi một số ít người.\”

Oxfam cảnh báo rằng dân số già và việc cắt giảm các dịch vụ công có nguy cơ làm tăng gánh nặng cho nhân viên chăm sóc xã hội và gây ra sự bất bình đẳng hơn nữa.

Ông Behar nói với Reuters rằng, để khắc phục điều này, các chính phủ nên bảo đảm rằng người giàu phải trả thuế, và dùng khoản tiền này để chi trả cho việc cải thiện nước sạch, hệ thống chăm sóc sức khỏe và xây dựng các trường học có chất lượng cao hơn. Từ đó, giảm gánh nặng cho phụ nữ.

\”Hãy xem, hiện 30 quốc gia trên thế giới đang có các cuộc biểu tình. Người dân xuống đường và họ nói gì? – Rằng họ không chấp nhận sự bất bình đẳng như vậy, họ sẽ không thể tiếp tục sống trong những điều kiện như vậy,\” ông nói.

Bài Liên Quan

Leave a Comment