Tòa ICJ: Myanmar phải ngăn không để dân Rohingya \’bị diệt chủng\’

Tòa ICJ: Myanmar phải ngăn không để dân Rohingya \’bị diệt chủng\’

\"Muslim
Image captionHơn nửa triệu người Hồi giáo được cho là còn đang sống ở bang Rakhine của Myanmar

Tòa án Công lý Quốc tế (IJC) hôm 23/1 ra lệnh cho Myanmar phải \”thực thi toàn bộ biện pháp\” để bảo vệ cộng đồng người Hồi giáo Rohingya, không được để xảy ra diệt chủng.

Ủy ban 17 thẩm phán thống nhất với yêu cầu Myanmar phải lưu giữ mọi bằng chứng để tòa có thể tiếp tục xem xét trong các phiên nghe lời khai tiếp theo.

Nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi đã đích thân đến tòa ở Hague để bảo vệ cho đất nước.

Hàng ngàn người Rohingya đã chết và hơn 700.000 người chạy sang Bangladesh khi quân đội thanh trừng năm 2017.

Gambia, với sự ủng hộ của 57 nước trong Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, nộp đơn kiện lên Tòa Công lý Quốc tế, cáo buộc Myanmar tội diệt chủng vì chiến dịch chống người Hồi giáo Rohingya.

\’Có ý định diệt chủng\’

Các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc tuyên bố cuộc bỏ chạy này là kết quả của một chiến dịch quân sự \”có ý định diệt chủng\”.

Myanmar giận dữ bác bỏ kết luận này, nói rằng hoạt động của họ là phản ứng hợp pháp vì cuộc tấn công của dân quân người Rohingya làm chết 13 an ninh.

Tòa án hôm 23/1 nói Myanmar phải báo cáo sau 4 tháng nữa về các biện pháp bảo vệ người Rohingya.

Trong diễn tiến đáng quan tâm, hôm 22/1, hơn 100 tổ chức dân sự Myanmar ra tuyên bố chung ủng hộ tòa quốc tế.

Họ nói bộ máy tư pháp Myanmar không đủ minh bạch.

Quân đội Liên bang Myanmar đã từng bị quốc tế rọi đèn vào, vì họ là bên đã gây ra các cuộc càn quyét, đuổi người Rohingya khỏi quê hương.

Tham mưu trưởng quân đội Myanmar Min Aung Hlaing và một số tướng lĩnh khác đã bị Hoa Kỳ trừng phạt, cấm nhập cảnh vào Mỹ.

\"Myanmar\'s
Image captionTham mưu trưởng quân đội Myanmar Min Aung Hlaing
\"Myanmar
Image captionAung San Suu Kyi

Phán quyết của tòa án quốc tế hôm 23/1 chỉ mới là bước đầu tiên, trong vụ xử có thể kéo dài nhiều năm.

Myanmar thừa nhận có một số sai phạm của lính, nhưng nói đây chỉ là diễn tiến không may trong tổng thể chiến dịch cần thiết chống các nhóm dân quân.

Một \”ủy ban độc lập\” do chính phủ Myanmar lập ra, mới vài ngày trước đã tuyên bố có bằng chứng tội ác chiến tranh, nhưng không thấy chính quyền có ý định diệt chủng.

ASEAN sẽ phải làm gì?

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) mà Việt Nam là chủ tịch luân phiên năm nay, đang bị kêu gọi phải lên tiếng mạnh hơn về vấn đề Rohingya.

Sheith Khidhir viết trên trang The ASEAN Post (22/01/2020) về uy tín \’hổ móm\’ (toothless tiger) của khối này.

\”Có thể, đây là lúc để các nước bên ngoài khối vốn ưu tiên nhân quyền hơn gây sức ép lên ASEAN để nêu trực diện vấn đề trở về an toàn của người Rohingya…

ASEAN phải hiểu rằng hệ lụy của việc nhận tiền từ Trung Quốc để các vụ vi phạm nhân quyền cứ tiếp tục không ai ngăn cản, sẽ chỉ là hại cho khối này về lâu dài.\”

Bài Liên Quan

Leave a Comment